Trẻ đi tướt mọc răng chân tay có lạnh không, nguy hiểm không?

Trẻ đi tướt mọc răng chân tay có lạnh không, nguy hiểm không?

Запишитесь на консультацию
Размер шрифта
  • По умолчанию
  • Больше

Trẻ nhỏ bước vào giai đoạn mọc răng nhạy cảm có thể bị sốt kèm theo một số biểu hiện bất thường làm nhiều bậc phụ huynh hoang mang, lo lắng như lạnh tay, lạnh chân. Vậy trên thực tế, trẻ đi tướt mọc răng chân tay có lạnh không, khắc phục thế nào? Mời bố mẹ cùng theo dõi, tìm hiểu ngay nhé!

Trẻ đi tướt mọc răng chân tay có lạnh không

Trẻ đi tướt mọc răng chân tay có lạnh không, biểu hiện thế nào?

Trẻ đi tướt mọc răng thường bị lạnh chân tay. Đây là tình trạng thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ giai đoạn mọc răng khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Ngoài ra, trẻ đến tháng mọc răng còn có một số biểu hiện khác điển hình như sau đây:

  • Một số trẻ mọc răng sốt cao 39 độ. Đây là cảnh báo nguy hiểm nên bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp. 
  • Trẻ đổ nhiều mồ hôi, mặt tím tái, nhợt nhạt và quấy khóc liên tục.
  • Hai bên má và môi của trẻ có biểu hiện hồng hào hơn bình thường.
  • Trẻ bị lạnh chân tay nhiều giờ, bàn chân và bàn tay tím tái.
  • Một số trẻ có thể bị tiêu chảy gây mất nước.

Ngoài ra, trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, người lờ đờ, uể oải, rét run nhiều giờ liên tục. Những biểu hiện bất thường trong giai đoạn mọc răng ở trẻ đều có thể để lại hậu quả khó lường sau này. Vì vậy, bố mẹ nên theo dõi tình trạng của trẻ sát sao và báo ngay cho bác sĩ nếu các triệu chứng không thuyên giảm.

Trẻ giai đoạn mọc răng có thể bị đi tướt và lạnh chân tay
Trẻ giai đoạn mọc răng có thể bị đi tướt và lạnh chân tay

Nguyên nhân khiến trẻ mọc răng chân tay lạnh

Theo các bác sĩ thì có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đi tướt và chân tay lạnh ở trẻ giai đoạn mọc răng, cụ thể như sau đây:

  • Trong giai đoạn mọc răng, phần nướu lợi của trẻ sẽ bị nứt ra để mầm răng nhú ra ngoài. Lúc này, vi khuẩn cùng các tác nhân bên ngoài có điều kiện xâm nhập, tấn công và gây viêm nhiễm. Cơ thể trẻ sẽ kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch, giải phóng ra chất gây co mạch máu và khiến chân tay bị lạnh.
  • Nhiều trường hợp trẻ mọc răng bị sốt và lạnh chân tay do virus gây ra. Virus tấn công vào các mạch máu trên cơ thể, khiến cho trung tâm điều nhiệt rối loạn hoạt động và làm cho trẻ lạnh chân tay. Ngoài ra, virus còn gây ra hàng loạt các biến chứng sức khỏe khó lường ở trẻ nên bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan, coi thường. 

Việc theo dõi sát sao các biểu hiện bất thường ở trẻ giai đoạn mọc răng và xác định chính xác nguyên nhân khiến trẻ lạnh chân tay sẽ giúp bố mẹ sớm tìm ra hướng xử lý hiệu quả, đảm bảo an toàn.

Trẻ mọc răng bị lạnh tay và đi tướt có thể do trẻ sốt cao hoặc virus tấn công khiến cho trung tâm điều nhiệt rối loạn
Trẻ mọc răng bị lạnh tay và đi tướt có thể do trẻ sốt cao hoặc virus tấn công khiến cho trung tâm điều nhiệt rối loạn

Trẻ đi tướt mọc răng và lạnh chân tay có nguy hiểm không?

Trên thực tế, trẻ đi tướt mọc răng chân tay lạnh nếu không sốt hoặc sốt dưới 39 độ C thì không nguy hiểm. Nhưng nếu trẻ bị lạnh chân tay, đi tướt nhiều kèm theo dấu hiệu sốt cao trên 39 độ không thuyên giảm thì rất nguy hiểm và bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay.

Trẻ sốt cao trên 39 độ kéo dài, da dẻ xanh xao, nhợt nhạt, người lờ đờ, mệt mỏi, bỏ ăn, lười bú không cải thiện kịp thời sẽ để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng tới sự phát triển thể chất, trí não sau này. Một số biến chứng nguy hiểm có thể kể đến là mất nước, di chứng về não, suy hô hấp,….

Nếu trẻ mọc răng bị đi tướt nhiều, chân tay lạnh kèm sốt cao trên 39 độ thì bố mẹ nên cho trẻ đi khám ngay
Nếu trẻ mọc răng bị đi tướt nhiều, chân tay lạnh kèm sốt cao trên 39 độ thì bố mẹ nên cho trẻ đi khám ngay

Trẻ mọc răng chân tay lạnh khắc phục thế nào?

Đối với trẻ mọc răng chân tay lạnh và đi tướt nhẹ thì bố mẹ có thể theo dõi tại nhà và tuân thủ theo các hướng dẫn của chuyên gia, cụ thể như sau đây:

  • Chườm ấm: Chườm ấm là biện pháp thường được áp dụng khi trẻ bị lạnh chân tay, đi tướt trong giai đoạn mọc răng. Chườm ấm giúp giãn nở các mạch máu dưới da, cải thiện quá trình lưu thông máu, giúp trẻ hạ sốt, giảm hiện tượng lạnh chân tay hiệu quả, đảm bảo an toàn.
  • Bổ sung nước: Trẻ lạnh chân tay, đi tướt nhiều sẽ có nguy cơ mất nước nghiêm trọng. Chính vì vậy, bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước ấm. Bổ sung nước đầy đủ sẽ giúp trẻ giảm hiện tượng chân tay lạnh, đồng thời ngăn ngừa mất nước, phòng ngừa nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.
  • Thuốc hạ sốt: Trẻ bị lạnh chân tay giai đoạn mọc răng nguyên nhân chủ yếu là do sốt. Bởi vậy, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp. Đối với paracetamol, bố mẹ cho trẻ uống 4 – 6 giờ/ lần với liều 10 – 15mg/kg/cân nặng.

Nếu các biểu hiện chân tay lạnh, đi tướt nhiều vẫn không thuyên giảm sau khi bố mẹ đã áp dụng các biện pháp cải thiện cần thiết thì hãy nhanh tay liên hệ với bác sĩ. Các bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận, đưa ra hướng điều trị an toàn, giúp trẻ ổn định sức khỏe một cách nhanh chóng nhất.

Bố mẹ nên cho trẻ uống nữa và ti sữa mẹ nhiều hơn trong giai đoạn mọc răng để hạn chế tình trạng mất nước
Bố mẹ nên cho trẻ uống nữa và ti sữa mẹ nhiều hơn trong giai đoạn mọc răng để hạn chế tình trạng mất nước

Lưu ý quan trọng khi trẻ mọc răng bị lạnh chân tay

Như đã chia sẻ, trẻ giai đoạn mọc răng bị lạnh chân tay, đi tướt là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của trẻ có vấn đề và bố mẹ không được chủ quan. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bố mẹ nên lưu lại để áp dụng trong trường hợp cần thiết:

  • Nhiều bố mẹ có suy nghĩ sai lầm rằng, khi trẻ bị lạnh chân tay thì cho con mặc quần áo kín, đi tất, đội mũ, ủ ấm,…. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, hành động này vô tình khiến cho trẻ khó thoát nhiệt, gây bít tắc tuyến mồ hôi và làm cho tình trạng sốt của trẻ trở nên trầm trọng hơn.
  • Khi trẻ bị sốt, đi tướt, lạnh chân tay trong giai đoạn mọc răng thì bố mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho trẻ. Đặc biệt là vitamin và chất đạm, các dưỡng chất này sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và vượt qua giai đoạn mọc răng dễ dàng, thuận lợi hơn.
  • Nếu trẻ thường xuyên quấy khóc, đau nhức răng thì bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng nướu gặm. Tuy nhiên, bố mẹ cần đảm bảo rằng, nướu gặm đã được tiệt trùng kỹ càng, sạch sẽ để ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn cho con.
  • Bố mẹ lưu ý vệ sinh khoang miệng thường xuyên cho trẻ bằng gạc chuyên dụng kết hợp nước muối sinh lý. Việc vệ sinh miệng sẽ giúp trẻ làm sạch nướu, lưỡi, hạn chế nhiễm khuẩn, ngăn ngừa sốt ở trẻ giai đoạn mọc răng hiệu quả, an toàn.
Bố mẹ cần đặc biệt chú ý vệ sinh sạch sẽ khoang miệng của trẻ trong giai đoạn mọc răng
Bố mẹ cần đặc biệt chú ý vệ sinh sạch sẽ khoang miệng của trẻ trong giai đoạn mọc răng

Mọc răng là giai đoạn khá nhạy cảm, bởi vậy nếu bố mẹ chăm sóc trẻ khoa học mà các dấu hiệu đi tướt nhiều, lạnh chân tay, sốt cao không đỡ thì nên đưa trẻ đến viện sớm để được bác sĩ kịp thời thăm khám, điều trị.

Hy vọng, qua những thông tin hữu ích trong nội dung bài viết trên đây, nha khoa Shark đã giúp bố mẹ giải đáp băn khoăn trẻ đi tướt mọc răng chân tay có lạnh không và các biện pháp khắc phục hiệu quả. Nếu còn thắc mắc, bố mẹ có thể liên hệ sớm với nha khoa Shark để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời nhé!

&nbsp

Оцените статью

Прокомментируйте статью

Отправить комментарий отправлять

СВЯЗАННЫЕ ЗНАНИЯ

Похожие видео

фоновое видео значок - играть

Причины выбрать Акулу Дентал

Баннер статьи 1

Причины выбрать Акулу Дентал

Разместить баннер 1 мб
Связаться с врачом

ЗАПИСАТЬСЯ НА КОНСУЛЬТАЦИЮ,
БЕСПЛАТНОЕ ОБСЛЕДОВАНИЕ

Запишитесь на консультацию
Проконсультируйтесь сейчас
Назначить встречу
1800 2069

Х

ЗАПИСАТЬСЯ НА ВСТРЕЧУ

За лучший сервис

ЗАПИСАТЬСЯ НА ВСТРЕЧУ

Х

ВЫБЕРИТЕ ВРЕМЯ

Сегодня день

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

ФОРМА ЗАПИСИ

Назначить встречу

ЗАПИСАТЬСЯ НА КОНСУЛЬТАЦИЮ,
БЕСПЛАТНОЕ ОБСЛЕДОВАНИЕ

Запишитесь на консультацию

Х