- По умолчанию
- Больше
Nếu không được điều trị kịp thời, vỡ áp xe răng có thể gây nên nhiều biến chứng, nghiêm trọng nhất có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng. Hãy theo dõi bài viết sau đây để biết thêm thông tin về cách điều trị an toàn và hiệu quả khi áp xe răng bị vỡ.
Vỡ áp xe răng là gì?
Vỡ áp xe răng là tình trạng ổ áp xe không được kiểm soát.
Theo đó, áp xe răng là một trong những bệnh lý nha khoa thường gặp ở nhiều người, ở nhiều độ tuổi khác nhau. Vấn đề này sẽ có thể gây ra nhiều cơn đau răng kéo dài, khiến cho răng bị gãy, vỡ, sứt mẻ, chấn thương và một số biến chứng nguy hiểm khác.
Khi gặp phải bệnh lý này, xung quanh chân răng sẽ xuất hiện ổ mủ, sưng đỏ và đau nhức khiến cho răng trở nên suy yếu, lung lay. Đồng thời, cơ thể sẽ suy nhược, sốt, xuất hiện cảm giác ăn không ngon, chán ăn, khó nuốt.
Vỡ áp xe răng sẽ tiết ra chất dịch có mủ, bạch cầu và vi khuẩn, đây là các yếu tố sẽ khiến cho khoang miệng có mùi hôi khó chịu. Tình trạng này sẽ bắt đầu thuyên giảm trong khoảng vài giờ, tuy nhiên không có nghĩa là bệnh lý đã được kiểm soát.
Không điều trị kịp thời khi áp xe răng bị vỡ sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng, làm ảnh hưởng những chiếc răng kế cận, vi khuẩn di chuyển theo đường máu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở các cơ quan khác.
Biểu hiện vỡ áp xe răng
Để xác định chính xác tình trạng vỡ áp xe răng, bạn cần dựa vào một số biểu hiện cơ bản như sau:
- Răng đau nhức nhiều, xuất hiện cơn đau đột ngột, và nghiêm trọng hơn so với cơn đau răng thông thường.
- Áp xe răng bị vỡ xuất hiện dịch mủ có mùi hôi, chất dịch này có thể có vị đắng hoặc mặn.
- Cơn đau sẽ bắt đầu suy giảm trong khoảng vài giờ, tuy nhiên chỉ mang tính chất tạm thời vì ổ viêm nhiễm vẫn chưa được xử lý triệt để.
- Tình trạng sẽ bùng phát nghiêm trọng hơn khi không kịp thời đến bác sĩ để thăm khám, cơn đau sẽ trở nên dữ dội, sưng đỏ và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vỡ áp xe răng có nguy hiểm không?
Vỡ áp xe răng là một vấn đề mang tính chất nguy hiểm ở mức cấp tính, do đó cần được tiến hành điều trị đúng cách càng sớm càng tốt.
Khi vỡ áp xe răng, vi khuẩn, bạch cầu và mủ sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến mô nướu xung quanh, khiến cho vấn đề viêm nhiễm càng trở nên nghiêm trọng hơn, vô tình tạo điều kiện giúp vi khuẩn di chuyển đến não, tim và các cơ quan khác thông qua đường mạch máu.
Các biến chứng của tình trạng vỡ áp xe
Tình trạng ổ áp xe răng bị vỡ nhưng không được điều trị kịp thời có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như sau:
- Nhiễm trùng xoang hàm:
Vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công vào xoang hàm, nhất là trong trường hợp vỡ áp xe răng ở hàm trên. Sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn sẽ khiến hình thành các ổ mủ, gây viêm nhiễm.
- Hoại tử sàn miệng
Khi bị vỡ áp xe răng, vi khuẩn sẽ tấn công sàn miệng và khiến cho cơ quan này bị tổn thương, nhiễm trùng. Khi không được xử lý kịp thời, đường thở sẽ bị trực tiếp ảnh hưởng và đe dọa đến tính mạng.
- Áp xe não
Áp xe não là một trong những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bị áp xe răng. Vấn đề này xuất hiện do vi khuẩn đi theo đường máu di chuyển đến não khiến cho cơ quan này bị nhiễm trùng. Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời sẽ có thể khiến người bệnh tử vong.
- Mất răng vĩnh viễn
Khi ổ áp xe quanh chân răng bị vỡ sẽ khiến cho răng bị hư hại và chết tủy răng, cuối cùng dẫn đến tình trạng răng lung lay và gãy rụng. Từ đó có thể thấy rằng, chức năng sinh lý của răng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi bị vỡ áp xe răng.
Các bước điều trị vỡ áp xe răng
Thông qua những thông tin vừa rồi có thể thấy, vỡ áp xe răng là một tình trạng nghiêm trọng cần được tiến hành điều trị kịp thời và đúng cách, nhằm ngăn chặn các biến chứng không mong muốn.
Không nên chủ quan khi cơn đau ổ áp xe suy giảm, thay vào đó, bạn cần nhanh chóng đến với cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị.
Xử lý khẩn cấp
Khi vỡ áp xe răng, bác sĩ sẽ tiến hành xử lý để kiểm soát hiệu quả tình trạng nhiễm trùng, ngăn chặn quá trình vi khuẩn lây lan đến những cơ quan lân cận, đồng thời kiểm soát cơn đau ở khoang miệng.
Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch ổ áp xe răng bị vỡ, kê đơn thuốc và thực hiện một số xét nghiệm như chụp CT, chụp X-quang để phục vụ tốt hơn cho quá trình điều trị.
Trong quá trình xử lý khẩn cấp, một số biện pháp thường được các bác sĩ áp dụng bao gồm:
- Làm sạch ổ áp xe răng:
Ổ áp xe cần được làm sạch để không tồn đọng dịch mủ và vi khuẩn trong chân răng, túi áp xe. Để thực hiện, các bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ hỗ trợ chuyên dụng, hướng dẫn khách hàng sử dụng nước muối sinh lý và nước súc miệng chuyên dụng.
- Dùng thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh
Tùy thuộc vào các tình trạng và triệu chứng nhất định, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng sinh thích hợp để diệt hại khuẩn, cải thiện đau nhức, giúp mô nướu nhanh chóng phục hồi.
Một số loại thuốc thường được bác sĩ sử dụng là: Ibuprofen, Paracetamol, Diclofenac,…
Tiến hành điều trị theo nguyên nhân
Căn cứ vào nguyên nhân khởi phát, bác sĩ sẽ xây dựng phương pháp điều trị thích hợp khi bị vỡ áp xe răng. Cách điều trị đúng đóng vai trò rất quan trọng, vì nếu không tiến hành điều trị dứt điểm và đúng cách, các ổ áp xe mới có thể hình thành và tiến triển nghiêm trọng hơn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể.
- Nguyên nhân khởi phát do sâu răng lây lan đến tủy
Tủy hư hại sẽ được loại bỏ hoàn toàn thông qua dụng cụ chuyên dụng, sau đó sử dụng vật liệu nha khoa để phục hình răng, giúp bảo tồn răng thật và cải thiện hiệu quả khả năng ăn nhai.
- Răng hoàn toàn bị hỏng
Trong trường hợp không thể phục hồi răng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng nhằm ngăn chặn tình trạng vi khuẩn lây lan sang những chiếc răng kế cận. Sau khi nhổ răng, bạn cần can thiệp các phương pháp phục hình răng đã mất để khôi phục khả năng ăn nhai.
- Đối với một số trường hợp khác
Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật túi nha chu, ghép nướu hoặc trám răng để chữa trị khi vỡ áp xe răng, cũng như kiểm soát các triệu chứng lâm sàng.
Phương pháp phòng ngừa vỡ áp xe răng
Vỡ áp xe răng chính là hệ quả của tình trạng áp xe răng nhưng không được kiểm soát. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả để có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tối ưu.
- Chủ động thăm khám và chăm sóc sức khỏe răng miệng ngay từ khi vấn đề vừa khởi phát, không nên chủ quan trong việc điều trị.
- Sử dụng bàn chải có lông chải mềm để không làm tổn thương các mô mềm trong khoang miệng. Thay bàn chải đánh răng đúng định kỳ trong khoảng 2-3 tháng 1 lần.
- Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày. Nên sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch kẽ răng, sử dụng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng để bảo vệ khoang miệng trước sự tấn công của hại khuẩn.
- Tăng cường bổ sung cho cơ thể thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như rau xanh, trái cây, thực phẩm chứa nhiều flour, canxi,…
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để khoang miệng được làm sạch tự nhiên, hạn chế sự hoạt động của hại khuẩn.
- Hạn chế sử dụng thức ăn, thức uống có chứa nhiều axit, hạn chế sử dụng bia rượu và hút thuốc lá.
- Có thể sử dụng thảo dược để ức chế sự hoạt động của hại khuẩn, chống viêm, hỗ trợ phục hồi mô nướu tổn thương: Lá trầu không, đinh hương, lá bạc hà,…
- Nên khám răng miệng ít nhất 2 lần mỗi năm theo khuyến cáo của nha sĩ để có thể kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề răng miệng (nếu có).
Vỡ áp xe răng là một vấn đề nghiêm trọng, không nên chủ quan đối với bệnh lý này, vì điều này có thể khiến cho tình trạng nhiễm trùng lan rộng hơn và làm ảnh hưởng đến những cơ quan lân cận, trực tiếp tác động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Tuy nhiên, vấn đề này có thể được kiểm soát tốt nếu phát hiện và điều trị đúng cách tại những cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng. Liên hệ với Акула Стоматология qua số Горячая линия 1800 2069 hoặc 0941 623 322 để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết về cách chữa trị, chăm sóc và phòng ngừa áp xe răng.
Прокомментируйте статью