- По умолчанию
- Больше
Hiện nay, các bệnh lý về răng miệng ngày càng phổ biến, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi người. Một trong số đó là vôi răng dưới nướu – đây không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng nếu để lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường.
Vậy tình trạng này làm sao để điều trị? Hãy cùng Акула Стоматология theo dõi thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp!
Vôi răng dưới nướu là gì?
Vôi răng dưới nướu là kết quả của vi khuẩn, mảng bám thức ăn tích tụ dưới chân răng, tạo thành cao răng cứng có màu từ vàng sang nâu sậm. Khi lớp vôi răng để lâu thì sẽ rất cứng và khó lấy ra bằng dụng cụ thông thường, đặc biệt là những lớp cao răng dưới nướu.
Tình trạng vôi răng dưới lợi có nguy hiểm không?
Lớp cao răng được xem là một trong nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh lý nguy hiểm cho răng miệng. Vi khuẩn ẩn nấp trong lớp cao răng chính là tác nhân gây ra sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, tụt lợi.
Gây viêm lợi
Bệnh lý viêm lợi chính là một trường hợp phổ biến do vi khuẩn trong lớp cao răng tấn công, gây ra tình trạng sưng đỏ, đau nhức, thậm chí chảy máu trong khoang miệng.
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm lợi sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Bên cạnh đó, viêm lợi còn khiến vệ sinh răng miệng khó khăn do nướu đau và rất dễ chảy máu khi có lực tác động vào.
Gây viêm nha chu
Trong trường hợp viêm lợi không được điều trị kịp thời và triệt để sẽ gây ra bệnh viêm nha chu. Lúc này, hệ thống dây chằng, túi nha chu, xương ổ răng đều bị viêm nhiễm.
Khi bị bệnh viêm nha chu, bạn không chữa trị sẽ làm các mô xung quanh bị tổn thương, thậm chí có thể mất răng. Những triệu chứng thường gặp khi bị viêm nha chu: chảy máu chân răng, sưng nướu và đau nhức gây khó chịu.
Gây sâu răng dưới nướu
Khi vôi răng dưới nướu sẽ khiến vi khuẩn trong lớp cao răng tác động tới răng gây sâu răng. Cụ thể, vi khuẩn trong lớp cao răng tiếp xúc với đường, chúng sẽ tạo thành axit, gây phá hủy mô cứng và dẫn tới sâu răng.
Tình trạng sâu răng dưới nướu có thể gây ra chân răng bị đen và làm giảm chức năng ăn nhai. Bệnh lý này thường xảy ra phổ biến ở mọi độ tuổi, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác như áp xe răng hoặc mất răng.
Hơn thế nữa, khi sâu răng không được điều trị sẽ lan dần ra thân răng và ăn sâu vào tủy răng, gây ra tình trạng viêm nhiễm tủy và hoại tử tủy.
Làm tụt chân răng
Khi vôi răng dưới nướu quá cứng và nhiều sẽ gây ra tình trạng tụt nướu (tụt lợi). Tụt lợi xảy ra khi các mô mềm liên kết giữa răng và xương hàm bị tổn thương, khiến răng bị lỏng lẻo và dời ra khỏi vị trí ban đầu.
Tình trạng tụt lợi không được điều trị kịp thời sẽ gây mất răng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng.
Nếu gặp tình trạng vôi răng dưới nướu, bạn nên điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế các biến chứng nguy hiểm xảy ra hoặc tìm hiểu thêm các cách trị tụt nướu răng tại nhà để điều trị. Từ đó bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Lấy vôi răng dưới nướu có gây chảy máu không?
Với tình trạng vôi răng tích tụ dưới nướu, việc chải răng hay lấy vôi răng đều gây ra chảy máu chân răng. Trong kỹ thuật lấy vôi răng, với sự phát triển của công nghệ nha khoa hiện đại, quá trình lấy vôi được kiểm soát chặt chẽ và hạn chế tình trạng đau nhức và chảy máu răng.
Khi lấy vôi răng, bạn có thể xảy ra tình trạng chảy máu và đau nhức. Tuy nhiên, nó sẽ không kéo dài quá lâu, bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ có các biện pháp xử lý giúp khách hàng thoải mái và ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng.
Nếu tình trạng chảy máu kéo dài, kèm theo triệu chứng sốt, đau nhức,… thì bạn cần tới bác sĩ để được kiểm tra và xử lý dứt điểm.
Thông thường, nguyên nhân xảy ra tình trạng này do tay nghề của bác sĩ chưa tốt, chưa thực hiện đúng kỹ thuật nên gây tổn thương tới các mô mềm quanh chân răng.
Có thể bạn quan tâm: Bị viêm lợi có nên lấy cao răng?
Quy trình lấy vôi răng dưới lợi chuẩn Y khoa
Quá trình lấy cao răng không quá phức tạp, thực hiện nhanh chóng chỉ khoảng 15 – 30 phút. Tuy nhiên, bác sĩ cần thực hiện theo đúng quy trình và đảm bảo an toàn Y khoa để không xảy ra sai sót trong quá trình lấy vôi răng.
Quy trình lấy vôi răng đúng kỹ thuật sẽ thực hiện qua các bước sau:
- Bước 1: Thăm khám và đánh giá sức khỏe răng miệng
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng và xác định mức độ ảnh hưởng của vôi răng dưới nướu. Từ đó tư vấn cho khách hàng phương pháp phù hợp và lên phác đồ điều trị cho từng trường hợp cụ thể.
- Bước 2: Tiến hành lấy cao răng
Bác sĩ vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, tiêm thuốc gây tê và tiến hành lấy cao răng. Bác sĩ sử dụng máy cạo vôi răng siêu âm để tác động lên các mảng bám xung quanh răng và nướu. Từ đó, các mảng bám cứng đầu trên cao răng sẽ được lấy ra dễ dàng.
- Bước 3: Đánh bóng răng và kết thúc quá trình lấy vôi răng
Sau khi các mảng bám đã được loại bỏ hết, bác sĩ sẽ sử dụng máy đánh bóng chuyên dụng để làm sạch răng một lần nữa. Qua đó, bề mặt trắng sẽ trở nên sạch sẽ và sáng bóng.
Cuối cùng, bác sĩ sẽ hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc răng miệng và hẹn lịch tới lấy vôi răng định kỳ để tình trạng cao răng dưới nướu không tái phát.
Tình trạng vôi răng dưới nướu xảy ra ở tất cả mọi độ tuổi, do đó, không được chủ quan mà cần điều trị triệt để để tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra. Bạn nên lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín để lấy cao răng dưới nướu – đây là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng và giúp tăng tính thẩm mỹ của hàm răng.
Прокомментируйте статью