Chảy máu chân răng không cầm được là bệnh gì? Cách xử lý

Chảy máu chân răng không cầm được là bệnh gì? Cách xử lý

报名咨询
字体大小
  • 默认

Chảy máu chân răng là dấu hiệu cực kỳ phổ biến và có thể gặp ở mọi đối tượng hiện nay. Tuy nhiên, nếu bạn bị chảy máu chân răng không cầm được thì hãy cẩn thận, bởi đây là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo các bệnh lý bất thường.

Vậy đó là các bệnh gì? Hãy cùng chuyên gia nha khoa Shark tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Chảy máu chân răng không cầm được do nguyên nhân nào gây ra?

Theo các chuyên gia, chảy máu chân răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân thường ngày như vệ sinh răng miệng kém, tác động lực vào chân răng, cắn phải vật cứng,…

Còn chảy máu chân răng không ngừng thì lại là triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm sau đây:

Viêm nướu răng

Nghiên cứu y khoa cho biết, hiện tượng xung quanh nướu răng tồn tại nhiều cao răng sẽ tạo môi trường thích hợp để vi khuẩn ngày càng phát triển.

Lúc này, phần nướu răng sẽ bị phù nề, sưng đỏ và khiến bạn dễ bị chảy máu chân răng, nhất là khi thực hiện hành động nhai, cắn, đánh răng,…

Chảy máu chân răng không cầm được do viêm nha chu

Có thể bạn chưa biết, viêm nướu lợi kéo dài là một trong số nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm nha chu.

Bệnh sẽ khiến cho xương ổ răng và khu vực lợi bị viêm nhiễm khiến trọng, từ đó dẫn đến triệu chứng chảy máu chân răng khó cầm mà nhiều người gặp phải hiện nay.

Triệu chứng chảy máu chân răng khó cầm cảnh báo bệnh viêm nha chu
Triệu chứng chảy máu chân răng khó cầm cảnh báo bệnh viêm nha chu

Bệnh bạch cầu làm chảy máu chân răng

Các chuyên gia cho biết, bệnh bạch cầu sẽ phá hủy cấu trúc tiểu cầu. Đây là nguyên nhân điển hình khiến máu khó đông hơn.

Do vậy, nếu bạn đang mắc phải bệnh bạch cầu và vô tình tác động một lực gây chảy máu chân răng thì máu chảy ra sẽ khó cầm được.

Bệnh tiểu đường

Bạn hoặc người thân đang phải khó chịu và lo lắng về hiện tượng chảy máu chân răng không cầm được thì có thể đây là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu y khoa cho biết, khi lượng đường trong máu tăng cao bất thường, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ có điều kiện để gây ra viêm chân răng và các bệnh lý khác.

Do rối loạn đông máu

Nói đến triệu chứng chảy máu chân răng khó cầm thì không thể bỏ qua nguyên nhân rối loạn đông máu nguy hiểm. Do đó, ngay khi gặp các vấn đề bất thường tại răng miệng, bạn cần phải đến ngay cơ sở nha khoa để tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.

Thiếu vitamin C nặng gây chảy máu chân răng

Y học hiện đại đã chứng minh được, hoạt chất vitamin C có tác dụng quan trọng trong quá trình phát triển mô cơ và cải thiện các vết thương trên cơ thể.

Chính vì vậy, nếu bạn đang bị thiếu hụt vitamin C nặng nề, bạn sẽ có nguy cơ cao bị chảy máu chân răng và các bệnh viêm nhiễm khác.

Thiếu hụt vitamin C làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng
Thiếu hụt vitamin C làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng

Bệnh tiểu cầu

Bệnh tiểu cầu là nguyên nhân hàng đầu khiến cho liên kết giữa các tế bào máu suy yếu và dễ dẫn đến hiện tượng chảy máu chân răng không cầm được.

Đây cũng là căn bệnh nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng mà bạn không nên coi thường.

Có vật bị kẹt ở giữa các răng

Tình trạng chảy máu chân răng không cầm được có thể xuất phát bởi nguyên nhân có vật bị kẹt ở giữa các răng. Đặc biệt ở những thức ăn có độ cứng cao và không nhẵn mịn ở bề mặt.

Do hút thuốc lá

Thói quen hút thuốc lá có thể làm suy giảm hệ miễn dịch ở nướu. Tình trạng này không gây ra hậu quả tức thời, nhưng những tác động dai dẳng và âm thầm có thể khiến mọi người quan ngại hơn.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người thường xuyên hút thuốc lá sẽ có tỷ lệ chảy máu chân răng cao hơn so với những người không hút thuốc.

Mô mềm bị tổn thương

Những mô mềm xung quanh chân răng rất dễ bị tổn thương. Với các tác động mạnh như cọ xát hoặc đánh răng sai cách đều có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng không cầm được.

Bị áp xe chân răng

Tình trạng áp xe chân răng hình thành chủ yếu do chân răng bị chảy máu trong thời gian dài, thậm chí xuất hiện túi mủ. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng, không điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng hơn.

Tình trạng áp xe chân răng hình thành chủ yếu do chân răng bị chảy máu trong thời gian dài, thậm chí xuất hiện túi mủ
Tình trạng áp xe chân răng hình thành chủ yếu do chân răng bị chảy máu trong thời gian dài, thậm chí xuất hiện túi mủ

Bị tiêu xương chân răng

Tiêu xương chân răng sẽ gây nên tác động tiêu cực đến cơ chế nhai nuốt trong hoạt động ăn uống. Khi không được chữa trị theo liệu trình cụ thể của bác sĩ nha khoa, vấn đề này có thể kéo theo tình trạng chảy máu chân răng, trực tiếp ảnh hưởng đến các vùng lân cận.

>>>Xem thêm: Nuốt máu răng có sao không?

Răng sắp gãy rụng bị lung lay

Những chiếc răng bị lung lay và sắp gãy rụng sẽ tạo ra các tác động nhất định đến quá trình sinh hoạt thường ngày của bạn. Khi răng cọ xát trực tiếp vào nướu răng có thể gây chảy máu.

Chế độ ăn uống không phù hợp

Những yếu tố liên quan đến khẩu phần ăn không cung cấp đầy đủ dưỡng chất, hoặc ăn uống sai cách đều có thể làm ảnh hưởng đến quá trình đông máu.

Mặt khác, việc sử dụng những thức ăn thô cứng cũng có thể gây nên một số vấn đề nhất định đối với nướu răng.

Suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt trầm trọng các loại dưỡng chất thiết yếu, kéo theo nguy cơ suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công.

Do đó, tình trạng chảy máu chân răng không cầm được có thể trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến nhiều hệ lụy khác.

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt trầm trọng các loại dưỡng chất thiết yếu, kéo theo nguy cơ suy giảm hệ miễn dịch
Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt trầm trọng các loại dưỡng chất thiết yếu, kéo theo nguy cơ suy giảm hệ miễn dịch

Rối loạn chảy máu dẫn đến việc chảy máu chân răng không cầm được

Rối loạn chảy máu là tình trạng máu được cung cấp quá nhiều với áp suất khá lớn và làm vỡ một số mao mạch. Khi gặp phải tình trạng này, quá trình đông máu ở bạn có thể diễn ra không như bình thường.

Do di truyền

Trong máu có tính di truyền tương đối cao, do đó, các bệnh lý về máu có thể di truyền theo quan hệ ruột thịt. Vấn đề máu khó đông hoặc xuất huyết chân răng có thể xuất hiện ở ông bà, cha mẹ cho đến con cháu cùng huyết thống.

Bị chảy máu chân răng không cầm được có nguy hiểm không?

Có thể khẳng định rằng, bị chảy máu chân răng khó cầm là hiện tượng hết sức nguy hiểm.

Việc cơ thể đột ngột thiếu đi một lượng máu lớn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng và làm gián đoạn hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể.

Chính vì vậy, nếu bạn thường xuyên gặp phải triệu chứng khó chịu này thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được xử lý và có biện pháp điều trị đúng nguyên nhân, đạt hiệu quả cao.

Bị chảy máu chân răng là tình trạng hết sức nguy hiểm mà bạn chớ nên coi thường
Bị chảy máu chân răng là tình trạng hết sức nguy hiểm mà bạn chớ nên coi thường

Những biện pháp ngăn ngừa hiện tượng chảy máu chân răng

Việc phòng ngừa triệu chứng chảy máu chân răng là hết sức cần thiết và quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa tình trạng này mà bạn có thể tham khảo thêm:

  • Bạn cần phải đảm bảo thực hiện vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách đánh răng ít nhất mỗi ngày 2 lần, súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng,… Vệ sinh răng miệng sẽ giúp loại bỏ các mảng bám thức ăn còn dư thừa, đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa bệnh lý viêm nhiễm gây chảy máu chân răng.
  • Khi vệ sinh răng miệng, bạn nên lưu ý sử dụng các loại bàn chải có lông mềm để hạn chế việc tổn thương nướu lợi và gây chảy máu chân răng. Ngoài ra, hãy thay thế bàn chải thường xuyên để đảm bảo an toàn tối đa cho sức khỏe răng miệng bạn nhé!
  • Giữ tâm lý thoải mái, duy trì lối sống khoa học cũng là những việc được chuyên gia khuyến khích giúp phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm tại khoang miệng.
Việc phòng ngừa triệu chứng chảy máu chân răng là hết sức cần thiết và quan trọng
Việc phòng ngừa triệu chứng chảy máu chân răng là hết sức cần thiết và quan trọng
  • Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại thực phẩm giàu vitamin C, K, sắt, kẽm,… Những thực phẩm kể trên góp phần nâng cao sức khỏe và phòng ngừa các bệnh gây ra triệu chứng chảy máu chân răng không cầm được.
  • Chú ý ăn nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, đường,… Ngoài ra, bạn cũng cần phải hạn chế đến mức tối đa việc uống các loại đồ uống chứa cồn, gas, hóa chất độc hại như rượu bia, cà phê, trà,…
  • Thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc ít nhất 3 đến 6 tháng/ lần để phát hiện, đánh giá tình trạng răng miệng và có biện pháp xử lý kịp thời.

Chảy máu chân răng không cầm được là triệu chứng nguy hiểm, cảnh báo nhiều bệnh lý răng miệng tiềm ẩn đằng sau mà bạn không nên coi thường.

Hy vọng rằng, những thông tin hữu ích nha khoa Shark chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn phần nào hiểu được nguyên nhân cũng như cách điều trị, phòng ngừa hiện tượng chảy máu chân răng khó cầm. 

&nbsp

给文章评分

对文章发表评论

提交评论 发送

相关知识

选择鲨鱼牙科的理由

文章横幅 1

选择鲨鱼牙科的理由

发布横幅 1 mb
联系医生

注册咨询,
免费考试

报名咨询
立即咨询
预约
1800 2069

X

预约

为了最好的服务

预约

X

选择时间

今天,一天

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

预约表

预约

注册咨询,
免费考试

报名咨询

X