Hướng dẫn 2 cách ngâm rượu cau chữa sâu răng đơn giản

Hướng dẫn 2 cách ngâm rượu cau chữa sâu răng đơn giản

报名咨询
字体大小
  • 默认

Cau có tác dụng chữa các bệnh về răng lợi nhờ có thành phần diệt khuẩn, thanh trùng và ngăn ngừa sâu răng. Nhiều người quan tâm về cách ngâm rượu cau chữa sâu răng được thực hiện như thế nào. Dưới đây là 2 cách làm đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.

cách ngâm rượu cau chữa sâu răng

Sử dụng rượu cau có chữa được sâu răng không?

Theo kinh nghiệm dân gian, cây cau có nhiều tác dụng chữa bệnh. Vỏ cau được cho là có khả năng giúp loại bỏ chứng chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu. Trong khi hạt cau lại có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ thận, dạ dày và tim.

Hỗn hợp rượu cau, có vị cay, hơi chát và tính ấm, được nghiên cứu có khả năng kháng khuẩn tốt. Nồng độ cồn trong rượu kết hợp với trái cau sẽ tăng cường khả năng sát khuẩn, đồng thời làm cho răng chắc khỏe. Do đó, việc sử dụng rượu cau để chữa đau răng sẽ mang lại hiệu quả cao.

Thường thì đau răng có hai nguyên nhân chính là sâu răng và viêm lợi. Ngâm hạt cau trong rượu sẽ giúp giảm các triệu chứng của hai bệnh này một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, rượu cau chỉ có tác dụng tạm thời và không thể điều trị triệt để vi khuẩn gây bệnh. Khi ngừng sử dụng, bệnh lý có thể tái phát vào bất cứ thời điểm nào. Ngoài ra, đau răng bắt nguồn từ những nguyên nhân như răng bị sứt mẻ, mòn men răng, viêm tủy răng, mọc răng khôn,…thì việc chữa đau răng bằng rượu cau không mang lại kết quả mong muốn.

Vì vậy, cần xem xét các biện pháp nha khoa để điều trị đau răng một cách an toàn, nhanh chóng. Chỉ khi được bác sĩ can thiệp, nguyên nhân gây đau răng mới được chẩn đoán chính xác và loại bỏ triệt để, từ đó tránh được cơn đau tái phát.

Cách ngâm rượu cau chữa sâu răng có giá trị cao, chữa trị được sâu răng và nhiều bệnh khác
Cách ngâm rượu cau chữa sâu răng có giá trị cao, chữa trị được sâu răng và nhiều bệnh khác

2 cách ngâm rượu cau chữa sâu răng hiệu quả

Trái cau giúp chữa các bệnh lý về răng miệng rất hiệu quả, đặc biệt là sâu răng và đau răng. Theo kinh nghiệm dân gian, bài thuốc chữa sâu răng có thể dùng hạt cau tươi hoặc hạt cau khô để ngâm với rượu. Vậy cách ngâm rượu cau cụ thể như thế nào?

Cách ngâm rượu hạt cau tươi

Làm rượu cau rất đơn giản, chỉ mất ít thời gian, bạn sẽ có thể sở hữu một bình rượu cau để lưu trữ trong nhà. Loại rượu này rất hữu ích trong những lúc cần điều trị sâu răng, viêm răng, viêm lợi và cải thiện độ chắc khỏe cho răng.

Chuẩn bị nguyên liệu: 20 – 25 trái cau tươi, 1 lít rượu trắng, bình hoặc chai thuỷ tinh.

Cách thực hiện:

  • Trái cau đem bổ dọc, tách hạt riêng.
  • Tiếp theo, chọn những hạt cau chắc, mẩy, không bị hỏng cho vào bình thuỷ tinh.
  • Sau đó, đổ rượu trắng vào theo tỷ lệ ⅓ hay 1kg hạt sẽ tương đương với 3 lít rượu.
  • Đậy kín bình và để vào chỗ khô ráo. Trong 30 ngày có thể lấy ra dùng.

Công dụng: Giảm đau răng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn chặn sâu răng lan rộng và giúp răng chắc khỏe.

Cách dùng: Lấy rượu trắng ngậm trong miệng 15 phút, súc miệng và nhổ đi. Mỗi ngày nên ngậm từ 2 – 3 lần để ngăn ngừa được sâu răng thâm nhập và phát triển.

Mỗi ngày 2 - 3 lần, ngậm rượu cau 15 phút để răng chắc khỏe và giảm cơn đau sâu răng.
Mỗi ngày 2 – 3 lần, ngậm rượu cau 15 phút để răng chắc khỏe và giảm cơn đau sâu răng.

Cách ngâm rượu hạt cau khô

Hạt cau khô có công dụng hỗ trợ tiêu hoá, chống viêm, trị giun sán, lợi tiểu. Ngoài ra, vị thuốc đông y này khi ngâm với rượu trắng có khả năng chữa sâu răng rất hiệu quả. Cách làm rất đơn giản.

Chuẩn bị nguyên liệu: Chọn vừa đủ hạt cau khô đã phơi 4 – 5 tiếng ngoài nắng to, rượu trắng, bình hoặc chai thuỷ tinh.

Cách thực hiện:

  • Hạt cau khô đem bỏ vào chảo và sao vàng trong 3 – 4 phút sau đó để nguội và cho vào bình.
  • Tiếp theo, đổ rượu vào bình theo tỉ lệ ⅛, tức là 1kg hạt cau khô thì tương đương với 8 lít rượu trắng.
  • Sau đó, đậy kín miệng bình trong khoảng 40 ngày là sử dụng được.

Công dụng: Giống như cách ngâm rượu với hạt cau tươi, đều có công dụng giảm tình trạng sâu răng, chữa viêm nướu, đồng thời loại bỏ mảng bám và giúp hàm răng chắc khỏe.

Cách dùng: Tương tự như trên, bạn lấy một ít rượu cau ngậm trong 15 phút, súc miệng và nhổ đi. Có thể ngậm trước khi đi ngủ (sau khi đánh răng xong) hoặc sau khi thức dậy. Thực hiện đều đặn hàng ngày để mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Cách thực hiện, công dụng và cách dùng của cả hai cách ngâm rượu cau trên là như nhau
Cách thực hiện, công dụng và cách dùng của cả hai cách ngâm rượu cau trên là như nhau

Một số lưu ý khi thực hiện cau ngâm rượu trị sâu răng

Rượu cau được cho là hiệu quả trong việc chữa các bệnh liên quan đến răng và lợi. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bạn cần nắm rõ một số lưu ý sau:

  • Thực chất rượu cau chỉ có tác dụng ức chế vi khuẩn chứ không thể điều trị triệt để vi khuẩn gây bệnh. Khi ngừng sử dụng rượu cau, bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào.
  • Người dùng không nên uống rượu cau vì có thể gây ngộ độc và ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng.
  • Sau khi ngậm rượu cau, không súc miệng lại bằng nước sạch hoặc nước muối. Cũng không nên ăn gì sau khi ngậm rượu cau trong khoảng 30 phút.
  • Nếu bạn cảm thấy rượu cau quá cay, ban đầu có thể pha loãng với ít nước hoặc ngậm từng ít một để dễ ngậm hơn.
  • Tuyệt đối không nên nuốt rượu cau vào dạ dày vì có thể gây say và ngộ độc.
  • Đối với những người bị đau răng do răng khôn mọc, răng vỡ, viêm tủy răng, mòn men răng, việc ngâm rượu cau để chữa đau răng không thể mang lại hiệu quả như mong đợi.

Bài viết trên đã chia sẻ tới bạn 2 cách ngâm rượu cau chữa sâu răng đơn giản, được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đây không phải là phương pháp chữa bệnh mà chỉ là các mẹo dân gian để giảm triệu chứng tạm thời. Nếu việc sử dụng rượu cau không giúp giảm triệu chứng của bệnh, tốt nhất là bạn nên đến nha khoa để được kiểm tra và điều trị.

&nbsp

给文章评分

对文章发表评论

提交评论 发送

相关知识

选择鲨鱼牙科的理由

文章横幅 1

选择鲨鱼牙科的理由

发布横幅 1 mb
联系医生

注册咨询,
免费考试

报名咨询
立即咨询
预约
1800 2069

X

预约

为了最好的服务

预约

X

选择时间

今天,一天

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

预约表

预约

注册咨询,
免费考试

报名咨询

X