Vi khuẩn sâu răng: Cơ chế hoạt động và tác hại nguy hiểm

Vi khuẩn sâu răng: Cơ chế hoạt động và tác hại nguy hiểm

报名咨询
字体大小
  • 默认

Theo thống kê, có đến hơn 80% người trưởng thành bị mắc bệnh sâu răng. Tác nhân chính của bệnh lý này chính là sự trú ngụ và tấn công của vi khuẩn sâu răng. Nếu không nhanh chóng can thiệp, vi khuẩn sẽ tiếp tục sinh sôi, dẫn đến nhiều hệ lụy khác. Vì vậy, bạn cần có biện pháp ngăn ngừa hoạt động của chúng. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để biết thêm thông tin chi tiết.

Vi khuẩn sâu răng

Vi khuẩn sâu răng và cơ chế hoạt động

Cơ chế hoạt động cơ bản của vi khuẩn gây sâu răng chính là lên men các thức ăn có chứa Carbohydrate và chuyển hóa chúng thành Axit. Cụ thể, Carbohydrate có chứa rất nhiều trong tinh bột, đường,… Vì vậy, người ăn nhiều đường và tinh bột sẽ có nguy cơ bị sâu răng cao hơn.

Lượng Axit được tiết ra trong quá trình lên men làm cho nồng độ pH trong khoang miệng giảm xuống <5. Môi trường pH thấp làm cho cấu trúc răng nhanh chóng bị phá hủy, trước tiên là men răng, sau đó lan rộng sang ngà răng và tủy răng. Vấn đề này làm tổn thương các mô cứng ở răng và hình thành bệnh lý sâu răng. Sâu răng càng tiến triển, cấu trúc răng càng bị tổn thương.

Vi khuẩn gây sâu răng dựa vào cơ chế chuyển hóa Carbohydrate thành Axit
Vi khuẩn gây sâu răng dựa vào cơ chế chuyển hóa Carbohydrate thành Axit

Vi khuẩn sâu răng trú ngụ ở đâu?

Khoang miệng chính là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn gây sâu răng. Ngoài ra, chúng cũng có thể sống trong các thức ăn có chứa nhiều đường và tinh bột. Vi khuẩn sâu răng tích tụ chủ yếu ở mảng bám và cao răng ở trên bề mặt men răng, thậm chí ở kẽ răng và nướu răng.

Đối với các trường hợp khoang miệng không được vệ sinh sạch sẽ, càng dễ hình thành mảng bám và cao răng. Đây chính là môi trường rất lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn, tăng nguy cơ làm ảnh hưởng, tổn thương cấu trúc của răng.

Vi khuẩn gây sâu răng trú ngụ chủ yếu trong khoang miệng
Vi khuẩn gây sâu răng trú ngụ chủ yếu trong khoang miệng

Các loại vi khuẩn sâu răng thường gặp

Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học đã phát hiện và công nhận sự tồn tại của 4 loại vi khuẩn gây sâu răng: Streptococcus Mutans, Lactobacilli, Actinomyces và Candida Albicans. 

Streptococcus Mutans

Trong số các vi khuẩn sâu răng, Streptococcus Mutans là loại phổ biến nhất. Tên gọi khác của vi khuẩn Streptococcus Mutans là S.Mutans, chúng chứa các phân tử Polypeptide tạo ra liên kết đồng hóa trị.

Vi khuẩn Streptococcus Mutans gây sâu răng bằng cách tiết ra men Gtase, chuyển hóa Sucrose thành Glucan. Đây cũng là lý do giải thích vì sao Streptococcus Mutans có khả năng bám dính trên bề mặt răng lâu hơn so với các loại vi khuẩn khác.

Sau khi bám trên bề mặt răng, vi khuẩn Streptococcus Mutans lên men và chuyển hóa đường có trong thức ăn thành Axit Lactic. Loại Axit này tác động trực tiếp lên trên cấu trúc của răng, làm hao hụt Canxi trong răng và hình thành các lỗ sâu răng.

Vi khuẩn Streptococcus Mutans làm hủy khoáng răng nhanh hơn so với các loại vi khuẩn khác vì có khả năng tạo ra pH có nồng độ thấp. Chưa kể, Streptococcus Mutans còn tạo ra Polysaccharide nội bào – Chất này có vai trò tương tự Carbohydrate. Tức là ngay cả khi bạn không ăn thức ăn chứa nhiều đường hay tinh bột trong thực đơn, Streptococcus Mutans vẫn có đủ nguồn thức ăn để nuôi sống chúng, tồn tại và tiếp tục gây hại.

Streptococcus Mutans là loại vi khuẩn gây sâu răng phổ biến nhất
Streptococcus Mutans là loại vi khuẩn gây sâu răng phổ biến nhất

Lactobacilli

Vi khuẩn sâu răng Lactobacilli thực chất luôn tồn tại trong khoang miệng, dù chỉ là 1 lượng rất nhỏ, khoảng 1%. Tương tự với vi khuẩn Streptococcus Mutans, vi khuẩn Lactobacilli cũng chuyển hóa Carbohydrate trong thực phẩm thành Axit. Axit sau đó sẽ tác động và làm tổn thương mô cứng ở răng, hình thành lỗ sâu răng.

Tuy nhiên, khả năng gây sâu răng của vi khuẩn Lactobacilli sẽ ít hơn khi so với Streptococcus Mutans. Vì vi khuẩn Lactobacilli chỉ tiết ra 1 lượng Axit khá nhỏ khi hoạt động. Tuy nhiên, Lactobacilli vừa có khả năng sản sinh, vừa có khả năng dung nạp Axit nên vẫn là 1 trong những nguyên nhân gây sâu răng phổ biến.

Actinomyces

Actinomyces là 1 loại vi khuẩn sâu răng không thể không nhắc đến. Không chỉ là tác nhân gây ra tình trạng răng sâu, Actinomyces còn là 1 dạng khuẩn kỵ khí, có thể gây hôi miệng. Vi khuẩn Actinomyces tồn tại ở rất nhiều nơi trên cơ thể, trong số đó, khoang miệng là nơi phổ biến nhất.

Trong khoang miệng, vi khuẩn Actinomyces chủ yếu trú ngụ ở nướu răng. Khi răng bị nứt vỡ, sứt mẻ trong những trường hợp ngoài ý muốn, vi khuẩn Actinomyces sẽ xâm nhập và tấn công vào sâu bên trong cấu trúc răng. Cuối cùng gây ra bệnh lý sâu răng.

Candida Albicans

Vi khuẩn sâu răng Candida Albicans khá phổ biến ở cơ thể con người. Theo các kết quả thống kê, tỷ lệ Candida Albicans tồn tại ở người bình thường là 40%, người đang sử dụng hàm giả là 75%.

Vi khuẩn Candida Albicans và bệnh lý sâu răng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Các nhà nghiên cứu khẳng định, vi khuẩn Candida Albicans có khả năng tạo ra Axit hữu cơ và tiết Enzym tiêu hủy Collagen có trong ngà răng. Vì vậy, vi khuẩn Candida Albicans không chỉ làm cho răng bị mất mô khoáng, mà còn trở thành 1 trong các tác nhân phổ biến gây sâu răng.

Lactobacilli, Actinomyces và Candida Albicans cũng là tác nhân gây sâu răng
Lactobacilli, Actinomyces và Candida Albicans cũng là tác nhân gây sâu răng

Vi khuẩn sâu răng gây ảnh hưởng gì?

Trước tiên, vi khuẩn gây sâu răng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, nhưng không chỉ dừng lại ở đó. Nếu không ngăn chặn sự phát triển của hại khuẩn, thẩm mỹ hàm răng, đời sống tinh thần và thậm chí là tính mạng của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng.

Ảnh hưởng sức khỏe răng miệng

Quá trình sinh sôi của vi khuẩn sâu răng trực tiếp làm cho sức khỏe răng miệng của bạn bị ảnh hưởng. Khi cấu trúc của răng bị phá hủy sẽ gây đau nhức, tình hình càng nghiêm trọng thì tỷ lệ rụng răng vĩnh viễn càng cao.

Sự tiến triển nhanh chóng của vi khuẩn đến tủy răng sẽ tăng nguy cơ viêm tủy. Đây là nguyên nhân hình thành các lỗ hổng ở chóp răng, chèn ép dây thần kinh và cản trở quá trình lưu thông của máu đến răng. Cuối cùng, tủy răng của bạn sẽ bị hoại tử và chết đi. Thậm chí, vi khuẩn sâu răng còn gây viêm quanh chóp răng, dẫn đến tình trạng áp xe răng.

Vi khuẩn gây sâu răng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng
Vi khuẩn gây sâu răng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng

Nguy cơ ảnh hưởng tính mạng

Sâu răng không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ dần nghiêm trọng hơn, dẫn đến tình trạng viêm và hoại tử tủy răng. Khu vực bị hoại tử dần lan rộng, có thể làm cho vùng hàm mặt tương ứng bị nhiễm trùng.

Nhiễm trùng càng nặng, nguy cơ nhiễm trùng máu và vi khuẩn chạy đến trung thất càng cao. Nếu không xử lý kịp thời, tính mạng của bạn có thể bị đe dọa.

Ảnh hưởng thẩm mỹ hàm răng

Sâu răng không chỉ gây đau mà còn ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ nụ cười. Các vết sâu răng màu đen, có kích thước và hình dáng khác nhau làm cho bạn mất tự tin, ngại mở miệng để nói chuyện hoặc cười. Ngoài ra, sâu răng còn có thể gây hôi miệng. Đây cũng là vấn đề làm cho chất lượng giao tiếp bị suy giảm.

Ảnh hưởng tinh thần, chất lượng đời sống

Sâu răng có thể gây ra các cơn đau nhức đầu, đau nhức thái dương thường xuyên. Lâu dần, thể chất của bạn sẽ ngày càng mệt mỏi, tinh thần sa sút nghiêm trọng. Các nghiên cứu còn chỉ ra sâu răng có ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lý. Khi bị sâu răng, bạn có thể dễ cáu gắt và khó chịu hơn.

Trẻ em bị sâu răng sẽ thường xuyên quấy khóc và chán ăn, bỏ bữa. Theo thời gian, cơ thể của trẻ sẽ bị suy nhược, giảm sức đề kháng.

Sâu răng làm cho chất lượng đời sống giảm sút
Sâu răng làm cho chất lượng đời sống giảm sút

Phương pháp ngăn ngừa vi khuẩn sâu răng phát triển

Để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn sâu răng, bạn cần:

  • Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, hạn chế: Kẹo, bánh, bắp rang bơ,…
  • Nên nhai kẹo cao su không đường để kích thích khoang miệng tiết nước bọt, làm sạch khoang miệng tự nhiên.
  • Chải răng theo chiều dọc bằng bàn chải có lông mềm để không làm tổn thương men răng.
  • Mỗi ngày đánh răng ít nhất 2 lần vào buổi sáng và tối.
  • Dùng thêm chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch khoang miệng.
  • Tuân thủ lịch khám răng 3-6 tháng 1 lần.
  • Thay bàn chải đánh răng định kỳ 3 tháng 1 lần.

Như vậy, vi khuẩn sâu răng có khả năng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng và đời sống tinh thần của bạn. Vì vậy, bạn cần ngăn ngừa sự sinh sôi của chúng. Để biết thêm các thông tin chi tiết, hãy liên hệ với nha khoa Shark để được giải đáp tận tình.

&nbsp

4/5 - (1 选票)

对文章发表评论

提交评论 发送

相关知识

选择鲨鱼牙科的理由

文章横幅 1

选择鲨鱼牙科的理由

发布横幅 1 mb
联系医生

注册咨询,
免费考试

报名咨询
立即咨询
预约
1800 2069

X

预约

为了最好的服务

预约

X

选择时间

今天,一天

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

预约表

预约

注册咨询,
免费考试

报名咨询

X