Trẻ bị sưng nướu răng có mủ có nguy hiểm không?

Trẻ bị sưng nướu răng có mủ có nguy hiểm không?

报名咨询
字体大小
  • 默认

Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng, trẻ em là đối tượng dễ mắc phải các bệnh lý về răng miệng nhất. Trong số đó, bị sưng nướu răng là 1 trong những bệnh lý nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải.

Để tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ bị sưng nướu răng có mủ, góc bênh lý răng miệng từ Nha Khoa Shark mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây.

Trẻ bị sưng nướu răng có mủ

Trẻ bị sưng nướu răng có mủ là bị sao?

Sưng nướu răng có mủ ở trẻ là 1 dạng bệnh lý răng miệng làm cho nướu răng bị sưng đỏ và có ổ mủ.

Bệnh lý này không chỉ làm ảnh hưởng thẩm mỹ nụ cười của trẻ, mà còn có thể làm thay đổi khả năng phát âm, trẻ sẽ rất khó để nói chuyện tròn vành rõ chữ khi trưởng thành.

Sưng nướu răng có mủ là 1 dạng nhiễm trùng mô lợi. Trong dịch mủ sẽ bao gồm các tế bào bạch cầu, các tế bào mô đã chết và cả vi khuẩn.

Sưng nướu răng có mủ ở trẻ là bệnh lý răng miệng nguy hiểm, thuộc dạng nhiễm trùng ở mô lợi
Sưng nướu răng có mủ ở trẻ là bệnh lý răng miệng nguy hiểm, thuộc dạng nhiễm trùng ở mô lợi

Tình trạng bị sưng nướu có mủ ở trẻ xảy ra do nướu răng bị tổn thương trước sự tấn công của vi khuẩn bên ngoài kết hợp với vi khuẩn bên trong khoang miệng. Khi đó, tế bào bạch huyết trong nướu răng sẽ sản sinh nhằm mục đích diệt hại khuẩn.

Đây chính là lý do chính làm cho nướu bị sưng và có mủ. Chi tiết tìm hiểu thông tin thêm bên dưới nhé!

Nguyên nhân làm trẻ bị sưng nướu răng có mủ

Nướu răng là lớp niêm mạc ở bên trong khoang miệng, bám chặt vào khung xương hàm và che đi chân răng. Khi ở trạng thái bình thường, nướu răng sẽ có màu hồng nhạt.

Khi bị mắc phải bệnh lý, nướu răng sẽ sưng đỏ và có ổ mủ. Sưng nướu răng có mủ có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn, trong đó, trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh

Trẻ em rất thích ăn các thức ăn có nhiều màu sắc và có vị ngọt như: Bánh, kẹo, Socola,… Nếu trẻ không đánh răng sạch sẽ sau khi ăn, vi khuẩn sẽ có cơ hội tích tụ và tấn công vào nướu răng, làm nướu bị viêm và mưng mủ.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất ở trẻ cũng chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ hơn. Do sức đề kháng suy yếu, cơ thể trẻ không thể chống lại các tác động của hại khuẩn, sức khỏe răng miệng cũng vì vậy mà yếu hơn.

Thói quen ăn nhiều bánh kẹo và các thực phẩm ngọt của trẻ chính là 1 trong các nguyên nhân làm cho nướu răng của trẻ bị sưng có mủ
Thói quen ăn nhiều bánh kẹo và các thực phẩm ngọt của trẻ chính là 1 trong các nguyên nhân làm cho nướu răng của trẻ bị sưng có mủ

Vi khuẩn tấn công vào khoang miệng

Nguyên nhân chính làm cho trẻ bị sưng mộng răng có mủ chính là do sự tấn công của vi khuẩn vào khoang miệng. Sự kết hợp giữa vi khuẩn bên ngoài và vi khuẩn bên trong khoang miệng sẽ làm cho tình trạng viêm nhiễm lây lan nhanh chóng hơn.

Để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm, trong nướu răng của trẻ sẽ sản sinh ra tế bào bạch huyết, điều này dẫn đến hiện tượng sưng và xuất hiện chân răng có mủ.

Do trẻ không vệ sinh răng miệng đúng cách

Khoang miệng không sạch sẽ chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi, không chỉ riêng về bệnh sưng nướu răng có mủ, mà vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng có thể gây ra nhiều bệnh lý khác, như: Sâu răng, viêm tủy răng, hôi miệng,…

Do trẻ đang trong giai đoạn mọc răng

Giai đoạn mọc răng là thời điểm nướu răng của trẻ đặc biệt nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương trước những tác động bên ngoài dù là nhỏ nhất. Vì vậy, nướu của trẻ dễ bị viêm có mủ.

Ở giai đoạn mọc răng, nướu của trẻ đặc biệt nhạy cảm nên dễ bị sưng và có ổ mủ
Ở giai đoạn mọc răng, nướu của trẻ đặc biệt nhạy cảm nên dễ bị sưng và có ổ mủ

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị sưng nướu răng có mủ

Để nhận biết khi nào thì trẻ bị sưng nướu răng có ổ mủ, bạn có thể dựa vào 1 số dấu hiệu sau đây: Trẻ bị đau răng, trẻ ăn uống và giao tiếp khó khăn hơn bình thường, trẻ bị hôi miệng và bị sốt. 

Cụ thể các dấu hiệu như sau:

  • Trẻ bị đau răng

Chân răng và nướu răng có sự liên hệ mật thiết, vì vậy, nướu răng bị sưng có mủ sẽ kéo theo cảm giác đau nhức ở răng.

  • Trẻ ăn uống và giao tiếp khó khăn

Trẻ bị sưng nướu răng có mủ sẽ kèm theo cảm giác đau nhức răng, điều này làm cho trẻ ăn uống khó khăn, biếng ăn vì thức ăn khi chạm vào nướu gây ra cảm giác khó chịu. 

Không chỉ vậy, sưng nướu răng có mủ còn làm cho trẻ giao tiếp khó khăn hơn. Vì khi nói chuyện, nướu chạm vào răng gây đau, trẻ trở nên e dè và tự ti.

  • Hơi thở của trẻ có mùi hôi

Khi nướu răng bị mưng mủ, hơi thở của trẻ sẽ kèm theo mùi hôi khó chịu.

Lý do là trong khoang miệng của trẻ đang có nhiều vi khuẩn tích tụ, bao gồm cả vi khuẩn kỵ khí.

  • Trẻ bị sốt

Khi bệnh lý viêm sưng nướu tiến triển sang giai đoạn nghiêm trọng, trẻ sẽ bị sốt. Ngoài ra, ở trẻ còn có thể xuất hiện kèm 1 số triệu chứng khác như: Cơ thể lừ đừ, uể oải, có hạch bạch huyết ở dưới cổ,…

Bệnh lý sưng nướu răng có mủ nghiêm trọng sẽ làm cho trẻ bị sốt
Bệnh lý sưng nướu răng có mủ nghiêm trọng sẽ làm cho trẻ bị sốt

Trẻ bị sưng nướu răng có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh lý sưng nướu răng có mủ sẽ gây nguy hiểm cho trẻ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Mức độ nguy hiểm sẽ được quyết định bởi mật độ sưng mủ và nguyên nhân gây ra bệnh lý.

Khi không phát hiện và điều trị khi trẻ bị sưng viêm nướu răng có mủ, bệnh lý này sẽ kéo theo các biến chứng sau:

  • Dẫn đến bệnh lý viêm nha chu, nguy cơ cao làm cho trẻ bị mất răng vĩnh viễn.
  • Khi nghiêm trọng, phải loại bỏ phần răng bị ảnh hưởng của trẻ.
  • Nướu bị sưng viêm quá mức có thể làm tắc nghẽn đường hô hấp, làm cho trẻ nhỏ bị nghẹt thở.
  • Nướu sưng có mủ gây ảnh hưởng đến lưỡi, làm lưỡi trẻ bị lở loét, đau rát nghiêm trọng.
  • Bệnh lý sưng nướu có mủ sẽ gây tác động xấu đến hệ thần kinh của trẻ.
  • Sưng nướu răng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng hệ thống dây thần kinh.
  • Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, sưng nướu răng có mủ là 1 trong những nguyên nhân gián tiếp gây ra các bệnh về tim mạch.
  • Khi không điều trị kịp thời, nướu bị sưng viêm và có mủ sẽ di căn lên não, làm cho trẻ bị hôn mê.
  • Biến chứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra khi không chữa sưng nướu răng có mủ cho trẻ là đột quỵ.
Sưng nướu răng có mủ ở trẻ là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khó lường
Sưng nướu răng có mủ ở trẻ là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khó lường

Cách điều trị bệnh sưng nướu răng có mủ ở trẻ

Để điều trị dứt điểm chứng bệnh sưng nướu răng có mủ cho trẻ, cần phải căn cứ vào mức độ nhẹ hay nặng của bệnh lý. Tuyệt đối không tự ý chữa sưng nướu cho trẻ tại nhà, vì đây là bệnh lý nghiêm trọng, phải được điều trị bởi bác sĩ có chuyên môn.

Tùy vào từng tình trạng khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau.

Trường hợp bị sưng nướu có mủ nhẹ

Sau khi thăm khám và xác định trẻ bị sưng nướu răng có mủ ở mức độ nhẹ, bác sĩ khuyến nghị điều trị cho trẻ bằng các cách sau đây:

  • Kê thuốc kháng sinh chống viêm, chống sưng cho trẻ.
  • Thực hiện thủ thuật 洗牙 để loại bỏ nơi trú ngụ của vi khuẩn.
  • Chỉ định cho trẻ súc miệng bằng nước muối, hoặc nước trà xanh, nước kinh giới để cải thiện tình trạng sưng viêm và kháng khuẩn.
  • Dùng 50 gram gừng tươi nấu trong 250ml nước và cho trẻ uống nhiều lần trong ngày sẽ có tác dụng cải thiện tình trạng sưng viêm nướu răng. Tuy nhiên, không nên cho trẻ uống quá nhiều để tránh gây nóng.
  • Khi trẻ đang bị sưng đau nướu, không nên cho trẻ ăn thức ăn quá cứng để tránh gây sưng đau nhiều hơn.
  • Cần cho trẻ kiêng ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh để tránh làm răng đau hơn.
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị khi trẻ bị sưng nướu răng có mủ. Hãy cung cấp cho trẻ các Vitamin cần thiết trong thực phẩm, sức khỏe tốt hơn sẽ nhanh chóng đẩy lùi bệnh nhanh hơn.
Khi trẻ bị sưng nướu răng có mủ mức độ nhẹ, phụ huynh cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ ăn uống khoa học
Khi trẻ bị sưng nướu răng có mủ mức độ nhẹ, phụ huynh cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ ăn uống khoa học

Trường hợp bị sưng nướu có mủ nặng

Riêng với trường hợp bị sưng nướu có mủ nghiêm trọng, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến nha khoa hoặc các bệnh viện uy tín để thăm khám. Sau khi xác định tình hình bệnh lý, bác sĩ sẽ định hướng cách điều trị thích hợp.

  • Bác sĩ làm sạch khoang miệng cho trẻ và cạo vôi răng cho trẻ.
  • Tiêm thuốc gây tê cho trẻ, tách nướu răng và loại bỏ túi mủ.
  • Nếu xác định nướu bị sưng viêm do mọc răng khôn, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng khôn.
  • Trong trường hợp nướu răng của trẻ đã bị tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ khắc phục bằng cách ghép vạt nướu, ghép xương.
  • Nếu nguyên nhân làm nướu răng có mủ là do tủy bị viêm, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tủy răng cho trẻ.
Khi bị sưng nướu răng có mủ nghiêm trọng, bạn cần đưa trẻ đến nha khoa để điều trị chuyên sâu
Khi bị sưng nướu răng có mủ nghiêm trọng, bạn cần đưa trẻ đến nha khoa để điều trị chuyên sâu

Điều trị sưng vùng nướu có mủ ở trẻ có đau hay không?

Kỹ thuật điều trị sưng nướu răng có mủ tại nha khoa sẽ không làm cho trẻ bị đau. Vì trước khi thực hiện, bác sĩ đã tiến hành gây tê cục bộ cho trẻ, trẻ sẽ không có cảm giác trong suốt quy trình điều trị.

Mục đích chính của phẫu thuật chữa sưng nướu có mủ là loại bỏ túi mủ trong nướu răng, hoàn toàn không tác động đến các bộ phận khác của trẻ nên phụ huynh có thể yên tâm.

Sau khi thuốc tê hết tác dụng, trẻ sẽ cảm thấy hơi đau nhức ở vùng nướu vừa điều trị. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ nhanh chóng thuyên giảm và biến mất sau khoảng 1-2 ngày.

Thời gian điều trị sưng nướu ở trẻ là bao lâu?

Thời gian điều trị sưng nướu răng có mủ cho trẻ ở nha khoa tương đối nhanh chóng, chỉ mất khoảng 40-60 phút và đến gặp bác sĩ 2-3 lần. Thời gian điều trị ngắn hay dài sẽ phụ thuộc vào mức độ nướu bị sưng viêm và thể trạng của trẻ.

Thời gian chữa nướu răng sưng có mủ cho trẻ tại nha khoa chỉ mất khoảng 40-60 phút tùy vào độ nghiêm trọng bệnh lý và thể trạng của trẻ
Thời gian chữa nướu răng sưng có mủ cho trẻ tại nha khoa chỉ mất khoảng 40-60 phút tùy vào độ nghiêm trọng bệnh lý và thể trạng của trẻ

Hướng dẫn cách phòng ngừa sưng nướu có mủ cho trẻ

Bệnh lý viêm nướu có mủ làm cho trẻ đau nhức dai dẳng, thậm chí dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, phụ huynh cần chú việc giúp trẻ phòng ngừa viêm sưng nướu bằng 1 số biện pháp sau đây:

  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách.
  • Nếu phát hiện trẻ bị đau răng đột ngột không có nguyên nhân, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến nha khoa để thăm khám và điều trị.
  • Hãy cho trẻ khám răng định kỳ 3-6 tháng 1 lần để theo dõi sức khỏe răng miệng.
  • Nên hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm ngọt hoặc các thức ăn cay nóng, có độ cứng cao.
  • Khi đánh răng cho trẻ, hãy dùng bàn chải có lông mềm, và sử dụng kem đánh răng phù hợp với độ tuổi của trẻ.
  • Cần cải thiện các thói quen không tốt ở trẻ như: Dùng răng cắn đồ vật, cắn móng tay, ngậm ti giả quá lâu,…
  • Tuyệt đối không nên cho trẻ dùng tăm xỉa răng, thay vào đó hãy dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn giắt ở kẽ răng của trẻ.

Tóm lại, trẻ bị sưng nướu răng có mủ là một tình trạng phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do vi khuẩn gây viêm nhiễm trong khoang miệng. Để phòng ngừa và điều trị tình trạng trẻ bị sưng nướu răng có mủ, việc duy trì vệ sinh miệng hàng ngày là rất quan trọng.

Ngoài ra, việc đưa trẻ đến thăm nha sĩ định kỳ cũng rất quan trọng. Nha sĩ có thể kiểm tra và điều trị các vấn đề về răng miệng sớm, từ đó giảm nguy cơ trẻ bị sưng nướu răng có mủ.

Có thể bạn quan tâm: Sưng nướu khi mang thai

&nbsp

给文章评分

对文章发表评论

提交评论 发送

相关知识

选择鲨鱼牙科的理由

文章横幅 1

选择鲨鱼牙科的理由

发布横幅 1 mb
联系医生

注册咨询,
免费考试

报名咨询
立即咨询
预约
1800 2069

X

预约

为了最好的服务

预约

X

选择时间

今天,一天

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

预约表

预约

注册咨询,
免费考试

报名咨询

X