- 默认
- 大
Có nên giữ lại răng sau khi nhổ không? Với công nghệ nha khoa phát triển như hiện nay, vấn đề này đang trở thành xu hướng nên được rất nhiều người quan tâm. Những thông tin liên quan tới vấn đề này có rất nhiều ý kiến trái chiều. Do đó, cùng tìm hiểu thực hư trong thông tin 鲨鱼牙科 chia sẻ dưới đây!
Có nên giữ lại răng sau khi nhổ không?
Khi con nhổ răng, bố mẹ có nên giữ lại răng không? Dưới đây là những thông tin giải đáp giúp mọi người thắc mắc này.
Đối với răng sữa
Theo các chuyên gia trong nha khoa, sau khi nhổ răng sữa bố mẹ nên giữ lại và bảo quản cẩn thận. Việc làm này để lưu trữ tế bào gốc và phục vụ điều trị cho một số bệnh lý nhất định.
Trung bình một chiếc răng sữa chứa 10 – 20 tế bào gốc, nhưng chúng có khả năng sản sinh rất cao. Do đó, chỉ cần lưu trữ và bảo quản đúng cách thì các tế bào trong răng sẽ sản sinh nhanh chóng.
Đối với răng khôn
Bên cạnh ở răng sữa thì tế bào gốc cũng tồn tại ở trong cả răng khôn. Do đó, nếu sau khi nhổ răng khôn, bạn có điều kiện thì có thể giữ lại. Hiện nay, việc giữ lại các tế bào gốc ở răng khôn đã được Viện Công Nghệ và Khoa học Nhật Bản kiểm chứng. Sau nhiều năm lưu trữ, các tế bào gốc vẫn có thể sử dụng được.
Đặc biệt, các tế bào gốc trong răng khôn có khả năng sản sinh ra nhiều mã gen, nên mang lại nhiều lợi ích giúp ích cho quá trình điều trị.
Như vậy, có nên giữ lại răng sau khi nhổ không thì câu trả lời là có đối với răng sữa và răng khôn. Có thể thấy, việc giữ lại răng sau khi đã nhổ mang lại rất nhiều lợi ích sau này. Do đó, hãy tìm hiểu cách lưu trữ để bảo quản tốt nhất nhé.
Bản chất của tế bào gốc ở răng khôn và răng sữa
Ngày này, khi công nghệ ngày càng phát triển, việc giữ lại răng sữa và răng khôn để lấy tế bào gốc đang là xu hướng được rất nhiều người quan tâm. Vậy thực hư về tế bào gốc của hai loại răng này như thế nào?
Tế bào gốc có bản chất là những tế bào có khả năng tự sửa chữa và thay thế những tế bào bị hư tổn, bên cạnh đó, nó cũng giúp tái tạo lại mạch máu. Đặc biệt, những tế bào gốc ở tủy răng còn có khả năng đặc biệt giúp khôi phục tủy sống bị tổn thương.
Những lợi ích của tế bào gốc được các nhà khoa học nhận định:
- Tái tạo lại mô sụn
- Tân tạo lại mô xương
- Tái tạo tim
- Điều trị các chứng suy giảm hệ thần kinh
- Các chứng bệnh suy thoái hệ thần kinh
Theo các nhà nghiên cứu khoa học nhận định rằng, việc bảo quản và lưu trữ tế bào gốc ở răng sữa vẫn sẽ khả thi hơn so với răng khôn, nên các bạn hãy suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra quyết định về việc bảo quản những tế bào này.
Chọn răng lấy tế bào gốc cần những tiêu chí nào?
Bạn đừng hiểu lầm rằng, bất kỳ răng sữa hoặc răng khôn nào cũng có thể được sử dụng để lấy tế bào gốc. Những chiếc răng phải đáp ứng đủ tiêu chí theo quy định thì mới có thể lấy được tế bào gốc.
Đối với răng sữa tự rụng sẽ bao gồm những tiêu chí sau:
- Răng sữa mới rụng
- Phần tủy răng phải còn màu đỏ tươi
- Răng vẫn còn tối thiểu ⅔ chân răng
- Răng không gặp tình trạng nhiễm trùng, sâu hoặc mài mòn
- Tủy răng không bị viêm nhiễm
- Răng chưa thực hiện bất kỳ điều trị nha khoa nào
Đối với những chiếc răng khôn, răng sữa được nhổ phải đảm bảo những tiêu chí sau:
- Ưu tiên các vị trí răng cửa
- Răng chưa được trám
- Răng không bị sâu
- Răng không gặp tình trạng viêm tủy
- Răng không xảy ra tình trạng gãy, mòn men răng
Nếu trong trường hợp răng không đáp ứng đủ các tiêu chí này mà bạn vẫn bảo quản để lấy tế bào gốc thì sẽ không thành công. Vì vậy, hãy lựa chọn những chiếc răng chất lượng, đáp ứng đủ yêu cầu để việc lấy tế bào gốc diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả.
Cách bảo quản răng lấy tế bào gốc
Vấn đề có nên giữ lại răng sau khi nhổ không đã được giải đáp, vậy làm cách nào bảo quản răng sau khi nhổ để lấy tế bào gốc?
Để mang lại kết quả như mong muốn, việc lấy tế bào gốc phải được diễn ra tại các cơ sở Y tế lớn, có đầy đủ máy móc hiện đại, bởi quy trình này diễn ra rất phức tạp.
Quy trình lưu trữ và bảo quản tế bào gốc được diễn ra theo các bước sau:
- Bước 1: Bác sĩ tiến hành vệ sinh khoang miệng và nhổ răng đủ điều kiện lưu trữ.
- Bước 2: Đưa răng vào trong dung dịch đặc biệt để lưu trữ.
- Bước 3: Sau đó, chuyển dung dịch cùng răng tới phòng lưu trữ để bảo quản.
- Bước 4: Bác sĩ tiến hành phân lập tế bào răng để nuôi cấy và kiểm tra.
- Bước 5: Kiểm tra thường xuyên và đánh giá chất lượng của tế bào.
- Bước 6: Đưa tế bào răng đi lưu trữ lạnh ở nhiệt độ -196 độ C.
- Bước 7: Cuối cùng, lưu trữ tế bào gốc của răng trong nitơ lỏng.
Cách lưu trữ và bảo quản tế bào gốc của răng phải được diễn ra theo đúng quy trình để đảm bảo đạt tỷ lệ thành công cao. Đừng quên lựa chọn những cơ sở Y tế uy tín, đáp ứng điều kiện về trang thiết bị, máy móc để thực hiện, vì điều này quyết định chính tới kết quả của việc lấy tế bào gốc.
Với những thông tin Nha Khoa Shark chia sẻ trong bài viết này, mong rằng bạn hiểu hơn về vấn đề có nên giữ lại răng sau khi nhổ không? Nếu bạn có ý định này thì hãy tìm hiểu kỹ, nhờ những chuyên gia có chuyên môn tư vấn rõ hơn nhé!
对文章发表评论