- 默认
- 大
Trong giai đoạn phát triển, răng sữa của trẻ sẽ dần thay thế thành răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, không phải chiếc răng nào cũng sẽ thay thế mà có những chiếc răng chỉ mọc một lần duy nhất và không thể thay thế bằng răng nào khác. Vậy những chiếc răng hàm của trẻ em có thay không? Mời các quý phụ huynh theo dõi bài viết dưới đây để được Nha khoa Shark giải đáp cụ thể.
Răng hàm của trẻ em có thay không?
Trẻ em có thay răng hàm, bao gồm 4 chiếc răng hàm số 4, răng số 5 ở cả 2 hàm trên và dưới. Đây là những chiếc răng hàm của bộ răng sữa, khi đến độ tuổi từ 9-12 thì sẽ bị lung lay và thay thế thành răng vĩnh viễn.
Ngoài ra, trong cung hàm của trẻ còn có răng hàm số 6,7 là những chiếc răng hàm vĩnh viễn, chỉ mọc 1 lần duy nhất trong đời và không thể thay thế bằng chiếc răng nào khác. Răng hàm số 6 và số 7 mọc muộn nhất trên cung hàm, trong giai đoạn từ 13 tuổi trở lên.
Độ tuổi trẻ thay răng hàm
Khi bước sang tuổi thứ 6, trẻ em sẽ bắt đầu thay răng sữa thành răng vĩnh viễn. Quá trình này kéo dài tới năm 12 – 13 tuổi. Đối với răng hàm, độ tuổi thay sẽ kéo dài từ 9 – 12 tuổi. Cụ thể như sau:
- 9 – 10 tuổi: Thay răng hàm nhỏ
- 11 – 12 tuổi: Thay răng hàm lớn.
Còn với những chiếc răng hàm số 6, 7 sẽ không thay mà bắt đầu mọc lên ở độ tuổi 13 trở. Có nghĩa là, khi răng hàm lớn, nhỏ thay hết thì những chiếc răng hàm số 6, 7 mới bắt đầu mọc lên, tương đồng với những chiếc răng vĩnh viễn.
>>> Tìm hiểu: Cách để bé thay răng đẹp và đều hơn trước
Trong thời gian trẻ thay răng hàm, bố mẹ nên làm gì?
Để quá trình thay răng của bé diễn ra an toàn và mang lại hàm răng đều đẹp trong tương lai, bố mẹ cần biết cách chăm sóc. Cụ thể về những vấn đề sau:
- Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh sạch sẽ
Bố mẹ cần hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng cẩn thận 2 lần/1 ngày. Bên cạnh đó, để ngăn chặn các bệnh lý về nướu trong quá trình thay răng hàm, mẹ nên chỉ bé cách dùng chỉ nha khoa và súc miệng hàng ngày để loại bỏ mảng bám dính trong kẽ răng.
- Thăm khám nha khoa định kỳ
Ở bất kỳ độ tuổi nào cũng vậy, bố mẹ cần đưa trẻ tới nha khoa thăm khám định kỳ từ 3 – 6 tháng/1 lần. Điều này rất hữu ích đối với giai đoạn thay răng của trẻ. Ngoài việc hướng dẫn bé cách chăm sóc răng miệng, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng thay răng của trẻ và có phương án xử lý phù hợp nhất.
- Sử dụng thuốc giảm đau phù hợp
Trong giai đoạn thay răng hàm, trẻ sẽ gặp phải những cơn đau nhức làm bé cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng tới việc ăn uống. Lúc này, bố mẹ có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh hoặc sử dụng thuốc giảm đau để giúp bé thoải mái hơn. Bên cạnh đó, cho bé uống nhiều nước ấm và ăn thức ăn loãng. Bởi lúc này trẻ đang gặp khó khăn trong ăn nhai.
- Tránh ăn những thực phẩm không tốt cho răng
Không nên cho trẻ ăn những đồ ăn nóng, lạnh hoặc quá cứng vì không tốt cho sự phát triển của răng. Bên cạnh đó, hạn chế cho bé uống nước ngọt, có gas hoặc ăn vặt. Bởi đây chính là nguyên nhân gây ra các vấn đề về sâu răng ở trẻ.
Ngoài ra, bố mẹ cần giúp bé loại bỏ các thói quen xấu như nghiến răng, mút tay, đẩy lưỡi,… vì sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình rang phát triển. Để hàm răng của bé trong tương lai đều đẹp và khỏe mạnh, các bậc phụ huynh hãy thực hiện vệ sinh răng miệng cùng bé mỗi ngày nhé.
Trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không?
Sau khi giải đáp thắc mắc răng hàm của trẻ em có thay không, chắc bạn đã biết được đáp án cũng như xác định được độ tuổi thay răng hàm. Giai đoạn thay răng hàm lớn số 1, 2 bắt đầu từ 6 – 12 tuổi, nên nếu trẻ bị sâu răng hàm trong khoảng thời gian này thì vẫn có thể mọc lại.
Còn đối với răng vĩnh viễn số 6, 7 có bị sâu răng thì cũng không thể mọc lại. Vì vậy, cần chăm sóc răng miệng thật tốt để không gây các bệnh lý ảnh hưởng tới răng hàm nói riêng và sức khỏe răng miệng nói chung.
Trong trường hợp răng số 6, 7 bị sâu nặng, bố mẹ cần đưa bé tới nha khoa uy tín thăm khám để được kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý an toàn, phù hợp nhất.
Qua bài viết, chắc hẳn bố mẹ đã có được câu trả lời cho thắc mắc răng hàm của trẻ em có thay không? Thực tế không phải răng hàm nào cũng có thể thay được nên bố mẹ hãy đồng hành cùng trẻ chăm sóc răng miệng ngay từ khi còn bé nhé! Những sự đồng hành của bố mẹ sẽ giúp bé có hàm răng đều đẹp và khỏe mạnh trong tương lai.
对文章发表评论