- 默认
- 大
Trẻ mọc thiếu răng là một trong những mối bận tâm, lo lắng hàng đầu của bậc làm cha, làm mẹ. Vậy tình trạng mọc thiếu răng ở trẻ do nguyên nhân nào gây ra, làm thế nào để khắc phục? Cùng chuyên gia tìm hiểu câu trả lời chính xác, chi tiết trong nội dung bài viết sau đây nhé!
Thế nào là mọc thiếu răng?
Có thể bạn chưa biết, trong cuộc đời mỗi người chúng ta chỉ có hai lần mọc răng là mọc răng sữa và răng vĩnh viễn. Mọc thiếu răng hay thiếu răng bẩm sinh là bệnh lý răng hàm mặt thường xảy ra trong giai đoạn mọc răng vĩnh viễn, gây thiếu răng trên cung hàm.
Có ba dạng thiếu răng phổ biến thiếu từ răng số 1 đến răng số 5, thiếu nhiều hơn 5 răng và thiếu toàn bộ răng ( hiếm gặp). Mặc dù mọc thiếu răng không quá phổ biến, tuy nhiên bố mẹ cần nắm rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này để có biện pháp xử lý hiệu quả, giúp trẻ có được hàm răng đều đẹp, tự tin.
Trẻ mọc thiếu răng do những nguyên nhân nào gây ra?
Theo các chuyên gia, không có nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng mọc thiếu răng. Hầu hết các trường hợp mọc thiếu răng ở trẻ có liên quan đến yếu tố bẩm sinh, di truyền hoặc xuất hiện trong quá trình phát triển thể chất.
- Di truyền: Thống kê cho biết, có 1,5% trẻ không có mầm răng sữa bên trong xương hàm nên có nguy cơ mọc thiếu răng. Ngoài ra, một số trẻ bất ổn bộ gen hoặc trong thai kỳ mẹ hút thuốc lá, sử dụng các chất hóa học, kích thích,… thì trẻ sau khi sinh ra cũng dễ mọc thiếu răng.
- Do quá trình phát triển: Một số trẻ có mầm răng nhưng răng mọc sai vị trí hoặc trẻ mắc các bệnh lý viêm nha chu, thiếu hụt canxi, nhiễm hóa chất độc hại sẽ gây ra tình trạng mọc răng muộn, thậm chí là mọc thiếu răng vĩnh viễn trên cung hàm.
Ngoài hai nguyên nhân chính kể trên thì nhiều trẻ bị mọc thiếu răng do bác sĩ nhổ răng nhầm hoặc gặp phải tai nạn, chấn thương gây mất răng,…. Bố mẹ cần phải cho trẻ thăm khám sớm để bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây thiếu răng, từ đó tư vấn giải pháp khắc phục hiệu quả, nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm sau này.
Mọc thiếu răng gây ảnh hưởng xấu gì tới sức khỏe của trẻ?
Mọc thiếu răng gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ, chẳng hạn như sau:
- Giảm thẩm mỹ: Ảnh hưởng đầu tiên của tình trạng mọc thiếu răng chính là gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Khi cung hàm bị thiếu răng sẽ xuất hiện khoảng trống, tạo điều kiện cho các răng khác có xu hướng mọc nghiêng sang bên cạnh, làm giảm thẩm mỹ của hàm răng.
- Giảm khả năng ăn nhai: Một số trẻ mọc thiếu răng hàm hoặc răng cửa, khiến cho hàm trên và hàm dưới bất đối xứng nhau. Điều này lâu dần gây suy giảm khả năng ăn nhai, khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
- Khó phát âm: Mọc thiếu răng trước mà không khắc phục kịp thời gây cản trở khả năng phát âm, giao tiếp ở trẻ. Nhiều trẻ thiếu răng còn bị nói ngọng, phát âm không rõ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc sau này của trẻ.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng: Khi cung hàm mọc thiếu răng, các kẽ hở răng ngày càng rộng thì thức ăn sẽ dễ mắc kẹt lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, phát triển. Lúc này, trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu lợi, sâu răng, thậm chí là áp xe răng.
- Tiêu xương hàm: Mọc thiếu răng kéo dài làm suy giảm khả năng ăn nhai hàng ngày. Nếu không sớm tìm ra biện pháp cải thiện, xương hàm của trẻ sẽ có nguy cơ tiêu biến, gây tụt lợi, lộ chân răng. Chính vì vậy, những người mọc thiếu răng thường có dấu hiệu lão hóa sớm hơn người bình thường.
Mọc thiếu răng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và gián tiếp làm giảm thẩm mỹ, tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng nguy hiểm. Do đó, nếu trẻ có biểu hiện mọc thiếu răng, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để được bác sĩ tư vấn phương pháp khắc phục phù hợp, đảm bảo an toàn.
Cách khắc phục tình trạng mọc thiếu răng ở trẻ
Tùy thuộc vào từng trường hợp thiếu răng mà bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phương pháp khắc phù hợp. Với trẻ thiếu mầm răng vĩnh viễn nhưng răng sữa vẫn hoạt động tốt thì bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp nhằm bảo tồn răng sữa. Sau này khi răng sữa rụng đi thì có thể thực hiện trồng răng giả để phục hình.
Dưới đây là một số biện pháp giúp khắc phục tình trạng mọc thiếu răng mà bạn có thể tham khảo:
- Cấy ghép Implant: Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng hiện đại, giúp khôi phục chức năng răng thật bị mất hoặc thiếu trên cung hàm. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ cần cấy trụ Implant vào cung hàm, sau khi trụ Implant tích hợp thì gắn mão sứ lên trên để phục hình răng và ngăn ngừa tình trạng tiêu xương.
- Làm cầu răng sứ: Bác sĩ cần tiến hành mài nhỏ hai chiếc răng nằm cạnh vị trí thiếu răng để làm cầu nối nhằm lắp mão sứ lên trên. Đây là phương pháp phục hình chức năng răng hiệu quả nhưng không giúp ngăn ngừa hiện tượng tiêu xương hàm. Bởi vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
- Hàm giả tháo lắp: Sử dụng hàm giả tháo lắp để phục hình tình trạng mất răng/ mọc thiếu răng cũng được nhiều người lựa chọn hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp này không giúp giải quyết triệt để tình trạng suy giảm khả năng ăn nhai hàng ngày và hàm giả cũng không đem lại độ cứng tốt như răng thật.
Mặc dù các phương pháp phục hình trên đều ứng dụng công nghệ hiện đại, được áp dụng phổ biến tại các phòng khám nha khoa. Tuy nhiên, nếu trẻ bị mọc thiếu răng thì cần đợi đến khoảng 16 – 18 tuổi, thời điểm này răng đã phát triển toàn diện, đủ điều kiện để thực hiện tiểu phẫu nha khoa.
Nếu trồng răng hoặc phục hình tình trạng thiếu răng cho trẻ quá sớm, xương hàm chưa thật sự phát triển ổn định thì sau một thời gian, trụ răng sẽ có nguy cơ bị đào thải ra ngoài. Hơn thế nữa, khớp cắn của trẻ trong giai đoạn phát triển nên nếu trồng răng sẽ làm cho các răng bên cạnh dễ lệch, nghiêng sang hai bên.
Với đối tượng trẻ bị mọc thiếu răng do bẩm sinh, di truyền thì trong thời gian chờ đợi xương hàm ổn định, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng hàm giữ khoảng. Hàm này được thiết kế linh hoạt, giúp răng không bị xô lệch, đồng thời đảm bảo chức năng ăn nhai hàng ngày hoạt động tốt hơn.
Để giúp trẻ có hàm răng đều đẹp, chắc khỏe thì tốt hơn hết là bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám sớm tại các phòng khám nha khoa uy tín. Bác sĩ có chuyên môn sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây thiếu răng, từ đó cân nhắc kỹ lưỡng và tư vấn cho bố mẹ hướng khắc phục hiệu quả, đảm bảo an toàn.
Trẻ mọc thiếu răng là tình trạng tương đối hiếm gặp nhưng lại gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống sau này. Do đó, mong rằng, qua thông tin trong bài viết, bố mẹ đã có thêm kiến thức hữu ích và giải đáp được băn khoăn đang gặp, từ đó sớm tìm ra biện pháp giúp con có hàm răng đều đẹp, chắc khỏe.
对文章发表评论