- 默认
- 大
U xương hàm là một trong những bệnh lý phổ biến khiến người mắc phải lo âu vì gây nên nhiều tác động xấu đến sức khỏe. Cần tìm đúng nguyên nhân, dấu hiệu và lựa chọn nơi uy tín để có phương pháp cải thiện hiệu quả nhất.
U xương hàm là gì?
U xương hàm là bệnh lý có các khối u xuất hiện trên mặt, được chia thành hai loại đó là lành tính và ác tính, mức độ nguy hiểm của mỗi loại khác nhau, cần phụ thuộc vào quá trình thăm khám, đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa.
Hiện nay, u xương hàm là bệnh lý tương đối hiếm. Tuy nhiên vẫn có nhiều những trường hợp xuất hiện gây nên những hoang mang, lo âu của nhiều người.
Hiện có 3 loại u xương hàm với những đặc điểm, tính chất nguy hiểm khác nhau:
Nang xương hàm
Đây là loại nang có liên quan đến tình trạng nhiễm trùng chân răng, xuất hiện chủ yếu ở hàm trên. Nang xương hàm cũng được chia thành 3 loại:
- Nang răng: Do nang chân răng và nang bên răng viêm
- Nang phát triển do răng: nang lợi, nang sừng, nang bên quanh răng, nang dạng chùm…
- Nang phát triển không do răng: Nang ống mũi khẩu cái, nang phẫu thuật.
U lành tính
Những khối u này xuất hiện không đau, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu để phát triển quá mức cũng có gây nên những tác động đến người mắc phải.
U biểu mô răng lành tính: U răng dạng tuyến, u tế bào vảy, u nguyên bào men ngoại vi, u nguyên bào men di căn, u nguyên bào men thông thường.
U ác tính
Trường hợp u ác tính còn được gọi là ung thư xương hàm, gây nên những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
- Ung thư biểu mô do răng bị xơ cứng
- Ung thư biểu mô do tế bào sáng do răng
- Ung thư mô xương nguyên phát
- Ung thư biểu mô nguyên bào do men răng.
Dấu hiệu u xương hàm như thế nào?
Để sớm phát hiện và có phương pháp cải thiện u xương hàm hiệu quả, dưới đây là một số những dấu hiệu cần nắm:
- Đau hàm và có dấu hiệu sưng nề
- Gương mặt có dấu hiệu biến dạng
- Chảy máu chân răng, ê buốt răng
- Răng lung lay, đau nhức, ảnh hưởng khi nhai
- Viêm loét miệng và rất khó lành
- Các khối u phát triển tạo thành lỗ thủng
- Niêm mạc có màng đỏ, trắng xuất hiện bất thường
Nguyên nhân u xương hàm do đâu?
Cho đến nay, các bác sĩ cũng chưa nhận định chính xác được u xương hàm phát triển do đâu. Nguyên nhân chủ yếu có thể là do di truyền hoặc sự hình thành các khối u ác tính trong xương hàm. Các bác sĩ cũng cho rằng sự bất thường của u xương hàm có thể do đột biến gen hoặc những hội chứng di truyền gây nên ảnh hưởng, tác động xấu đến cuộc sống và sinh hoạt.
Làm thế nào để phát hiện u xương hàm?
Hiện nay, u xương hàm xuất hiện trong nhiều trường hợp. Để chuẩn đoán chính xác có bị u xương hàm hay không, bạn cần đến những địa chỉ nha khoa uy tín. Trước đó, cần xem xét thông qua những dấu hiệu như:
- Quan sát bên ngoài, nhận thấy mặt sưng, nóng, đỏ và đau. Thậm chí bị mủ thủng ra ngoài, đây là biểu hiện của u xương.
- Nếu trong khoang miệng nhận thấy u có kích thước nhỏ, phồng xương, bờ có nhiều lồi lõm, chảy máu chân răng và loét miệng. Lúc này cần đến nha sĩ để thăm khám chuyên sâu.
Để phát hiện u xương hàm, các bác sĩ chuyên khoa hàm mặt sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm như nội soi tai mũi họng, áp dụng chụp X quang hoặc chụp cắt lớp CT. Trường hợp chuyên sâu hơn có thể chụp cộng hưởng từ MRI, phát hiện các khối u rõ ràng hơn. Hoặc cuối cùng là sinh thiết để có thể biết chính xác u xương cũng như có phương án cải thiện phù hợp.
Điều trị u xương hàm như thế nào?
Lỡ mắc phải u xương hàm, cần nhanh chóng tìm kiếm những địa chỉ uy tín để sớm can thiệp, cải thiện. Khi mắc phải u xương hàm, cần phẫu thuật để loại bỏ khối u răng và các bộ phận liên quan càng sớm càng tốt.
Tùy theo từng tình trạng bệnh u xương mà bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám, xem xét cũng như đưa ra phương pháp cải thiện sao cho hiệu quả. Trong một số trường hợp, điều trị u xương hàm cần kết hợp giữa ngoại khoa và nội khoa. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ khối u nang xương hàm sao cho hiệu quả.
Nhìn chung, bạn đừng quá hoang mang hoặc lo lắng khi mắc phải u xương hàm. Hãy thường xuyên thăm khám nha khoa để sớm phát hiện những ảnh hưởng bất thường về xương hàm và có phương pháp cải thiện phù hợp.
Cách ngăn ngừa u xương hàm phát triển
Để ngăn ngừa bệnh lý u xương hàm, chúng ta cần xây dựng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý. Dưới đây là một số những bí quyết như:
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên, sử dụng bàn chải mềm, đánh răng nhẹ nhàng, ít nhất 2-3 lần/ ngày để loại bỏ hết những mảng bám
- Chế độ dinh dưỡng đúng cách, cân bằng các dưỡng chất, hấp thụ đầy đủ những vitamin và dưỡng chất trong cơ thể.
- Giảm thiểu những độc tố bức xạ từ môi trường để hạn chế nguy cơ phát triển u xương hàm
- Nếu có tiền sử gia đình mắc các bệnh về u xương hàm, càn thăm khám thường xuyên để bác sĩ tư vấn và có phương pháp phòng ngừa
- Tránh xa những đồ uống có cồn, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích gây ảnh hưởng đến cơ thể.
- Thăm khám nha khoa thường xuyên để sớm phát hiện những ảnh hưởng bất thường của răng miệng và có phương pháp cải thiện sớm nhất.
U xương hàm không phải là bệnh lý hiếm gặp. Do đó cần tìm hiểu rõ về tình trạng bệnh để sớm có phương pháp cải thiện nhanh chóng. Những thông tin về biểu hiện, ảnh hưởng cũng như phương pháp điều trị u xương hàm được chia sẻ trong bài viết chắc chắn sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức, từ đó cải thiện u xương hàm hiệu quả nhất.
对文章发表评论