- Mặc định
- Lớn hơn
Bị sưng nướu khi mang thai là một trong những dấu hiệu phổ biến mà hầu hết các mẹ bầu phải đối diện. Vậy đâu là nguyên nhân sưng nướu? Làm cách nào để giảm bớt cảm giác khó chịu khi xuất hiện? Các mẹ bầu có thể tham khảo thông tin từ chuyên gia.
Nguyên nhân sưng nướu khi mang thai
Nhiều những nguyên nhân khác nhau khiến cho mẹ bầu xuất hiện sưng nướu khi mang thai, cụ thể như:
Thay đổi nội tiết tố
Mang bầu, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, nội tiết tố tăng cao. Đây là nguyên nhân khiến máu lưu thông đến các mô lợi răng lên, gây sưng nướu khó chịu.
Vệ sinh răng miệng không đúng
Khi mang thai, mẹ bầu thường ốm nghén và ăn nhiều bữa khác nhau. Việc vệ sinh răng không sạch, mảng bám xuất hiện gây sưng nướu và có nhiều bệnh lý.
Chế độ dinh dưỡng
Giai đoạn mang bầu không đủ canxi, ăn nhiều đồ ngọt dẫn đến lợi sưng đỏ, xuất hiện các nguy cơ viêm nhiễm và ảnh hưởng.
Biểu hiện sưng nướu khi mang thai
Bầu bị sưng nướu khi mang thai thường sẽ có nhiều những dấu hiệu dễ dàng nhận biết như hơi thở có mùi, nướu sưng đỏ, chảy máu chân răng không cầm được và những tình trạng diễn biến nặng hơn.
Thông thường sẽ biểu hiện qua các giai đoạn như:
- Giai đoạn đầu: Nướu bắt đầu xuất hiện tình trạng đỏ và hồng, sưng đau nhẹ, ấn vào có cảm giác mềm. Đi kèm với đó là tình trạng chảy máu chân răng.
- Giai đoạn tiếp theo: Nướu sẽ sưng đỏ nhiều hơn, có tác động sưng má bên ngoài. Răng chảy máu, có hiện tượng đau nhức nhiều, hơi thở có mùi gây khó chịu.
Tình trạng sưng nướu khi mang thai không quá gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé nếu như diễn biến sưng đau bình thường. Mẹ bầu có thể chú ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng kỹ hơn.
Tuy nhiên, nếu như sưng nướu kéo dài nhiều ngày, gây nên hiện tượng đau nhức khó chịu, nướu răng bị tụt, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng. Các mẹ bầu cần nhanh chóng tìm gặp các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và có phương pháp cải thiện phù hợp nhất.
Bà bầu bị sưng nướu răng trong cùng phải làm sao?
Theo thống kê, có đến 50% các mẹ bầu thường bị sưng nướu răng trong cùng ở khoảng tháng giữa thai kỳ. Tình trạng sưng nướu có thể kéo dài đến các tháng cuối, chấm dứt sau sinh.
Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có thể gây đau nhức, ê buốt và cảm giác cực kỳ khó chịu ở các mẹ bầu. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn tấn công, dấu hiệu mọc răng khôn hoặc những ảnh hưởng do nội tiết tố thay đổi.
Sưng nướu răng trong cùng ở mẹ bầu thường sẽ diễn biến nặng hơn, ảnh hưởng nhiều hơn đến quá trình sinh hoạt. Trong trường hợp xuất hiện, các mẹ bầu nên chủ động đến nha sĩ thăm khám, tùy vào mức độ các bác sĩ có thể đưa ra phương pháp cải thiện.
Nếu sưng nướu răng trong cùng 3 tháng đầu, bác sĩ sẽ cân nhắc, hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà. Lúc này em bé chưa ổn định nên không thể can thiệp hay cải thiện.
Nếu xuất hiện sưng nướu 3 tháng giữa và cuối, mẹ bầu có thể sử dụng nước muối sát khuẩn và áp dụng các phương pháp vệ sinh răng miệng kỹ hơn để hạn chế các ảnh hưởng.
Cách khắc phục tình trạng sưng nướu ở mẹ bầu
Để giảm nhanh những cơn đau nhức và khó chịu do sưng nướu gây ra, các mẹ bầu có thể nhanh chóng áp dụng một số những giải pháp khác nhau.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Chú ý hơn đến việc vệ sinh răng đúng cách. Đánh răng thường xuyên, nhất là sau khi ăn. Dùng những loại bàn chải mềm nhẹ, đánh sâu vào các ngóc ngách của răng để không có vi khuẩn tích tụ. Răng sạch khuẩn sẽ giúp cho dấu hiệu sưng nướu được cải thiện.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Mẹ bầu chú ý xây dựng dinh dưỡng phù hợp, ăn nhiều những thực phẩm giàu canxi, vitamin C và các khoáng chất. Uống nhiều nước, dùng hoa quả và rau xanh để răng chắc khỏe, hạn chế tình trạng sưng nướu xuất hiện.
Áp dụng chữa sưng nướu tại nhà
Các dấu hiệu sưng nướu có thể được cải thiện rõ nét nếu mẹ bầu chăm chỉ áp dụng một mẹo dân gian tại nhà.
Sử dụng nước muối
Nếu có dấu hiệu sưng nướu, mẹ bầu có thể súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Trong muối có tính kháng khuẩn làm sạch răng miệng, cải thiện dấu hiệu sưng nướu hiệu quả.
Dùng mật ong
Nếu mẹ bầu có dấu hiệu sưng nướu khó chịu, nên dùng mật ong để cải thiện. Nhờ tính kháng khuẩn, lành tính nên mật ong có thể cải thiện dấu hiệu sưng viêm ở vùng nướu. Chú ý thoa mật ong mỗi ngày để nướu được cải thiện hiệu quả.
Sử dụng nha đam
Giảm sưng nướu ở mẹ bầu bằng cách sử dụng nha đam cũng được áp dụng khá rộng rãi. Nha đam có khả năng chống viêm, giảm đau, sát khuẩn tốt. Chỉ cần dùng nha đam tươi thoa lên những vị trí viêm nướu, sau đó súc miệng bằng nước lạnh để cải thiện.
Thăm khám nha khoa
Nếu nhận thấy dấu hiệu sưng nướu ở mẹ bầu diễn biến nặng hơn và xuất hiện các cơn đau nhức dai dẳng, hãy nhanh chóng đến nha khoa thăm khám. Những lúc này các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ sưng nướu, viêm nhiễm của răng như thế nào để áp dụng.
Détartrage des dents
Mảng bám tích tụ nhiều gây sưng nướu. Bác sĩ có thể thực hiện cạo vôi răng. Tuy nhiên đang trong quá trình mang thai, tùy theo giai đoạn bầu, sức khỏe của mỗi người, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Không khuyến khích cạo vôi răng khi đang mang thai vì có thể gây ra một số những ảnh hưởng không tốt.
Dùng thuốc
Trường hợp dấu hiệu viêm sưng lợi nhiều và khó thuyên giảm, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thuốc. Tuy nhiên điều này sẽ cực kỳ cân nhắc vì một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến em bé.
Sưng nướu khi mang thai gây khá nhiều những ảnh hưởng và phiền toái đến mẹ bầu về quá trình sinh hoạt, ăn uống. Tuy nhiên, nếu như áp dụng một số cách tại nhà đều đặn, việc sưng nướu có thể thuyên giảm một cách từ từ. Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết, bạn có thể tham khảo thông tin để biết thêm kinh nghiệm cải thiện tình trạng sưng nướu ở mẹ bầu hiệu quả nhất.
Commentaire sur l'article