Trong giai đoạn mang thai, hormone thay đổi khiến lượng canxi trong cơ thể phụ nữ mang bầu biến đổi liên tục, gây ra các vấn đề về răng miệng như sâu răng. Vậy mẹ bầu có trám răng được không? Có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không? Hãy để Nha Khoa Shark giải đáp cho bạn qua những thông tin dưới đây!
Nguyên nhân gây nên các vấn đề răng miệng ở phụ nữ mang bầu
Trước khi câu trả lời cho thắc mắc mang bầu có được trám răng không. Hãy cùng tìm ra nguyên nhân gây nên các vấn đề răng miệng ở phụ nữ mang bầu, để từ đó có được cách khắc phục phù hợp.
Phụ nữ mang bầu thường hay mắc phải các vấn đề về răng miệng. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ các yếu tố sau:
- Thay đổi hormone: Việc thay đổi hormone trong cơ thể làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu và các bệnh lý răng miệng khác.
- Tuyến nước bọt thay đổi: Nước bọt chứa nhiều chất làm chắc men răng, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ răng miệng. Nhưng khi mang thai, tuyến nước bọt thay đổi làm giảm lượng nước bọt tiết ra. Từ đó khả năng bảo vệ cũng giảm đi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Chế độ ăn uống: Nhiều phụ nữ mang thai thường có xu hướng ăn vặt nhiều hơn bình thường, đặc biệt là các loại đồ ngọt và chua. Nếu không chăm sóc và vệ sinh răng miệng một cách kỹ lưỡng, lâu dần tích tụ các mảng bám, vi khuẩn phát triển nhanh chóng, gây ra các vấn đề về sâu răng.
Trong giai đoạn mang thai, việc mẹ bầu gặp các vấn đề về răng miệng nhưng không được điều trị sẽ có nguy cơ sinh non cao hơn bình thường. Do đó, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ có chuyên môn để được thăm khám, tư vấn kịp thời.

Phụ nữ mang bầu có được trám răng không?
Việc hormone trong cơ thể thay đổi dẫn tới nguy cơ sâu răng cao ở bà bầu. Vậy có bầu trám răng được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể, nhưng cần cân nhắc đến các yếu tố như tình trạng bệnh lý nha khoa, sức khỏe mẹ bầu và thời gian của thai kỳ để quyết định.
Đối với các trường hợp hàn trám răng đơn giản, số lượng ít, không cần chụp X-quang hay tiêm thuốc tê, phụ nữ mang bầu có thể hoàn toàn yên tâm thực hiện.
Bên cạnh đó, giai đoạn thai kỳ cũng ảnh hưởng quan trọng đến việc điều trị các bệnh lý nha khoa. Theo các bác sĩ chuyên gia, việc điều trị trám răng nên được thực hiện vào giai đoạn giữa thai kỳ, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6. Đây là thời điểm thai nhi đã phát triển ổn định, những tác động nhẹ bên ngoài cũng không gây ảnh hưởng đến bé. Đồng thời, mẹ bầu cũng ít ốm nghén và có thể ngồi trên ghế nha khoa một cách thoải mái.
Để đảm bảo an toàn trong việc trám răng khi đang mang thai, phụ nữ mang bầu cần lựa chọn những nha khoa uy tín, có bác sĩ giỏi để thực hiện. Qua đó, mẹ bầu sẽ được thăm khám một cách kỹ lưỡng, đồng thời được trám răng theo đúng kỹ thuật, thao tác đúng quy trình nghiêm ngặt, giúp quá trình diễn ra suôn sẻ, ngăn ngừa được những tác hại của việc trám răng không mong muốn.

Những trường hợp cần trì hoãn trám răng khi đang mang bầu
Mang bầu có được trám răng không? Câu trả lời sẽ là không, đối với các trường hợp như sau:
3 tháng đầu thai kỳ
Đây là khoảng thời gian em bé đang được hình thành và phát triển, việc trám răng, đặc biệt là sử dụng thuốc tê có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi. Đồng thời, giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ bầu hay bị ốm nghén, mệt mỏi. Việc trám răng có thể làm cho tình trạng sức khỏe trở nên tồi tệ hơn.
3 tháng cuối thai kỳ
Ở giai đoạn này, đối với những mẹ bầu có thai nhi lớn, cơ thể nặng nề, cần trì hoãn những ca trám răng có mức độ phức tạp và cần điều trị kéo dài. Việc nằm lâu trên ghế nha khoa làm tăng áp lực lên bụng bầu, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và có thể gây sinh non.
Mẹ bầu có tiền sử dị ứng thuốc tê
Mang bầu có trám răng được không còn tùy thuộc vào người mẹ có tiền sử dị ứng với thuốc tê hay không. Việc trám răng có can thiệp thuốc tê có thể gây ra những phản ứng không mong muốn, ảnh hưởng nguy hiểm cho cả mẹ và bé, nếu mẹ bầu có tiền sử dị ứng với thuốc tê.

Phụ nữ mang bầu cần lưu ý gì trước và sau khi trám răng?
Điều trị các vấn đề răng miệng trong giai đoạn mang thai là cực kỳ nhạy cảm, do đó phụ nữ mang bầu cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng trước và sau khi trám răng. Cụ thể:
Trước khi trám răng
Để chuẩn bị thật tốt trước khi tiến hành trám răng, mẹ bầu cần lưu ý đến những vấn đề sau:
Lựa chọn thời điểm thích hợp
Lựa chọn thời điểm trám răng đặc biệt quan trọng trước khi tiến hành trám răng. Mẹ bầu có trám răng được không phần lớn tùy thuộc vào giai đoạn của thai kỳ. Như đã đề cập ở trên, thời điểm thích hợp nhất để trám răng sẽ rơi vào giữa thai kỳ, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám chính xác nhất.
Chọn nha khoa uy tín, chất lượng
Phụ nữ mang bầu có nhu cầu trám răng cần ưu tiên chọn lựa một nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm. Trám răng được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao sẽ khiến cho quá trình diễn ra suông sẻ, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho mẹ bầu.
Chọn vật liệu trám răng
Cần cân nhắc lựa chọn vật liệu trám răng phù hợp với sức khỏe của phụ nữ mang bầu. Theo lời khuyên từ các bác sĩ chuyên gia, các mẹ bầu nên chọn vật liệu trám răng Composite là phù hợp nhất, bởi chúng có khả năng tương thích sinh học cao, lành tính và an toàn cho mọi đối tượng.
Đặc biệt cần lưu ý, trong giai đoạn mang thai không nên lựa chọn vật liệu trám răng Amalgam. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thành phần thủy ngân trong vật liệu này, có thể gây hại cho sức khỏe con người, nhất là đối với phụ nữ mang bầu.

Ưu tiên điều trị cần thiết
Nếu răng bị sâu hoặc vỡ lớn gây đau nhức, viêm nhiễm, việc điều trị là cần thiết để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu không phải trường hợp khẩn cấp, bác sĩ có thể đề nghị trì hoãn đến sau khi sinh.
Lưu ý nếu có sử dụng thuốc trong quá trình điều trị
Thuốc kháng sinh có thể gây hại cho thai nhi, mẹ bầu cần phải thông báo cho nha sĩ biết mình đang mang thai để bác sĩ kê những loại thuốc chỉ định dành riêng cho thai phụ.
Hạn chế chụp X-quang khi mang thai
Trong trường hợp phụ nữ mang bầu có tình trạng sâu răng nằm ở mức độ nhẹ, sẽ không cần thiết phải chụp X-quang, để tránh những ảnh hưởng không tốt từ thiết bị. Do đó, cần thông báo về tình trạng mang thai của mình, để bác sĩ nắm được tình hình và dùng một phương pháp khác.
Sau khi trám răng
Sau khi trám răng, mẹ bầu cần chú ý đến những vấn đề sau để ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng quay trở lại. Cụ thể như sau:
Chăm sóc răng miệng đúng cách
Phụ nữ mang bầu nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng bàn chải lông mềm ít nhất 2 lần/ngày. Để loại bỏ mảng bám hiệu quả hơn, mẹ bầu có thể kết hợp dùng thêm tăm nước và chỉ nha khoa.
Chú ý đến chế độ ăn uống
Để bảo vệ vết trám và men răng, mẹ bầu cần tránh các loại thực phẩm quá dai cứng, hoặc các loại đồ uống có gas. Những loại thực phẩm này có thể làm cho vết trám dễ bị bung hoặc xỉn màu, mất thẩm mỹ.
Theo dõi tình trạng răng miệng
Mẹ bầu cần theo dõi tình trạng răng miệng sau vài ngày đầu trám răng. Nếu có dấu hiệu nào bất thường, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ, xử lý kịp thời.

Qua bài viết trên, Nha Khoa Shark đã giải đáp chi tiết cho thắc mắc liên quan đến phụ nữ mang bầu có trám răng được không, cùng những điều mẹ bầu cần lưu ý trước khi thực hiện. Để có được câu trả lời chính xác đối với tình trạng của bản thân, tốt nhất phụ nữ mang bầu nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, thăm khám và có những phương pháp điều trị hiệu quả, giải quyết dứt điểm vấn đề răng miệng trong giai đoạn mang thai.
Comment on the article