- Default
- Bigger
Tình trạng nhiệt miệng thường xuyên xảy ra đối với trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống và việc ăn uống của bé nên làm các bậc phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên, bố mẹ không cần quá lo lắng, bỏ túi ngay 10 thuốc bôi nhiệt miệng cho bé tốt trên thị trường được chia sẻ ngay trong bài viết này nhé!
Top 10 loại thuốc bôi nhiệt miệng cho bé
Thông thường, tình trạng nhiệt miệng sẽ tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày mà không cần sự can thiệp của bất kỳ phương pháp nào. Tuy nhiên, trong quá trình nhiệt miệng, các bé thường cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng tới việc ăn uống.
Do đó, để nhanh chóng tạm biệt các triệu chứng nhiệt miệng, các mẹ có thể tham khảo một số loại thuốc bôi nhiệt miệng cho bé dưới đây:
1. Thuốc Mouthpaste Mediphar USA
Đây là loại thuốc nhiệt miệng trẻ em sơ sinh có dạng gel. Thành phần chủ yếu của Mouthpaste là Triamcinolone acetonide, nên có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhanh chóng, đặc biệt giúp cải thiện các vết lở loét ở vùng niêm mạc miệng, môi, nướu hiệu quả.
Cách sử dụng thuốc cho trẻ:
- Lấy một lượng thuốc vừa phải và bôi thành lớp mỏng quanh khu vực nhiệt miệng.
- Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần, tuy nhiên không được dùng trong vòng quá 8 ngày.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra tại vị trí nhiệt miệng: ngứa rát, kích ứng, khô, đỏ niêm mạc miệng.
2. Thuốc bôi nhiệt miệng cho bé Taisho
Taisho là sản phẩm thuốc bôi nhiệt miệng trẻ em có xuất xứ từ Nhật Bản. Với thành phần thiên nhiên lành tính, không chứa chất bảo quản nên đảm bảo an toàn và không gây tác dụng phụ cho trẻ. Hơn nữa, Taisho được sản xuất không mùi, không vị nên đem lại cảm giác dễ chịu khi thoa vào vị trí nhiệt miệng.
Công dụng chính của thuốc nhiệt miệng Taisho: Kháng viêm, hỗ trợ giảm cảm giác nóng rát, sưng đau khó chịu.
Bên cạnh đó, nó tiêu diệt các vi khuẩn gây nhiệt miệng, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi vết lở nhiệt.
Hướng dẫn sử dụng:
- Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, kết hợp thêm nước muối để loại bỏ sạch vi khuẩn.
- Dùng khăn mềm lau quanh khu vực bị nhiệt miệng.
- Tiếp đó, rửa sạch tay và lấy một lượng thuốc vừa đủ. Bạn dùng tay để thoa để thuốc lên vị trí nhiệt miệng để khắc phục.
Lưu ý, không nên lấy quá nhiều thuốc, chỉ xoa đều một lần để tránh vi khuẩn lây lan. Mẹ nên thoa đều cho bé 3 – 5 lần/1 ngày và mỗi lần thoa cách nhau 3 giờ. Đặc biệt, sản phẩm chỉ phù hợp với trẻ từ 1 tuổi trở lên.
3. Thuốc nhiệt miệng Trinolone Oral Paste
Trinolone Oral Paste là sản phẩm thuốc nhiệt miệng trẻ em 2 tuổi trở lên và có xuất xứ từ Thái Lan. Với thành phần chính là triamcinolone acetonide nên khi sử dụng, bé sẽ giảm đau rát và làm tăng khả năng hồi phục vết lở loét.
Công dụng chính của Trinolone Oral Paste:
- Nhờ sự thẩm thấu nhanh nên hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.
- Thúc đẩy quá trình làm lành vết lở loét.
- Hỗ trợ điều trị một số vấn đề viêm nhiễm khác nhau: viêm nướu, chấn thương khi gắn răng giả,…
Để sử dụng cho bé, bố mẹ cần:
- Vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ, sau đó dùng tay sạch để thoa một lượng thuốc vừa đủ lên vị trí lở loét. Ngoài dùng tay, bạn cũng có thể sử dụng tăm bông để bôi thuốc.
- Thoa thuốc mỗi ngày từ 2 – 3 lần, để mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng thuốc cho bé trước khi đi ngủ và sau các bữa ăn.
Lưu ý: Sản phẩm thuốc chống chỉ định đối với các trường hợp bị dị ứng với triamcinolone acetonide hoặc mẫn cảm với các thành phần trong thuốc.
4. Kem bôi nhiệt miệng cho bé Zytee Rb Gel
Đây là gel bôi nhiệt miệng cho bé có công dụng giảm đau sưng, khó chịu quanh vị trí loét miệng. Với hợp chất kháng khuẩn Benzalkonium chloride, vị trí lở miệng sẽ giảm đau nhức. Bên cạnh đó, hợp chất này hoạt động bằng cách ngăn chặn hormone prostaglandin nên giúp ngăn chặn sưng đỏ trong khoang miệng.
Hướng dẫn sử dụng:
- Sử dụng một lượng gel thuốc vừa đủ để thoa lên vùng lở loét, nhiệt miệng.
- Mỗi ngày chỉ nên bôi từ 3 – 4 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 3 – 4 tiếng.
Lưu ý: Chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai, cho con bú hoặc mẫn cảm với các thành phần trong thuốc.
5. Thuốc bôi nhiệt miệng cho trẻ Kamistad
Kamistad thuộc thương hiệu Stada Arzneimittel A.G đến từ Đức được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng để điều trị. Thuốc được đặc chế từ các thành phần thiên nhiên, lành tính nên rất an toàn cho trẻ khi chẳng may nuốt phải.
Khi cho bé sử dụng Kamistad, tình trạng đau rát, khó chịu ở vết loét giảm nhanh. Ngoài ra, thuốc còn có công dụng chống viêm, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, làm quá trình lành vết thương diễn ra nhanh hơn.
Hướng dẫn sử dụng:
- Đầu tiên, mẹ cần rửa sạch tay với xà phòng và cho bé súc miệng với nước sạch để loại bỏ mảng bám trong khoang miệng.
- Sau đó, lấy một lượng thuốc vừa đủ lên tay hoặc tăm bông và thoa lên vị trí bị nhiệt miệng.
Chú ý: 1 – 2 tiếng sau khi bôi thuốc, bạn không nên ăn uống gì để phát huy tối đa công dụng của thuốc. Ngoài ra, đừng quên xem những chỉ định trong tờ hướng dẫn để sử dụng an toàn hơn nhé.
6. Thuốc bôi nhiệt miệng Orrepaste
Đây là loại thuốc trị nhiệt miệng xuất xứ từ Malaysia, được đặc chế dưới dạng gel chuyên dùng trong da liễu. Với thành phần chính gồm Triamcinolone Acetonide nên khi sử dụng sẽ giúp khắc phục và giảm nhanh các triệu chứng viêm loét ở vùng niêm mạc.
Cách mẹ nên sử dụng để điều trị cho bé:
- Lấy một lượng gel vừa đủ, sau đó bôi một lớp mỏng lên vị trí viêm loét. Bôi vừa đủ, hạn chế bôi diện rộng.
- Để sử dụng thuốc hiệu quả, bạn nên dùng từ 2 – 3 lần/1 ngày (sau bữa ăn và trước khi đi ngủ)
Bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc tham khảo các thông tin in trên bao bì để sử dụng với liều lượng phù hợp nhất. Ngoài ra, đây là loại thuốc chống chỉ định với phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc mắc bệnh lao, tiểu đường, viêm loét ruột,… Do đó, hãy tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng cho bé.
7. Thuốc bôi nhiệt miệng cho trẻ Oracortia 5g
Thuốc Oracortia là một dạng thuốc mỡ, được chỉ định để điều trị các triệu chứng viêm loét miệng hoặc những tổn thương niêm mạc dạng loét do chấn thương.
Những công dụng đặc trị của trong thuốc Oracortia 5g:
- Ngăn ngừa và giảm các triệu chứng viêm, ngứa rát, phồng rộp ở vùng niêm mạc miệng.
- Làm dịu nhanh những vết loét do chấn thương nên việc ăn uống của bé sẽ dễ dàng hơn.
Hướng dẫn sử dụng:
- Lấy một lượng thuốc phù hợp rồi bôi một lớp mỏng nhẹ lên vùng niêm mạc bị tổn thương.
- Sử dụng Oracortia từ 2 – 3 lần/1 ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ để mang lại hiệu quả.
Note: Đối với trẻ em, không nên dùng quá 5 ngày liên tiếp, đối với người lớn, dùng tối đa từ 5 – 7 ngày. Đặc biệt, thuốc không dùng cho các trường hợp bị tổn thương do nhiễm nấm, mụn trứng cá đỏ, loét hạch,…
8. Thuốc bôi nhiệt miệng trẻ em Emofluor
Thuốc nhiệt miệng Emofluor được bào chế dưới dạng gel màu trắng và có mùi thơm dễ chịu khi dùng. Cả trẻ em và người lớn đều có thể sử dụng loại thuốc này.
Cũng giống như những loại thuốc đặc trị nhiệt miệng khác, Emofluor cũng dùng để bôi lên vị trí nhiệt miệng để giảm đau nhức và viêm loét, giúp rút ngắn thời gian lành vết thương.
Tuy nhiên, cần lưu ý, sau khi bôi thuốc không được súc miệng và hạn chế ăn uống sau khoảng 1 – 2 giờ. Hãy tham khảo qua ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ.
9. Xịt miệng Traful
Đây là sản phẩm thuốc nhiệt miệng trẻ em từ 3 tuổi trở lên, giúp làm lành những vết viêm loét nhiệt miệng nhanh chóng. Với thành phần lành tính, không chứa chất bảo quản nên rất an toàn với các bé và không xảy ra tác dụng phụ.
Để dùng xịt miệng Traful hiệu quả, bạn nên cho bé thực hiện theo cách sau:
- Đánh răng sạch sẽ và súc miệng lại với nước muối sinh lý.
- Lau sạch vị trí bị viêm loét.
- Mở nắp chai và xịt trực tiếp lên vị trí nhiệt miệng.
- Lưu ý, nên sử dụng từ 3 – 4 lần/1 ngày.
Bởi vì được đặc chế từ tinh dầu bạc hà nên các bé sẽ cảm thấy dễ chịu khi sử dụng. Đặc biệt, sau khi dùng, hơi thở sẽ trở nên thơm mát hơn.
10. Chai xịt Smart Fresh
Smart Fresh là sản phẩm điều trị nhiệt miệng ở dạng phun sương được rất nhiều bậc phụ huynh sử dụng cho con. Được làm từ thành phần nano Carbon nên có khả năng diệt khuẩn, diệt virus, nấm mốc hiệu quả.
Sản phẩm giúp làm sạch khoang miệng, hỗ trợ chữa lành các vết thương do nhiệt miệng, nấm mốc, môi nứt nẻ,… Bên cạnh đó, chai xịt có tính sát khuẩn nhanh, giúp tạo lớp màng bọc để ngăn chặn sự sinh trưởng và tấn công của vi khuẩn và virus gây hại vào vết thương.
Với cách dùng đơn giản, bạn chỉ cần xịt vào vị trí lở của bé. Kiên trì thực hiện 3 – 4 lần/1 ngày cho tới khi khỏi bệnh.
Mỗi loại thuốc bôi nhiệt miệng cho bé sẽ có đặc điểm riêng, nhưng nhìn chung đều điều trị viêm loét miệng hiệu quả.
Để lựa chọn được sản phẩm phù hợp với bé, bố mẹ nên tham khảo những tư vấn từ bác sĩ. Họ sẽ thăm khám sức khỏe của bé và giúp mẹ lựa chọn sản phẩm an toàn và hiệu quả.
Một số lưu ý mẹ cần biết khi bôi thuốc nhiệt miệng cho bé
Để sử dụng thuốc nhiệt miệng trẻ em hiệu quả và không ảnh hưởng tới sức khỏe, bố mẹ cần lưu ý một số thông tin sau:
- Trước khi sử dụng thuốc để điều trị nhiệt miệng, bố mẹ cần kiểm tra kỹ lưỡng hạn sử dụng trên bao bì. Tránh dùng sản phẩm hết hạn để chữa nhiệt miệng cho bé.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để dùng đúng liều lượng và đúng cách.
- Tùy vào từng cơ địa sẽ có những loại thuốc phù hợp, nên trước khi sử dụng, hãy tham khảo qua ý kiến của bác sĩ để lựa chọn được loại thuốc hiệu quả.
- Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu thấy có dấu hiệu bất thường, bố mẹ dừng sử dụng cho bé. Đồng thời đưa bé tới gặp bác sĩ để được xử lý triệt để.
Ngoài ra, khi bôi thuốc cho bé, bố mẹ cần vệ sinh sạch sẽ tay để không xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn trong khoang miệng. Đặc biệt, khi sử dụng thuốc, dùng đúng theo số ngày bác sĩ chỉ định, thông thường từ 5 – 7 ngày. Nếu bạn sử dụng quá nhiều sẽ khiến tình trạng viêm loét xảy ra nghiêm trọng hơn.
Biện pháp phòng ngừa tình trạng nhiệt miệng ở trẻ
Sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng cho bé tuy hiệu quả, nhưng không phải bé nào cũng chịu hợp tác với mẹ. Do đó, tình trạng nhiệt miệng rất lâu khỏi.
Như vậy, để không cần sử dụng thuốc, bố mẹ cần có những biện pháp để ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng xảy ra.
Dưới đây là một số phương pháp bố mẹ có thể tham khảo:
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ mỗi ngày. Nếu là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, mẹ nên dùng khăn gạc sạch mềm, nhúng vào nước ấm để vệ sinh vùng nướu, lưỡi cho trẻ đều đặn 2 – 3 lần/ngày.
- Đối với trường hợp trẻ đã tự vệ sinh răng miệng, mẹ hãy hướng dẫn bé cách chải răng đúng cách vào buổi sáng và buổi tối bằng bàn chải lông mềm và đầu nhỏ.
- Bên cạnh đánh răng, hướng dẫn bé cách vệ sinh răng miệng bằng nước muối, chỉ nha khoa để loại bỏ sạch vi khuẩn, mảng bám.
- Xây dựng cho bé chế độ ăn uống lành mạnh, tránh ăn những món đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ. Đặc biệt hạn chế những món nhiều đường như kẹo ngọt, nước uống có gas,…
- Bổ sung nước lọc cho trẻ mỗi ngày. Bên cạnh đó, cung cấp thêm vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe của bé như thịt, cá, hải sản, trái cây tươi, rau củ,…
Đừng quên đưa trẻ tới các nha khoa uy tín để kiểm tra răng miệng định kỳ 3 – 6 tháng/1 lần. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe của bé tốt hơn, đặc biệt sẽ xử lý kịp thời những dấu hiệu bất thường xảy ra trong khoang miệng.
Trong bài viết này, Shark Dental đã chia sẻ tới các bạn độc giả 10 loại thuốc bôi nhiệt miệng cho bé, hy vọng sẽ hữu ích đối với các mẹ. Chúc các mẹ tìm được loại thuốc phù hợp với trẻ, cũng như đảm bảo an toàn và hiệu quả khi điều trị
Comment on the article