Răng nhiễm Fluor là gì? Có thể tẩy trắng được không?

Răng nhiễm Fluor là gì? Có thể tẩy trắng được không?

Sign up for consultation
Font size
  • Default
  • Bigger

Răng nhiễm Fluor là 1 dạng bất thường về màu sắc trên men răng, làm ảnh hưởng thẩm mỹ nụ cười. Nếu bạn chưa biết nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này, hãy theo dõi bài viết sau đây, Shark Dental sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin cơ bản cần biết.

Răng nhiễm Fluor
Răng nhiễm Fluor

Răng nhiễm Fluor là gì?

Răng bị nhiễm Fluor là 1 trong những bệnh lý răng miệng khá phổ biến, bắt nguồn từ tình trạng dư thừa Fluor trong cơ thể. Vấn đề này làm ảnh hưởng sự hình thành của men răng.

Răng nhiễm Fluor ở mức độ nhẹ sẽ chỉ xuất hiện những mảng có màu trắng đục, làm cho màu sắc trên răng không đều. Nếu nghiêm trọng hơn, Fluor sẽ ăn sâu vào bên trong ngà răng.

Răng nhiễm Fluor khiến cho màu sắc men răng bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Răng nhiễm Fluor khiến cho màu sắc men răng bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Mức độ nghiêm trọng khi răng nhiễm Fluor sẽ phụ thuộc vào cơ địa, hoạt động thể chất và sự phát triển xương răng của từng người. Khi nhiễm Fluor, thẩm mỹ ở răng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, làm cho sự tự tin trong cuộc sống của bạn ít nhiều bị giảm sút.

Dấu hiệu nhận biết răng bị nhiễm Fluor

Ở mỗi giai đoạn khác nhau, răng nhiễm Fluor sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau, cụ thể như sau:

  • Giai đoạn mới chớm: Trên bề mặt răng sẽ bắt đầu xuất hiện các đốm nhỏ có màu trắng đục, những mảng này có thể lớn hơn nhưng không chiếm quá ¼ thân răng.
  • Giai đoạn nhẹ: Ở giai đoạn này, các đốm trắng và mảng trắng trên bề mặt răng bắt đầu lan rộng, nhưng chưa chiếm quá ½ thân răng.
  • Giai đoạn nặng: Hầu như toàn bộ bề mặt răng đã chuyển sang màu trắng đục, thậm chí xuất hiện các đốm có màu nâu.
  • Giai đoạn nghiêm trọng: Răng nhiễm Fluor ở mức độ nghiêm trọng bắt đầu sần sùi, hình thành các lỗ sâu, răng cũng trở nên nhạy cảm hơn. Ở giai đoạn này, răng rất dễ vỡ, khó khôi phục như ban đầu.
Ở mỗi giai đoạn khác nhau, răng bị nhiễm Fluor sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau
Ở mỗi giai đoạn khác nhau, răng bị nhiễm Fluor sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau

Nguyên nhân khiến răng nhiễm Fluor

Có thể bạn đã biết, Fluor là 1 trong những hoạt chất rất có lợi cho sức khỏe răng miệng, mang lại tác dụng ngăn ngừa sâu răng, hạn chế sự hình thành mảng bám và tích tụ vi khuẩn, giúp men răng cứng chắc hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng Fluor quá mức sẽ làm cho răng bị nhiễm Fluor.

  • Sử dụng các loại thuốc có chứa Fluor

Đây là nguyên nhân đầu tiên và cũng là nguyên nhân nổi cộm nhất. Một số loại thuốc thường thấy có thể gây khó khăn trong quá trình kiểm soát hàm lượng Fluor trong cơ thể. Vì vậy, bạn cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, nếu phụ huynh quá lạm dụng thuốc Fluor dành cho trẻ sẽ có thể gây ra tác dụng ngược, làm cho răng của trẻ bị nhiễm Fluor.

  • Sử dụng nguồn nước có chứa Fluor nhiều quá mức

Trường hợp này khá ít gặp, tuy nhiên vẫn có khả năng xảy ra. Vì vậy, bạn nên lưu ý chỉ dùng nguồn nước sạch, hàm lượng của các thành phần có trong nước không vượt quá ngưỡng cho phép.

Sử dụng nước có chứa Flour cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng răng bị nhiễm Flour
Sử dụng nước có chứa Flour cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng răng bị nhiễm Flour
  • Sử dụng thực phẩm chứa nhiều Fluor

Một số loại thực phẩm như: Tôm, cua, khoai tây, trà đen, soda,… có chứa hàm lượng Fluor rất cao. Nếu bạn sử dụng nhiều những thực phẩm này sẽ làm cho răng nhiễm Fluor.

  • Sử dụng các sản phẩm có chứa nhiều Fluor

Việc sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng cho đối tượng không thích hợp cũng có thể làm tăng hàm lượng Fluor có trong men răng. Điển hình là cho trẻ em sử dụng kem đánh răng dành cho người lớn.

Trẻ em là đối tượng có răng dễ bị nhiễm Fluor nhất, nếu sử dụng sản phẩm không thích hợp sẽ làm cho hàm lượng Fluor có trong men răng của trẻ tăng cao.

Răng có thể bị nhiễm Fluor khi bạn sử dụng nguồn nước có chứa muối vượt quá ngưỡng cho phép
Răng có thể bị nhiễm Fluor khi bạn sử dụng nguồn nước có chứa muối vượt quá ngưỡng cho phép

Các cách điều trị răng nhiễm Fluor

Khi răng nhiễm Fluor, thẩm mỹ của hàm răng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu bạn có men răng yếu, cấu trúc của răng sẽ bị phá hủy, làm cho răng nhạy cảm hơn.

Vì vậy, để có thể sở hữu được 1 hàm răng đẹp và đều màu, bạn cần nhanh chóng tìm cách khắc phục.

Trong nha khoa, có 3 phương pháp khắc phục tình trạng răng nhiễm Fluor hiệu quả nhất. Bao gồm: tẩy trắng răng, dán mặt sứ Veneer và bọc răng sứ.

Căn cứ vào mức độ nhiễm Fluor của răng, bác sĩ sẽ giúp bạn tư vấn và chỉ định phương pháp thích hợp.

Teeth whitening

Răng bị nhiễm Fluor có tẩy trắng được không? Khi răng bị nhiễm Fluor ở mức độ mới chớm có thể tẩy trắng răng được. Với công làm trắng răng Plasma Nano White, năng lượng ánh sáng Laser kết hợp cùng hoạt chất thuốc tẩy trắng sẽ mang lại tác dụng cải thiện màu sắc từ sâu bên trong ngà răng.

Nhờ đó, những đốm nhỏ màu trắng đục li ti trên bề mặt răng sẽ được xóa bỏ.

Với kỹ thuật tẩy trắng răng hiện đại, tình trạng răng bị nhiễm Fluor sẽ có thể được khắc phục hiệu quả
Với kỹ thuật tẩy trắng răng hiện đại, tình trạng răng bị nhiễm Fluor sẽ có thể được khắc phục hiệu quả

Dán mặt sứ Veneer

Dán mặt sứ Veneer là phương pháp sử dụng mặt sứ mỏng cố định ở bề mặt răng, giúp cải thiện các khuyết điểm về dáng răng, màu răng. Phương pháp này được áp dụng khi răng nhiễm Fluor ở giai đoạn nhẹ, làm cho răng có thẩm mỹ hoàn thiện và trắng sáng hơn.

Porcelain crowns 

Nếu răng bị nhiễm Fluor nặng, màu sắc thân răng của bản sẽ không thể trở về như ban đầu. Vì vậy, bạn không thể tẩy trắng răng, mà cần áp dụng phương pháp bọc răng sứ để cải thiện.

Kỹ thuật bọc răng sứ sẽ giúp tạo hình thẩm mỹ cho răng. Khi thực hiện, răng thật bị nhiễm Fluor sẽ được mài theo 1 tỷ lệ nhất định, sau đó mão răng sứ sẽ được cố định chắc chắn lên trên. Với công nghệ chế tác tinh xảo, răng sứ sẽ có hình dáng và màu sắc như răng thật, có tác dụng bảo vệ men răng và nâng cao thẩm mỹ nụ cười.

Bọc răng sứ là phương pháp dùng để khắc phục tình trạng răng nhiễm Fluor nghiêm trọng
Bọc răng sứ là phương pháp dùng để khắc phục tình trạng răng nhiễm Fluor nghiêm trọng

Cách phòng ngừa răng nhiễm Fluor

Để có thể phòng ngừa tình trạng răng bị nhiễm Fluor thật hiệu quả cho chính mình và người thân trong gia đình, bạn cần lưu ý nhiều điều trong sinh hoạt thường ngày:

  • Kiểm tra kỹ lưỡng hàm lượng Fluor có chứa trong nước uống, nước sinh hoạt. Nếu thành phần Fluor vượt quá ngưỡng cho phép là 0,7-1 mg/l, bạn có thể áp dụng các cách khắc phục như chưng cất hoặc lọc nước.
  • Bạn hãy tìm hiểu và lựa chọn sử dụng các loại kem đánh răng có chứa hàm lượng Fluor thích hợp, và sử dụng đúng sản phẩm cho đúng độ tuổi.
  • Khi vệ sinh răng miệng, không nên dùng quá nhiều kem đánh răng nếu không thật sự cần thiết. Người trưởng thành chỉ nên dùng lượng kem đánh răng tương tự như hạt đậu, và trẻ em nên dùng lượng kem như hạt gạo.
  • Bạn không nên thường xuyên sử dụng các thực phẩm có chứa hàm lượng Fluor dồi dào trong thời gian dài. Thay vào đó, hãy xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học, cân bằng các chất dinh dưỡng thiết yếu để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Hy vọng với những thông tin vừa được chia sẻ, nha khoa Shark đã giúp bạn có được góc nhìn toàn diện hơn về tình trạng răng nhiễm Fluor. Thông qua bài viết, thắc mắc răng bị nhiễm Fluor có tẩy trắng răng được không cũng đã được giải đáp khá chi tiết.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đã giúp bạn biết được cách khắc phục và phòng ngừa răng bị nhiễm Fluor. Để biết thêm các thông tin chi tiết khác, hãy đến với nha khoa Shark để được hỗ trợ và tư vấn. Chúng tôi sẽ giúp bạn khắc phục sớm các khuyết điểm hiện có trên răng.

&nbsp

5/5 - (1 vote)

Comment on the article

Submit Comment send

RELATED KNOWLEDGE

Related videos

background-video icon--play

Reasons to choose Shark Dental

Article Banner 1

Reasons to choose Shark Dental

1 mb article banner
Contact doctor

SIGN UP FOR CONSULTATION,
FREE CHECKUP

Sign up for consultation
Consult now
Make an appointment
1800 2069

X

MAKE AN APPOINTMENT

For best service

MAKE AN APPOINTMENT

X

CHOOSE TIME

Today, day

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

APPOINTMENT FORM

Make an appointment

SIGN UP FOR CONSULTATION,
FREE CHECKUP

Sign up for consultation

X