- Default
- Bigger
Trong quy trình điều trị tủy răng, lấy tủy răng bị viêm nhiễm là 1 trong những việc làm cần thiết. Khi được điều trị, nhiều người đã không khỏi băn khoăn về vấn đề lấy tủy răng có tiêm thuốc tê không, hoặc tiêm thuốc tê trước khi lấy tủy răng có gây ảnh hưởng gì không. Mọi thắc mắc của bạn về việc dùng thuốc tê khi lấy tủy răng sẽ được Nha khoa Shark giải đáp chi tiết thông qua bài viết sau đây.
Lấy tủy răng có tiêm thuốc tê không?
Câu trả lời là CÓ. Lấy tủy răng có cần tiêm thuốc tê để giảm đau nhức, ê buốt cho khách hàng giúp quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ và thoải mái hơn. Trong quy trình điều trị tủy, gây tê là bước thứ 2 được thực hiện sau khi vệ sinh sạch khoang miệng. Bác sĩ sẽ thực hiện gây tê nhẹ nhàng, nên bạn sẽ không có cảm giác khó chịu trong suốt quá trình điều trị.
Lấy tủy răng là kỹ thuật nha khoa tương đối phức tạp. Trong quy trình lấy tủy răng đòi hỏi bác sĩ phải sử dụng dụng cụ chuyên dụng để lấy đi phần tủy bị viêm nhiễm hoặc hoại tử. Quá trình này có thể gây ra cảm giác đau nhức, ê buốt nếu như không được tiêm thuốc tê.
Tiêm thuốc tê giúp khách hàng cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn trong suốt quá trình điều trị. Từ đó giúp bác sĩ thực hiện các thao tác lấy tủy răng dễ dàng hơn. Thông thường, thuốc gây tê sẽ có tác dụng nhanh chóng, kéo dài từ 1 – 2 tiếng, đủ để hoàn thành việc lấy tủy.
Lấy tủy răng khi nào không được tiêm thuốc tê?
Trước khi lấy tủy răng, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ càng để tìm hiểu sức khỏe của bạn, cũng như về tiền sử bệnh án và dị ứng thuốc. Căn cứ vào kết quả có được, bác sĩ sẽ quyết định khi lấy tủy răng có tiêm thuốc tê không.
Trường hợp cần tiêm thuốc tê khi lấy tủy
Các thông tin trước đó đã khẳng định rằng: Đa số trường hợp cần lấy tủy răng đều sẽ phải tiêm thuốc tê. Đây là quy trình rất quan trọng, nhằm đảm bảo quá trình điều trị được diễn ra suôn sẻ, an toàn, không làm cho bạn bị đau nhức.
Các trường hợp cần tiêm thuốc tê khi lấy tủy bao gồm:
- Trường hợp tủy răng chưa hoàn toàn bị viêm nhiễm, hoại tử, các dây thần kinh cảm thụ vẫn còn hoạt động. Trong trường hợp này, tiêm thuốc tê là việc làm cần thiết để ngăn chặn cảm giác đau nhức, khó chịu.
- Trường hợp bạn có sức khỏe ổn định, không có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc tê, không sử dụng thuốc điều trị khác có thể tương tác với thuốc tê.
Như vậy, tiêm thuốc tê khi lấy tủy răng chỉ được chỉ định thực hiện cho người có sức khỏe bình thường, không bị kích ứng bởi thuốc tê. Nếu bạn bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc tê, bác sĩ sẽ tìm phương hướng điều trị thích hợp hơn. Thông thường, thuốc tê sẽ có tác dụng sau khoảng 5-10 phút sau khi được tiêm vào cơ thể, nhờ đó, bạn sẽ không cảm thấy đau xuyên suốt quá trình lấy tủy răng.
Trường hợp không thể tiêm thuốc tê khi lấy tủy
Tuy tiêm thuốc tê vào răng là bước thực hiện quan trọng khi lấy tủy, nhưng cũng có 1 số trường hợp không thể hoặc không cần tiêm thuốc tê. Cụ thể là:
- Trường hợp tủy răng đã bị hoại tử hoàn toàn, không còn cảm giác. Lúc này, việc tiêm thuốc tê không còn cần thiết, vì bạn sẽ không có cảm giác đau. Bác sĩ sẽ trực tiếp lấy tủy răng mà không cần tiêm thuốc tê.
- Trường hợp bị dị ứng với thuốc tê sẽ không thể tiêm thuốc tê khi lấy tủy răng. Nếu tủy răng chưa chết hoàn toàn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc diệt tủy để điều trị.
- Thuốc tê sẽ không được chỉ định dùng cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, các trường hợp mắc chứng rối loạn đông máu, bệnh nhân tiểu đường, tiêm mạch,…
Tiêm thuốc tê khi lấy tủy răng có đau không?
Quá trình tiêm thuốc tê khi lấy tủy răng diễn ra nhẹ nhàng, hoàn toàn không đau nhức. Mũi tiêm được thiết kế rất nhỏ, cùng với kỹ thuật tiêm thuốc tê tốt, cảm giác khó chịu khi mũi tiêm đi vào nướu sẽ không bằng cảm giác đau tủy răng. Đồng thời, gây tê được diễn ra trong thời gian nhanh chóng, nên bạn sẽ cảm thấy thoải mái với bước gây tê này.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp đau nhức khi tiêm thuốc tê. Điều này xảy ra do: cơ địa của mỗi người, vị trí tiêm hãy kỹ thuật tiêm của bác sĩ tốt.
Sau khi thuốc tê phát huy tác dụng gây tê cục bộ, khu vực nướu lấy tủy răng sẽ bị tê bì. Nên mọi người sẽ không cảm thấy đau nhức trong suốt quá trình điều trị. Khi quá trình lấy tủy hoàn tất, bạn sẽ nằm nghỉ ngơi để theo dõi phản ứng của cơ thể. Điều này đảm bảo mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ, trong trường hợp có bất kỳ vấn đề nào xảy ra, bác sĩ sẽ xử lý kịp thời và triệt để.
Các rủi ro có thể xảy ra khi tiêm thuốc tê trước khi lấy tủy răng
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc tê trong khi lấy tủy răng, bạn cần khai báo với bác sĩ mọi thông tin cụ thể về bệnh lý, tiền sử dị ứng và những loại thuốc đang dùng (nếu có). Đồng thời, quy trình lấy tủy răng cần được thực hiện tại những nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn.
Nếu không đáp ứng được các yêu cầu vừa nêu, việc tiêm thuốc tê trước khi lấy tủy răng sẽ có thể gây ra 1 số rủi ro như sau:
- Dị ứng thuốc tê
Là tình trạng khá hiếm gặp, chủ yếu là do bị ngộ độc thuốc bởi chất lượng thuốc tê không đảm bảo. Khi bị dị ứng thuốc tê, cơ thể bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như: Nổi mề đay, chóng mặt, đau bụng, khó thở,… Nếu bị ngộ độc thuốc tê sẽ làm tụt huyết áp, suy hô hấp, nhịp tim không ổn định,…
- Sốc phản vệ
Là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra do bạn bị dị ứng với các thành phần của thuốc. Tình trạng này nguy hiểm vì có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng.
- Sưng đau mô nướu
Biến chứng này có thể kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày sau khi tiêm thuốc tê. Để xử lý an toàn, bạn nên trao đổi cụ thể với bác sĩ.
- Gãy kim tiêm
Gãy kim tiêm khi tiêm thuốc gây tê có thể bắt nguồn bởi nhiều nguyên nhân: Do bác sĩ có tay nghề yếu kém, do bạn đột ngột cử động mạnh khi tiêm, do kim tiêm kém chất lượng,… Hướng xử lý duy nhất chính là lấy kim tiêm ra khỏi mô nướu càng sớm càng tốt.
Thực tế, các rủi ro khi tiêm thuốc tê trong quá trình lấy tủy răng rất hiếm khi xảy ra. Vì các địa chỉ nha khoa uy tín đều sàng lọc rất kỹ càng và thực hiện mọi thao tác rất tỉ mỉ. Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn cần tìm đến những nha khoa thật sự đáng tin cậy.
Một số lưu ý cần biết sau khi lấy tủy răng
Chắc hẳn thông qua những thông tin vừa rồi, bạn đã xác định được lấy tủy răng có tiêm thuốc tê không. Khi có ý định điều trị tủy răng, bạn nên đặc biệt lưu ý 1 số vấn đề như sau:
- Cẩn trọng trong việc tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để đảm bảo hiệu quả khi lấy tủy răng cũng như an toàn cho bản thân.
- Trao đổi tất cả các vấn đề liên quan về sức khỏe răng miệng với bác sĩ khi thăm khám, để bác sĩ xác định hướng điều trị thích hợp.
- Sau khi hoàn tất quy trình lấy tủy răng, bạn cần đặc biệt lưu ý tái khám đúng định kỳ để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có).
- Sau khi lấy tủy, răng sẽ bị giảm tuổi thọ, rất dễ bị nứt vỡ, vì vậy bạn cần chăm sóc răng miệng thật kỹ lưỡng bằng cách vệ sinh răng ăn uống đúng cách.
Bài viết vừa rồi đã giúp bạn giải đáp chi tiết về vấn đề lấy tủy răng có tiêm thuốc tê không cùng các khía cạnh có liên quan. Như vậy, trừ khi bạn bị dị ứng thuốc hoặc mắc phải bệnh lý như tiểu đường, tim mạch, máu khó đông,… thì mọi trường hợp khác đều sẽ được tiêm thuốc tê khi lấy tủy răng. Hy vọng thông qua những thông tin được cung cấp, chúng tôi đã có thể mang đến cho bạn 1 số kiến thức nha khoa thú vị và hữu ích. Để điều trị tủy răng an toàn, không lo ngại về các rủi ro có thể xảy ra, hãy đến với nha khoa Shark để được trực tiếp thăm khám bởi các bác sĩ hàng đầu.
Comment on the article