6 dấu hiệu tập mewing sai cách và hậu quả nguy hiểm ở sau

6 dấu hiệu tập mewing sai cách và hậu quả nguy hiểm ở sau

Sign up for consultation
Font size
  • Default
  • Bigger

Mewing là kỹ thuật tập luyện phổ biến, “làm mưa làm gió” trong cộng đồng làm đẹp nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, có không ít người tập mewing sai động tác, gây ra nhiều hậu quả khó lường, ảnh hưởng tới sức khỏe. Nội dung bài viết sau, Nha khoa Shark sẽ bật mí cho bạn các dấu hiệu tập mewing sai cách dễ nhận biết nhất.

6 dấu hiệu tập mewing sai cách và hậu quả khôn lường đằng sau

Các dấu hiệu tập mewing sai cách dễ nhận biết

Việc nhận biết sớm các biểu hiện tập mewing sai cách sẽ giúp bạn điều chỉnh kịp thời động tác, từ đó ngăn ngừa các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, gương mặt. Dưới đây là một số dấu hiệu dễ nhận biết mà bạn có thể tham khảo:

Tập mewing và thở bằng miệng

Theo các chuyên gia, trong quá trình tập mewing, nếu như bạn thở bằng miệng liên tục thay vì mũi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc xương và mô mềm trên gương mặt.

Nghiên cứu cho biết, khi tập luyện, việc thở bằng mũi như bình thường sẽ giúp không khí đi vào phổi, được lọc kỹ càng và làm ấm trước khi di chuyển vào các phế nang để cung cấp oxy.

Tuy nhiên, nếu không khí đi qua đường miệng thì sẽ không được lọc sạch sẽ, kéo theo nhiều vi khuẩn, bụi bẩn, gây nguy hại cho chức năng phổi, thậm chí biến dạng cấu trúc sọ mặt nếu hít thở bằng miệng thời gian dài.

Thở bằng miệng là biểu hiện tập mewing sai cách
Thở bằng miệng là biểu hiện tập mewing sai cách

Do không sử dụng cơ hoành khi hít thở

Một dấu hiệu tập mewing sai cách nữa mà bạn nên lưu lại chính là không sử dụng cơ hoành. Hít thở là quá trình lưu thông không khí, đảm bảo cho hoạt động sống hàng ngày của mỗi người chúng ta.

Khi hít vào, không khí đi vào phổi, bụng sẽ phình ra và ngược lại, khi thở ra, bụng sẽ xẹp xuống dần. Trong quá trình này, cơ hoành đóng vai trò quan trọng, giúp gia tăng lượng oxy và không khí sạch để đi vào phổi. Hơn thế nữa, sử dụng cơ hoành khi tập mewing cũng giúp người tập nâng cao khả năng tập trung.

Nếu người tập mewing không dùng cơ hoành, hít thở sai cách sẽ tạo nên thói quen xấu, khiến phổi tiếp xúc với lượng không khí “bẩn”, từ đó dễ gặp các vấn đề về viêm nhiễm đường hô hấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

>>> Tham khảo: Hướng dẫn các bài tập mewing cho mặt lệch đơn giản nhất

Tạo lực nhiều lên hàm răng

Tạo lực quá nhiều lên răng là dấu hiệu tập mewing sai mà bạn nên biết để sửa. Theo các chuyên gia, tập mewing hiệu quả hay không không phụ thuộc vào việc bạn tạo được lực mạnh lên hàm răng hay cấu trúc xương mặt của mình.

Việc siết chặt răng mạnh trong thời gian dài sẽ tạo áp lực lên vòm họng, theo thời gian gây rối loạn khớp thái dương hàm. Ngoài ra, tạo lực siết mạnh lên răng còn khiến răng dễ bị ăn mòn, giảm chức năng, thường xuyên bị đau nhức, tê buốt.

Chính vì vậy, khi tập mewing, bạn nên giữ một khoảng hở nhỏ ở giữa hai hàm để giúp răng an toàn, không bị tạo lực ép quá lớn, đồng thời đảm bảo hiệu quả của phương pháp mewing.

Tạo áp lực lớn lên răng gây ảnh hưởng đến hiệu quả tập mewing
Tạo áp lực lớn lên răng gây ảnh hưởng đến hiệu quả tập mewing

Tập mewing nhưng chỉ đặt đầu lưỡi lên vòm miệng

Đối với phương pháp tập mewing, bạn cần phải đặt lưỡi đúng vị trí. Điều này sẽ giúp người tập tận dụng được tối đa hiệu quả từ lực đẩy của lưỡi, giúp gương mặt trở nên cân đối và đẹp tự nhiên hơn.

Tuy nhiên, đối với một số người vừa tham gia tập mewing, họ thường chỉ đặt đầu lưỡi lên vòm miệng thay vì đặt toàn bộ lưỡi như bình thường, từ đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện.

Để đặt lưỡi đúng vị trí, bạn nên tập đánh vần chữ S, lúc này, phần sau của lưỡi sẽ áp tự động vào vòm miệng. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhai kẹo cao su để tập động tác đưa lưỡi về phía trước khi tập mewing.

Tập mewing không giữ đúng tư thế chuẩn

Tập mewing không giữ đúng tư thế chuẩn hoặc không cần kiên trì tập luyện thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả tập, đồng thời khiến cho người tập dễ mệt mỏi, chán nản, rối loạn tâm lý.

Hãy giữ tư thế thoải mái, tập luyện thường xuyên, đặt lưỡi đúng vị trí để sớm sở hữu gương mặt cân đối và cơ thể khỏe đẹp hơn bạn nhé!

Tập mewing cần phải giữ đúng tư thế chuẩn để đạt được hiệu quả tốt nhất
Tập mewing cần phải giữ đúng tư thế chuẩn để đạt được hiệu quả tốt nhất

Cắn răng quá chặt khi tập

Dấu hiệu tập mewing sai cách mà nhiều người gặp phải hiện nay là cắn chặt răng. Một số người cho rằng, cắn chặt hay nghiến răng sẽ giúp tăng hiệu quả luyện tập, từ đó giúp gương mặt trở nên cân đối hơn.

Tuy vậy, theo các chuyên gia, cắn chặt răng quá mức sẽ tạo áp lực “vô hình” lên hàm, khiến cho hàm dễ bị mỏi và sưng đau, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người tập.

Không chỉ thế, trong quá trình tập mewing, nếu bạn cắn chặt răng liên tục sẽ gây mỏi răng, suy yếu men răng bên ngoài, từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm tại răng miệng.

Mewing là bài tập cơ chức năng phổ biến, đem lại hiệu quả tích cực, nhưng bạn cần tập luyện đúng cách theo hướng dẫn của chuyên gia để đạt được kết quả như ý.

Tập mewing cần thực hiện đúng động tác để đem lại hiệu quả như ý
Tập mewing cần thực hiện đúng động tác để đem lại hiệu quả như ý

Những hậu quả khôn lường khi tập Mewing sai cách

Tập mewing sai cách thường xuyên và không được khắc phục kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, cụ thể như sau đây:

  • Người tập mewing sai cách có thể bị lệch cơ mặt, má phát triển không đồng đều ở hai bên, nguy hiểm hơn là phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến chức năng nuốt, hô hấp.
  • Tập mewing sau sẽ khiến vùng cằm yếu hơn. Do đó, người tập sẽ thường xuyên phải đối mặt với các cơn đau mỏi cổ, vai gáy sau khi thức dậy.
  • Một số người bị thâm quầng mắt sau khi tập mewing sai thời gian dài. Vùng thâm mắt sẽ lan rộng dần, ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt thẩm mỹ.
  • Ngoài ra, tập mewing sai còn gây ra tình trạng đau răng, mòn men răng, suy giảm chức năng răng.
  • Mục đích của phương pháp tập mewing là cải thiện các khuyết điểm trên gương mặt. Tuy nhiên, nếu tập luyện sai, gương mặt có thể biến dạng hoặc lệch nghiêm trọng.

Qua những chia sẻ trên, chúng ta có thể thấy rằng, tập mewing cần phải thực hiện đúng động tác. Nếu tập sai cách trong thời gian dài thì sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tập mewing sai cách có thể gây biến dạng mặt, lệch mặt nghiêm trọng
Tập mewing sai cách có thể gây biến dạng mặt, lệch mặt nghiêm trọng

Cần lưu ý những gì khi luyện tập mewing?

Để khắc phục các dấu hiệu tập mewing sai, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng như sau đây:

  • Trong khi tập mewing, bạn nên thả lỏng cơ thể thoải mái, nhưng cần phải duy trì giữ cho lưng thẳng, mắt luôn nhìn về phía trước.
  • Khi tập mewing, bạn nên giữ hai môi ngậm lại, toàn bộ lưỡi đẩy lên vòm họng, chú ý không để lưỡi chạm vào răng cửa.
  • Một mẹo hay mà các chuyên gia chỉ cho người tập đó là bạn nên phát âm chữ N, chữ R để giúp đưa lưỡi lên cao và có diện tích tiếp xúc rộng với vòm họng.
  • Khi tập mewing, bạn cần phải thở bằng mũi trong suốt quá trình tập luyện. Bạn tránh tuyệt đối việc thở bằng miệng để đảm bảo an toàn cho phổi.
  • Chú ý giữ đúng tư thế tập trong vòng ít nhất 60 giây.

Trong quá trình tập mewing, nếu bạn cảm thấy hơi đau nhức quai hàm thì không cần lo lắng. Đây là biểu hiện bình thường của người mới tập luyện và sẽ được hết dần vài ngày sau đó.

Ngoài ra, bên cạnh việc tập mewing, bạn nên chú ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức khỏe.

Trên đây là toàn bộ các dấu hiệu tập mewing sai cách điển hình mà bạn có thể tham khảo để phòng tránh. Hy vọng, bài viết sẽ là nguồn kiến thức hữu ích, giúp bạn biết cách luyện tập đúng, từ đó sở hữu gương mặt cân đối, hài hòa hơn.

&nbsp

5/5 - (3 votes)

Comment on the article

Submit Comment send

RELATED KNOWLEDGE

Related videos

background-video icon--play

Reasons to choose Shark Dental

Article Banner 1

Reasons to choose Shark Dental

1 mb article banner
Contact doctor

SIGN UP FOR CONSULTATION,
FREE CHECKUP

Sign up for consultation
Consult now
Make an appointment
1800 2069

X

MAKE AN APPOINTMENT

For best service

MAKE AN APPOINTMENT

X

CHOOSE TIME

Today, day

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

APPOINTMENT FORM

Make an appointment

SIGN UP FOR CONSULTATION,
FREE CHECKUP

Sign up for consultation

X