Răng tiền hàm là răng nào? Mọc ở vị trí số mấy?

Răng tiền hàm là răng nào? Mọc ở vị trí số mấy?

Sign up for consultation
Font size
  • Default
  • Bigger

Mỗi nhóm răng đều giữ vai trò rất quan trọng trên cung hàm, trong đó nhóm răng tiền hàm có tầm quan trọng rất lớn trong chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.

Theo dõi bài viết dưới đây của Nha khoa Shark để tìm hiểu những thông tin về vị trí, đặc điểm, chức năng,…. của nhóm răng này nhé.

Răng tiền hàm: Vị trí, đặc điểm và chức năng

Răng tiền hàm là gì? Vị trí của răng tiền hàm

Răng tiền hàm là những chiếc răng nằm ở vị trí giữa răng nanh và răng hàm (răng số 4, 5), còn được gọi là răng hàm nhỏ hoặc răng cối nhỏ. Mỗi người trưởng thành sẽ có 4 chiếc răng tiền hàm ở mỗi hàm, tổng cộng là 8 cái ở cả hai hàm.

Những chiếc răng hàm nhỏ có hình dáng hơi giống với răng nanh, nhưng khác biệt ở mặt nhai khi có nhiều gờ nhú hơn.

Những chiếc gờ nhú giúp răng cắt, nghiền nát thức ăn thành những miếng nhỏ dễ dàng hơn. Khi thức ăn được nghiền nát, quá trình tiêu hóa sẽ dễ dàng hơn.

Răng tiền hàm còn có những tên gọi khác răng cối nhỏ hoặc răng hàm nhỏ, đứng ở vị trí số 4, 5 trên cung hàm
Răng tiền hàm còn có những tên gọi khác răng cối nhỏ hoặc răng hàm nhỏ, đứng ở vị trí số 4, 5 trên cung hàm

Đặc điểm của răng tiền hàm

Như bạn đã biết, người trưởng thành sẽ có tổng cộng 8 chiếc răng hàm nhỏ (4 chiếc hàm trên và 4 chiếc hàm dưới).

Chúng cũng giống như những chiếc răng khác trên cung hàm, gồm 2 phần: thân răng ở phía trên dùng để nhai thức ăn và chân răng nằm trong ổ răng để chống đỡ răng cũng như bảo vệ xương hàm.

Thân răng của những chiếc răng cối nhỏ có hình ngọn giáo, phần mũ răng dày, dài và rất nhọn. Đặc biệt bên nào của răng cũng đều rất sắc nhọn.

Ngoài ra, phần thân răng có diện tích mặt nhai rất rộng nên đảm bảo chức năng ăn nhai hàng ngày.

Răng tiền hàm có cấu tạo gồm 3 phần: men răng, ngà răng, tủy răng. Mỗi bộ phận có một chức năng nhất định, nhưng nhìn chung đều mang nhiệm vụ giúp răng chống đỡ những tác động của bên ngoài.

Răng hàm nhỏ khi còn là răng sữa sẽ yếu hơn và không chắc khỏe bằng răng vĩnh viễn
Răng hàm nhỏ khi còn là răng sữa sẽ yếu hơn và không chắc khỏe bằng răng vĩnh viễn

Tầm quan trọng của răng tiền hàm

Răng hàm nhỏ có tầm quan trọng vô cùng trong chức năng ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ. Cụ thể từng chức năng như sau:

Chức năng ăn nhai

Răng tiền hàm thuộc nhóm răng hàm nên có vai trò quan trọng trong việc cắn xé, ăn nhai và nghiền nhỏ thức ăn. Giúp thức ăn hòa quyện vào nước bọt nên việc nuốt thức ăn trở nên dễ dàng hơn.

Khi thức ăn được nghiền nát, bao tử và ruột sẽ tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn. Do đó, những ai có răng số 4, 5 yếu thì rất dễ mắc các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa. Từ đó, cơ thể sẽ không còn khỏe mạnh được như bình thường.

Chức năng phát âm

Khả năng phát âm chuẩn của mỗi người phụ thuộc rất nhiều vào lưỡi và răng. Khi hàm răng đảm bảo sức khỏe tốt thì bạn sẽ phát âm rõ ràng và chính xác.

Nhưng khi mất răng trên cung hàm, việc phát âm sẽ bị ảnh hưởng. Bạn sẽ nói không còn được rõ ràng, làm người đối diện không nghe được những gì bạn nói nên ảnh hưởng tới chất lượng giao tiếp rất nhiều.

Chức năng thẩm mỹ

Mặc dù nhóm răng tiền hàm không đóng vai trò quan trọng như nhóm răng cửa về chức năng thẩm mỹ, nhưng mọi người không thể phủ nhận tầm quan trọng của những chiếc răng này.

Chúng giúp xương hàm thêm phần chắc khỏe. Trong trường hợp mất răng số 4, 5 bạn sẽ xảy ra tình trạng tiêu xương hàm.

Khi đó, gương mặt trở nên biến dạng, mất cân đối và lão hóa nhanh hơn so với hình thường. Do đó, nó cũng đóng góp không nhỏ vào tính thẩm mỹ của gương mặt.

Răng hàm nhỏ đóng vai trò rất quan trọng đối với tính thẩm mỹ trên gương mặt
Răng hàm nhỏ đóng vai trò rất quan trọng đối với tính thẩm mỹ trên gương mặt

Răng tiền hàm có mọc lại không?

Thực tế, những chiếc răng số 6,7 là những chiếc răng vĩnh viễn, mọc một lần duy nhất và không trải qua quá trình thay răng. Còn đối với răng hàm nhỏ (răng số 4, 5) sẽ thay 1 lần duy nhất ở trong độ tuổi từ 6 – 12.

Do đó, nếu những chiếc răng hàm nhỏ bị sâu, sứt mẻ trong giai đoạn thay răng thì bạn không cần quá lo lắng vì chúng sẽ được thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn.

Một số vấn đề răng tiền hàm có thể gặp phải

Cũng giống như những chiếc răng khác trên cung hàm, răng cối nhỏ cũng thường gặp phải rất nhiều vấn đề liên quan tới bệnh lý răng miệng. Dưới đây là một vài ví dụ điển hình:

  • Tooth decay

Sâu răng hàm nhỏ là một bệnh lý phổ biến. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn gây sâu răng sẽ phát triển gây đau nhức, viêm nhiễm và hư hỏng răng.

  • Mòn men răng

Răng tiền hàm có thể bị mòn do chịu áp lực nhai cắn mạnh. Tình trạng mòn răng sẽ làm men răng bị ảnh hưởng.

Từ đó gây ra tình trạng răng đau nhức, làm răng trở nên nhạy cảm hơn và sẽ hình thành các vết rỗ trên răng.

  • Viêm nướu, viêm nha chu

Khi vệ sinh răng miệng không đúng cách, vi khuẩn sẽ tích tụ và gây ra các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu,… Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây áp xe răng.

Tình trạng này sẽ khiến vi khuẩn lây lan sang các răng bên cạnh. Nghiêm trọng hơn sẽ mất răng cối nhỏ.

  • Mất răng tiền hàm

Một số người do quá trình sinh hoạt hàng ngày hoặc do tai nạn không mong muốn làm mất răng tiền hàm. Điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai và làm giảm sự tin tin của mọi người.

Một số tác động bên ngoài sẽ gây ra tình trạng mất răng số 4, 5, làm ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ
Một số tác động bên ngoài sẽ gây ra tình trạng mất răng số 4, 5, làm ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ

Cách chăm sóc răng tiền hàm đúng cách

Để bảo vệ sức khỏe cho răng tiền hàm nói riêng và sức khỏe răng miệng nói chung, bạn cần chăm sóc đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa. Bạn có thể tham khảo những cách sau:

  • Chải răng đúng cách: Sử dụng bàn chải đầu nhỏ, lông mềm để chải răng. Đặt bàn chải theo góc 45 độ so với răng và di chuyển nhẹ nhàng trên răng. Hãy chắc chắn chải cả mặt trong và mặt ngoài của răng hàm nhỏ.
  • Sử dụng chỉ nha khoa: Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày để làm sạch các kẽ răng, đặc biệt là kẽ giữa răng tiền hàm và các răng lân cận. Khi sử dụng chỉ nha khoa đúng cách, các mảng bám thức ăn thừa sẽ được loại bỏ một cách nhanh nhất.
  • Sử dụng nước súc miệng: Nước súc miệng có chứa Fluoride sẽ làm sạch răng và bảo vệ răng khỏi vi khuẩn gây sâu răng. Bên cạnh đó, nước súc miệng cũng sẽ giúp hơi thở trở nên thơm mát hơn.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích và đồ ngọt: Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nhiều đường, axit và các đồ uống chứa caffein hay nicotine như cà phê, rượu bia, thuốc lá,…. Bởi những chất này sẽ gây mòn men răng và làm tăng nguy cơ gây sâu răng.
  • Ăn uống lành mạnh: Xây dựng chế độ ăn uống khoa học bằng việc cung cấp đủ vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe răng miệng. Nên bổ sung các thực phẩm sau vào khẩu phần ăn hàng ngày: hải sản, bơ, sữa, rau củ, hoa quả, cá loại hạt, bơ,….
  • Thăm khám nha khoa định kỳ: Thăm khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/1 lần để lấy vôi răng. Đặc biệt, điều này rất quan trọng để phát hiện sớm các vấn đề liên quan tới sức khỏe răng miệng.

Răng tiền hàm đóng vai trò rất quan trọng trên cung hàm về chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ và đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt hơn. Do đó, bạn cần chăm sóc thật tốt để không gặp phải những bệnh lý về răng miệng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Luôn tuân thủ cách chăm sóc răng miệng theo chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa để răng chắc khỏe mỗi ngày nhé!

&nbsp

Rate this article

Comment on the article

Submit Comment send

RELATED KNOWLEDGE

Reasons to choose Shark Dental

Article Banner 1

Reasons to choose Shark Dental

1 mb article banner
Contact doctor

SIGN UP FOR CONSULTATION,
FREE CHECKUP

Sign up for consultation
Consult now
Make an appointment
1800 2069
Dental Tourism Process

X

MAKE AN APPOINTMENT

For best service

MAKE AN APPOINTMENT

X

CHOOSE TIME

Today, day

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

APPOINTMENT FORM

Make an appointment

SIGN UP FOR CONSULTATION,
FREE CHECKUP

Sign up for consultation

X