- Default
- Bigger
Viêm nha chu là một bệnh lý nha khoa gây ra sự viêm nhiễm và mất mô xung quanh nha chu, ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của răng miệng. Nhiều người có nhu cầu niềng răng để cải thiện hàm răng xấu, nhưng lại lo lắng về việc bị viêm nha chu có niềng răng được không?
Trong bài viết dưới đây, Nha Khoa Shark sẽ giải đáp thắc mắc này, cũng như cung cấp cho bạn những lưu ý cần thiết khi niềng răng khi bị viêm nha chu.
Viêm nha chu có niềng răng được không?
Khi bị viêm nha chu bạn vẫn có thể niềng răng, tuy nhiên tùy vào từng trường hợp cụ thể. Tức là, có những trường hợp bị viêm nha chu niềng răng được và bị viêm nha chu không niềng răng được.
Viêm nha chu là bệnh lý răng miệng làm cho nướu răng bị tụt xuống, gây ê buốt, sưng đau và hôi miệng, tác động đến tổ chức nâng đỡ răng. Vì vậy, có rất nhiều người thể hiện sự lo lắng khi có nhu cầu niềng răng trong lúc đang bị viêm nha chu.
Trường hợp bị viêm nha chu có thể niềng răng
Bạn vẫn có thể niềng răng khi đang bị viêm nha chu nếu:
- Bị viêm nha chu ở mức độ nhẹ, chưa làm ảnh hưởng đến xương ổ răng, răng chưa có dấu hiệu lung lay hay rụng gãy.
- Bị viêm nha chu nhưng tình trạng đã được kiểm soát, điều trị đúng cách và kịp thời.
Trường hợp bị viêm nha chu không thể niềng răng
Có 1 số trường hợp bị viêm nha chu không thể niềng răng, vì những rủi ro tiềm ẩn nhiều hơn so với lợi ích có được. Cụ thể như sau:
- Tình trạng viêm nha chu chưa được kiểm soát và điều trị.
- Bị viêm nha chu nghiêm trọng, đã gây ra tình trạng tiêu xương hàm và nguy cơ cao làm mất răng vĩnh viễn.
- Không thể niềng răng trong trường hợp Implant sau khi mất răng do biến chứng của viêm nha chu.
- Bị viêm nha chu kèm theo các biến chứng nguy hiểm như: Rối loạn đông máu, tiểu đường, ung thư,… cũng không thể niềng răng.
Niềng răng khi bị viêm nha chu cần lưu ý những gì?
Viêm nha chu là 1 trong những bệnh lý răng miệng có mức độ nghiêm trọng khá cao. Vì vậy, nếu niềng răng khi đang bị viêm nha chu, bạn cần lưu ý 1 số vấn đề quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Cần điều trị triệt để tình trạng viêm nha chu
Khi niềng răng, yêu cầu cơ bản nhất là răng phải khỏe mạnh, ổn định chắc chắn trong cung hàm và có thể chịu được lực siết từ khí cụ chỉnh nha.
Vì vậy, nếu viêm nha chu không được điều trị và vẫn tiếp tục tiến triển, răng sẽ lung lay mạnh trong khi đang niềng răng, làm cho kết quả chỉnh nha thất bại. Không những vậy, việc làm này còn làm cho răng bị hư hại nặng nề, nguy cơ gãy rụng răng vĩnh viễn rất cao.
Do đó, trước khi niềng răng, bệnh lý viêm nha chu phải được kiểm soát và điều trị triệt để theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tuy nhiên, viêm nha chu rất khó để chữa trị dứt điểm, nên sau liệu trình điều trị, bạn cần tuân thủ lịch tái khám và theo dõi sức khỏe 1 thời gian để đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng trước khi niềng răng.
Đề phòng 1 số rủi ro có thể xảy ra
Mặc dù bạn có thể niềng răng trong khi đang bị viêm nha chu nếu được bác sĩ cho phép, nhưng vẫn cần chuẩn bị tâm lý để xử lý 1 số rủi ro ngoài ý muốn có thể xuất hiện. Cụ thể như sau:
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu, nguyên nhân là do các khí cụ niềng răng làm cho thao tác vệ sinh răng miệng khó khăn hơn. Điều này vô tình tạo điều kiện cho hại khuẩn phát sinh, làm bệnh lý viêm nha chu tái phát.
- Niềng răng bởi bác sĩ kém tay nghề tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, điển hình nhất chính là điều chỉnh lực siết không đúng làm cho răng bị lung lay, thậm chí là mất răng vĩnh viễn.
- Niềng răng trong trường hợp này rất dễ làm mô lợi bị kích thích, dễ đau nhức và sưng viêm.
Để đề phòng các tình huống xấu, bạn cần niềng răng tại địa chỉ nha khoa uy tín, bởi bác sĩ có trình độ cao. Nhờ đó, bạn sẽ được niềng răng với quy trình chuẩn, đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt.
Lưu ý vệ sinh răng miệng thường xuyên
Ngoài tay nghề của bác sĩ thực hiện, vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách cũng là yếu tố quan trọng, giúp kiểm soát và ngăn ngừa bệnh lý viêm nha chu tái phát khi đang niềng răng.
Vệ sinh răng miệng đúng cách còn giúp bạn phòng ngừa sâu răng và 1 số bệnh lý răng miệng khác.
Sau đây là cách vệ sinh răng miệng đúng cách khi đang niềng răng:
- Mỗi ngày đánh răng từ 2-3 lần sau khi ăn khoảng 30 phút.
- Hãy sử dụng bàn chải có lông mềm để đánh răng để hạn chế làm tổn thương các mô mềm trong khoang miệng.
- Nên đánh răng bằng loại bàn chải có kích thước thích hợp với khoang miệng để tăng hiệu quả làm sạch. Hãy chải răng ở mọi ngóc ngách, ngăn không cho thức ăn tồn đọng trên mắc cài để ngăn chặn sự phát triển của hại khuẩn.
- Bác sĩ khuyến khích sử dụng bàn chải chuyên dụng cho người niềng răng để đạt hiệu quả làm sạch răng tốt hơn.
- Tuyệt đối không sử dụng tăm xỉa răng, thay vào đó, nên dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch kẽ răng.
- Nên tạo thói quen súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng để hạn chế nguy cơ tái phát viêm nha chu và phòng ngừa 1 số bệnh lý nha khoa khác.
- Tuân thủ lịch thăm khám nha khoa định kỳ, lấy cao răng 3-6 tháng/lần.
Như vậy, vấn đề bị viêm nha chu có niềng răng được không sẽ còn tùy thuộc vào mức độ bệnh lý và tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người. Bạn nên đến nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và đưa ra chỉ định cụ thể. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác cần được giải đáp, hãy liên hệ với Nha Khoa Shark thông qua Hotline 1800 2069 để trao đổi cùng các bác sĩ giỏi chuyên môn, bác sĩ và đội ngũ nhân viên tại đây sẽ tư vấn cho bạn hoàn toàn miễn phí.
Comment on the article