- Default
- Bigger
Nhiều người uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng, vậy nguyên nhân do đâu? Điều này đang cho thấy cơ thể của bạn đang gặp vấn đề và cần được cải thiện, chăm sóc tốt hơn. Để chữa trị tốt nhất, hãy cùng Shark Dental tìm ra nguyên nhân trong bài viết dưới đây, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích.
Tại sao uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng?
Mặc dù uống nhiều nước, nhưng bạn vẫn gặp phải tình trạng khô miệng do rất nhiều nguyên nhân. Có thể do hoạt động bài tiết của tuyến nước bọt bị ảnh hưởng, cũng có thể do bạn đang gặp phải các bệnh lý về răng miệng,… Cụ thể chi tiết như sau:
Bệnh lý về tuyến nước bọt gây khô miệng
Trong trường hợp tuyến nước bọt bị nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh tự nhiễm, đều sẽ ảnh hưởng tới chức năng sản xuất và bài tiết nước bọt. Trên thực tế, hầu hết nguyên nhân gây ra bệnh lý tuyến nước bọt là do nấm, vi trùng phá hủy mô tuyến nước bọt.
Khi tình trạng khô miệng kéo dài, đây là biểu hiện của tuyến nước bọt bị bệnh. Do đó, bạn cần điều trị ngay để cải thiện triệt để tình trạng khô miệng.
Khô miệng do bệnh lý cơ thể
Mặc dù uống nhiều nước, tuy nhiên tình trạng khô miệng vẫn xảy ra. Điều này cho thấy bạn đang gặp các vấn đề về sức khỏe như xuất huyết, cơ thể mất nước, đổ nhiều mồ hôi, tiểu tiện nhiều lần, suy tim, đái tháo đường, tiêu chảy, hội chứng ure máu.
Nghiêm trọng hơn, khô miệng còn là biểu hiện của thiếu hụt chất dinh dưỡng, trầm cảm, căng thẳng, biến chứng sau khi ghép tủy xương, viêm khớp,…. Đây đều là những bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mọi người.
Do tác dụng phụ khi dùng thuốc
Một số loại thuốc như hạ sốt, an thần, chống trầm cảm,… cũng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ trong quá trình sử dụng, trong đó có khô miệng. Do đó, nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc này trong thời gian dài, tình trạng khô miệng rất dễ xảy ra. Đặc biệt, đối với thuốc điều trị mất ngủ, khi sử dụng sẽ khiến cơ thể bị mất nước, cùng với đó là triệu chứng khô miệng sau khi thức dậy.
Khô miệng do thuốc hóa trị
Ngoài ra, khô miệng cũng có thể do bạn sử dụng hóa chất để điều trị bệnh lý ung thư. Cùng với đó, các chấn thương ở vùng cổ cũng làm tổn thương tới dây thần kinh và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của tuyến nước bọt, gây khô miệng.
Trong trường hợp hiện tượng khô miệng không xuất hiện liên tục, đó có thể do thói quen sinh hoạt hàng ngày không được khoa học và đúng cách. Do đó, bạn cần xây dựng lại để cải thiện lối sống của mình.
Biện pháp chữa tình trạng khô miệng hiệu quả
Khi đã tìm được nguyên nhân uống nhiều nước nhưng vẫn bị khô miệng, bạn có thể tham khảo những mẹo vặt chữa khô miệng như sau:
Thay đổi lối sống
Lúc này, bạn cần có một lối sống lành mạnh để sức khỏe của cơ thể được cải thiện tốt hơn. Do đó, cần làm theo cách sau:
- Uống nhiều nước: Nước là yếu tố quan trọng giúp duy trì sự sống cho cơ thể. Bạn nên uống 2 lít nước mỗi ngày. Đặc biệt uống nhiều hơn khi đang tập thể dục hoặc ở trong môi trường khô nóng.
- Sử dụng kẹo ngậm không đường: Một số loại kẹo ngậm không đường sẽ giúp kích thích sản xuất nước bọt, nên sẽ làm giảm tình trạng khô miệng. Lựa chọn các loại kẹo có chứa Xylitol – chất tạo ngọt nhưng không gây sâu răng.
- Nhai kẹo cao su không đường: Việc nhai kẹo cao su không đường cũng có thể giúp nước bọt tiết ra nhiều hơn, nên tình trạng khô miệng sẽ được cải thiện hiệu quả.
- Tránh hút thuốc lá và uống rượu bia: Hút thuốc và và uống rượu bia thường xuyên sẽ khiến tình trạng khô miệng nặng hơn nên cần tránh hút để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
- Loại bỏ những thói quen xấu: Một số thói quen không khoa học, ảnh hưởng tới lối sống như thức khuya, ăn đêm,… nên được hạn chế để không tác động xấu tới cơ thể gây bệnh hôi miệng.
Chăm sóc răng miệng đúng cách
Bên cạnh xây dựng lối sống lành mạnh, bạn cũng cần vệ sinh răng miệng đúng cách và khoa học. Cụ thể như:
- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng kem đánh răng chứa Fluoride, để giúp loại bỏ những mảng bám và vi khuẩn trên răng. Việc làm này cũng giúp ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng, đồng thời giúp kích thích sản xuất nước bọt trong khoang miệng.
- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa giắt ở kẽ răng, nơi mà bàn chải không thể vệ sinh tới.
- Nên thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng và sớm phát hiện các vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Bổ sung nhiều trái cây, rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày để giúp răng chắc khỏe hơn.
Điều trị tại bệnh viện
Sau khi đã thử hết tất cả các biện pháp thay đổi lối sống, chăm sóc răng miệng khoa học, tình trạng khô miệng vẫn không được cải thiện. Lúc này, bạn nên thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân. Dựa vào kết quả, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và có hướng giải quyết phù hợp nhất.
Như vậy, nếu uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân để có biện pháp cải thiện tốt nhất. Qua đây, bạn cần xây dựng một lối sống lành mạnh, chăm sóc răng miệng khoa học để cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn, cũng như bảo vệ sức khỏe tốt hơn mỗi ngày.
Comment on the article