Bị viêm chân răng uống thuốc gì để trị triệt để?

Bị viêm chân răng uống thuốc gì để trị triệt để?

Sign up for consultation
Font size
  • Default
  • Bigger

Có rất nhiều người bị viêm chân răng vì thói quen vệ sinh răng miệng sai cách. Thời gian bệnh càng kéo dài càng làm tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Do đó, bạn cần nhanh chóng tìm cách điều trị, và uống thuốc chính là phương pháp đơn giản nhất. Vậy, viêm chân răng uống thuốc gì để nhanh khỏi? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây, nha khoa Shark sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

What medicine to take for periodontitis?

Biểu hiện gây viêm chân răng

Để nhận biết và đánh giá biểu hiện viêm nang chân răng, bạn cần căn cứ vào từng giai đoạn cụ thể của bệnh. Vì ở mỗi giai đoạn khác nhau, bệnh viêm chân răng sẽ có biểu hiện khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Viêm chân răng giai đoạn nhẹ: Nướu răng bị sưng đỏ, thỉnh thoảng bạn bị chảy máu chân răng khi chải răng. Tuy bị tổn thương, nhưng nướu răng vẫn bao quanh chân răng chắc chắn, chưa làm ảnh hưởng các mô mềm lân cận.
  • Viêm chân răng giai đoạn nặng: Nướu bị sưng đỏ nặng hơn so với giai đoạn trước, bạn bắt đầu nhận thấy tình trạng tụt nướu. Trên nướu răng sẽ có các ổ mủ gây ra mùi hôi miệng khó chịu, kéo theo đó là cảm giác sưng đau ở má, nướu răng.
  • Periodontal infection giai đoạn nghiêm trọng: Là mức độ viêm nhiễm nặng nề nhất của bệnh lý này. Chân răng sẽ bị lộ ra phần lớn, răng bị xỉn màu, lung lay dữ dội và dễ gãy rụng. Lúc này, tình trạng tổn thương sẽ lan rộng sang các răng khác trên cung hàm, bạn có nguy cơ bị mất răng toàn hàm.
Khi bị viêm chân răng, bạn sẽ có cảm giác đau nhức khó chịu
Khi bị viêm chân răng, bạn sẽ có cảm giác đau nhức khó chịu

Bị viêm chân răng uống thuốc gì?

Nếu không điều trị, viêm chân răng sẽ gây ra những tác động rất tiêu cực cho sức khỏe của bạn. Để có được định hướng xử lý hiệu quả và an toàn, bạn cần sắp xếp thời gian để đến nha khoa, bác sĩ sẽ thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp.

Trên thị trường, có 2 nhóm thuốc phổ biến dùng để điều trị viêm chân răng. Đó là: Thuốc/viên uống trị viêm chân răng và thuốc kháng sinh.

Sau đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc viêm chân răng uống thuốc gì để nhanh khỏi.
Sau đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc viêm chân răng uống thuốc gì để nhanh khỏi.

Thuốc/viên uống trị viêm chân răng

Khi bị viêm nhiễm chùng ở chân răng, bạn cần dùng các loại thuốc có chứa nhiều Vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Cơ thể khỏe mạnh sẽ có khả năng chống lại và đẩy lùi các tác nhân gây bệnh. Một số loại thuốc mà bạn có thể sử dụng là:

  • Vitamin C: Thông thường, nguyên nhân chính gây viêm chân răng chính là do cơ thể bị thiếu Vitamin C. Hoạt chất này sẽ hỗ trợ thúc đẩy quá trình tổng hợp Collagen trong cơ thể. Khi cung cấp đủ hàm lượng Vitamin C cần thiết, bạn sẽ phòng ngừa hiệu quả nguy cơ mắc bệnh Scorbut, viêm tủy và viêm ngứa chân răng.
  • Vitamin E: Hoạt chất này rất cần thiết cho vẻ đẹp của da và sự chắc khỏe của răng. Cung cấp đủ lượng Vitamin E cho cơ thể trong thời gian điều trị viêm chân răng sẽ giúp cho quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng hơn. Theo các nhà nghiên cứu, Vitamin E có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào gây bệnh trong khoang miệng.
Khi bị viêm chân răng, bạn cần bổ sung thêm Vitamin E và Vitamin C cho cơ thể
Khi bị viêm chân răng, bạn cần bổ sung thêm Vitamin E và Vitamin C cho cơ thể

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là lời giải đáp tiếp theo cho thắc mắc viêm chân răng uống thuốc gì. Khi đến nha khoa thăm khám, bác sĩ sẽ kê cho bạn đơn thuốc có 1 vài loại thuốc kháng sinh để uống hoặc để bôi. Tất cả đều có công dụng hỗ trợ trị viêm, kháng khuẩn, giúp nướu răng lành thương nhanh.

  • Đầu tiên, nhóm thuốc kháng sinh phổ biến nhất là Beta-Lactam và Macrolid. Những loại thuốc này thường được sử dụng trong quá trình điều trị một số bệnh lý liên quan răng miệng. Sự kết hợp giữa 2 hợp chất Spiramycin và Metronidazol mang lại hiệu quả rất tốt trong việc chữa bệnh nha chu, viêm chân răng và sâu răng.
  • Thuốc kháng sinh Corticosteroid sẽ hỗ trợ bạn cải thiện tình trạng sưng đỏ nướu răng, đau răng nhờ đặc tính kháng viêm mạnh mẽ.
  • Các loại thuốc kháng viêm thuộc nhóm Non-Steroid sẽ bao gồm: Meloxicam, Diclophenac, Ibuprofen,… Tất cả đều có tác dụng giảm sưng, tiêu viêm, cải thiện cảm giác đau nhức ở răng.
  • Để hỗ trợ bạn giảm đau khi bị viêm chân răng, bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc kháng sinh Aspirin hoặc Paracetamol,…
  • Bên cạnh thuốc kháng sinh, nước súc miệng cũng là sự hỗ trợ đắc lực cho quá trình chữa viêm chân răng. Trong nước súc miệng có chứa các thành phần rất có lợi cho sức khỏe răng miệng, như: Zinc Gluconate, Hexetidine, Chlorine Dioxide, Hexetidine,… Đây là những hoạt chất có khả năng mạnh mẽ trong việc loại bỏ vi khuẩn gây hại và ngăn ngừa sự hình thành mảng bám.
Thuốc kháng sinh là sự hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị bệnh viêm chân răng
Thuốc kháng sinh là sự hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị bệnh viêm chân răng

Trẻ bị viêm chân răng uống thuốc gì?

Tương tự như người lớn, trẻ em cũng là đối tượng dễ mắc bệnh viêm chân răng do không biết cách chăm sóc răng miệng đúng. Nếu người lớn sử dụng một số loại thuốc kháng sinh thông thường để điều trị bệnh, thì trẻ em cũng có thể dùng thuốc, tuy nhiên liều thuốc sẽ nhẹ hơn.

Vậy trẻ em bị viêm chân răng uống thuốc gì? Sau đây là một vài gợi ý:

  • Kamistad: Là loại thuốc dạng bôi, trong thành phần có chứa các hoạt chất có ích cho quá trình giảm đau, giảm viêm. Trước khi sử dụng, bạn cần vệ sinh khoang miệng cho trẻ thật kỹ càng. Sau đó, bạn thoa 1 lớp thuốc mỏng lên chỗ nướu răng bị sưng của trẻ, mỗi ngày thực hiện đều đặn 3 lần.
  • Xanh Methylen: Là loại thuốc kháng viêm, thường được sử dụng để chữa viêm chân răng cho trẻ em. Để sử dụng, bạn chỉ cần bôi thuốc trực tiếp lên nướu răng sưng của trẻ sau khi đã vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng.
  • Thuốc hỗ trợ Ceelin: Là siro dạng uống, không phải thuốc đặc trị bệnh viêm chân răng nhưng giúp bé bổ sung hàm lượng Vitamin cần thiết cho cơ thể. Dùng thuốc này giúp cho sức đề kháng của trẻ tốt hơn, từ đó nhanh khỏi bệnh hơn.
Trẻ bị viêm chân răng nên dùng thuốc Kamistad, xanh Methylen, thuốc hỗ trợ Ceelin,...
Trẻ bị viêm chân răng nên dùng thuốc Kamistad, xanh Methylen, thuốc hỗ trợ Ceelin,…

Ngoài ra có nhiều cách trị tụt nướu răng tại nhà khác bạn có thể tham khảo thêm nhé

Lưu ý cần biết khi uống thuốc trị viêm chân răng

Như vậy, viêm chân răng uống thuốc gì sẽ không còn là vấn đề làm cho bạn đau đầu thông qua những lời giải đáp phía trên. Tiếp theo, để quá trình điều trị viêm chân răng diễn ra hiệu quả và an toàn, bạn cần tìm hiểu các lưu ý cơ bản khi dùng thuốc.

  • Bạn không nên tự ý uống thuốc tại nhà nếu như chưa có đơn do bác sĩ kê.
  • Khi uống thuốc, bạn phải tuân thủ theo liều lượng và thời gian mà bác sĩ chỉ định. Bạn không nên tự ý tăng hoặc giảm liều lượng, thời gian uống thuốc nếu bác sĩ chưa xác nhận thay đổi.
  • Ngoài uống thuốc điều trị viêm chân răng, bạn còn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và tuyệt đối không lạm dụng các chất kích thích gây hại.
  • Nếu bạn đã uống thuốc 1 khoảng thời gian nhưng không cảm thấy hiệu quả, bạn cần tới nha khoa để thăm khám ngay.
Bạn tuyệt đối không tự uống thuốc tại nhà nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ
Bạn tuyệt đối không tự uống thuốc tại nhà nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ

Vừa rồi là những thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp thắc mắc viêm chân răng uống thuốc gì để nhanh khỏi. Để sức khỏe răng miệng của mình giữ được ở mức tốt nhất, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và chỉ định cách điều trị bệnh lý. Tại nha khoa Shark, bạn sẽ luôn được hỗ trợ tận tình bởi đội ngũ bác sĩ giỏi. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.

Có thể bạn quan tâm: Progressive gingivitis

&nbsp

Rate this article

Comment on the article

Submit Comment send

RELATED KNOWLEDGE

Related videos

background-video icon--play

Reasons to choose Shark Dental

Article Banner 1

Reasons to choose Shark Dental

1 mb article banner
Contact doctor

SIGN UP FOR CONSULTATION,
FREE CHECKUP

Sign up for consultation
Consult now
Make an appointment
1800 2069

X

MAKE AN APPOINTMENT

For best service

MAKE AN APPOINTMENT

X

CHOOSE TIME

Today, day

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

APPOINTMENT FORM

Make an appointment

SIGN UP FOR CONSULTATION,
FREE CHECKUP

Sign up for consultation

X