- Default
- Bigger
Mọc răng là giai đoạn quan trọng trong giai đoạn bé phát triển. Tuy nhiên, nó cũng mang đến nhiều khó chịu cho bé, bao gồm cả việc biếng ăn. Vậy khi bé mọc răng không chịu ăn phải làm sao? Mẹ sẽ tìm được biện pháp khắc phục sau khi tìm hiểu những thông tin trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân bé mọc răng không mà không chịu ăn
Trẻ mọc răng không chịu ăn là hiện tượng hết sức bình thường do những cơn đau nhức khi mọc răng, khiến bé cảm thấy khó chịu. Lúc này, phần nướu của bé sưng đỏ và nứt ra do răng sữa mọc lên. Bé sẽ cảm thấy đau, có thể bị sốt, quấy khóc khi mọc răng dẫn đến bỏ ăn.
Dưới đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng bỏ ăn khi bé mọc răng thường gặp:
- Sưng và đau nướu
Khi răng của bé chuẩn bị mọc lên, phần nướu ngay vị trí mọc lên sẽ bị sưng đỏ và gây tổn thương. Lúc này, bé sẽ cảm thấy khó chịu, đặc biệt trong lúc ăn nhai. Do đó, bé sẽ không chịu ăn uống mỗi khi mọc răng.
- Thức ăn khó nhai nuốt
Những món ăn, thực phẩm quá cứng cũng là nỗi ám ảnh của bé trong giai đoạn mọc răng. Bởi khi cắn mạnh sẽ tác động đến vùng nướu bị sưng, khiến bé cảm thấy đau hơn, nên không còn hứng thú với việc ăn uống. Ngoài ra, khi bố mẹ đút thức ăn cho bé quá nhanh, làm bé không có thời gian nhai nuốt cũng sẽ là nguyên nhân khiến bé bỏ ăn mỗi khi mọc răng.
- Sốt, rối loạn tiêu hóa
Nhiều bé khi mọc răng gặp phải tình trạng sốt, tiêu chảy. Điều này làm bé luôn trong tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ. Do đó, bé sẽ thường bỏ ăn và lười bú.
Bé mọc răng không chịu ăn phải làm sao?
Tình trạng mọc răng biếng ăn sẽ dẫn tới tình trạng sụt cân và bố mẹ rất lo lắng về vấn đề này. Vậy để bé ăn ngon miệng hơn trong giai đoạn mọc răng, bố mẹ có thể tham khảo một số cách sau.
Giai đoạn mọc răng cửa
Khi những chiếc răng sữa đầu tiên trên cung hàm mọc lên cung hàm, bé sẽ gặp phải tình trạng đau nhức. Lúc này, nguồn thức ăn chính của bé là sữa. Do đó, nếu bé không có hứng với ăn dặm, mẹ nên tăng lượng sữa cho bé mỗi ngày. Cùng với đó, tăng cường các bữa phụ giàu chất dinh dưỡng như khoai tây nghiền, bánh pudding,… để bé hấp thụ đủ chất, giúp không bị sút cân khi mọc răng.
Giai đoạn mọc răng nanh
Khi bé lớn hơn một chút sẽ có ý thức về việc mọc răng, nên khi đau nhức, bé sẽ quấy khóc nhiều hơn. Ngoài ra, một số trẻ còn bị sốt nhẹ, đi ngoài, mất nước. Để giúp trẻ có hứng thú với ăn uống trong giai đoạn này, bố mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày. Cách làm này tránh cho trẻ ăn quá nhiều lần một lúc dẫn đến nôn ói.
Những loại thức ăn nên được đưa vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé như canh, cháo, súp,… được nấu mềm từ thịt băm, trứng, đậu hũ, khoai tây, cà rốt,… Bên cạnh đó mẹ cũng nên bổ sung nước cho trẻ bằng các loại nước ép trái cây hoặc sữa khi trẻ trên 1 tuổi.
Trong trường hợp trẻ ngứa lợi và có xu hướng gặm đồ vật, bố mẹ có thể luộc mềm rau củ cho bé ăn. Hoặc có thể thay thế bằng một vài miếng chuối hoặc bơ thái lát để bé cảm thấy thích thú hơn.
Giai đoạn mọc răng hàm
Đối với giai đoạn mọc răng hàm, cảm giác chán ăn ở trẻ sẽ không quá nhiều, nên có thể dễ dàng giúp bé ăn ngon miệng. Mẹ nên cho bé thưởng thức những món ăn giàu dinh dưỡng, đồng thời trang trí hấp dẫn để kích thích vị giác của bé.
Trong giai đoạn mọc răng, trẻ vẫn có cảm giác đau nhức, khó chịu nên sẽ không thể ăn nhiều như bình thường. Vì vậy, bố mẹ cần xem xét khẩu phần ăn của trẻ để chia đều ra thành nhiều bữa trong ngày.
Nên chọn những loại tốt cho sức khỏe răng miệng của bé như thực phẩm giàu canxi (sữa, trứng, hải sản, đậu hũ), thực phẩm giàu kẽm (thịt bò, ngũ cốc, chocolate đen,…) và nhiều trái cây, rau củ. Không nên cho bé ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì sẽ không tốt cho sự phát triển của trẻ.
>>>Đọc thêm: Cách giảm đau cho bé lúc mọc răng.
Cách chăm sóc bé trong giai đoạn mọc răng bị biếng ăn
Không chỉ quan tâm đến chế độ ăn uống, bố mẹ cũng cần lưu ý đến chế độ chăm sóc cho bé hàng ngày để cơ thể bé khỏe mạnh nhất trong giai đoạn mọc răng. Những cách chăm sóc bố mẹ có thể tham khảo:
- Trong giai đoạn mọc răng, bé thường quấy khóc hay cảm thấy khó chịu. Lúc này, bố mẹ cần kiên nhẫn, dành nhiều thời gian chơi với bé để quên đi cảm giác đau nhức, khó chịu.
- Tình trạng ngứa lợi trong giai đoạn mọc răng sẽ xảy ra. Mẹ nên dùng tay để massage nướu cho bé một cách nhẹ nhàng để bé giảm bớt cảm giác đau nhức. Bố mẹ cần lưu ý rửa tay thật kỹ trước khi massage nướu cho bé để không đưa vi khuẩn vào trong khoang miệng.
- Không nên để bé gặm đồ chơi khi bị ngứa lợi trong giai đoạn mọc răng. Thay vào đó cho bé ăn các loại hoa quả đã được chế biến. Cách làm này vừa kích thích sự mọc răng, vừa giúp bé giảm tình trạng ngứa lợi, nên được bác sĩ khuyến khích thực hiện.
- Vệ sinh cho bé thật kỹ hàng ngày, nhất là sau khi bú sữa và ăn uống. Dùng khăn bông mềm quấn vào tay đã rửa sạch, sau đó vệ sinh nhẹ nhàng khoang miệng của bé, thực hiện đều cả vùng nướu và lưỡi để vi khuẩn không tồn tại trong khoang miệng.
- Trong khi bé ngủ, hạn chế cho trẻ ngậm núm vú giả vì điều này sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công trong khoang miệng.
- Khi trẻ biếng ăn, không nên ép trẻ ăn hay mắng, dọa nạt trẻ. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ. Thay vào đó, tạo cho bé môi trường sống thoải mái, vui vẻ bằng cách dành ra nhiều thời gian chơi với bé, giúp bé cảm thấy thư giãn hơn.
Bé mọc răng không chịu ăn phải làm sao? Biếng ăn khi mọc răng là hiện tượng tạm thời và sẽ tự khỏi. Cha mẹ cần kiên nhẫn và bình tĩnh để giúp bé vượt qua giai đoạn này. Nếu bé mọc răng không chịu ăn, cùng với nhiều triệu chứng khác như sốt cao, quấy khóc nhiều, cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
Comment on the article