- Default
- Bigger
Bọc răng sứ thường được bác sĩ chỉ định khi đã điều trị tủy răng hay để cải thiện các khuyết điểm trên răng. Phương pháp này được yêu thích tại các nha khoa uy tín, đặc biệt là người lớn. Vậy đối với trẻ em thì sao, có nên bọc răng sữa cho bé không? Hãy cùng chuyên mục Kiến thức răng sứ theo dõi thông tin dưới đây!
Có nên bọc răng sữa cho bé không?
Bọc răng sữa cho trẻ là điều không nên thực hiện. Lý do bởi vì, khi đến độ tuổi trưởng thành, những chiếc răng sữa sẽ được thay thế bằng những răng vĩnh viễn. Do đó, khi gắn bọc sứ lên sẽ ảnh hưởng tới quá trình răng vĩnh viễn phát triển.
Đặc biệt, khi bọc răng sữa cho trẻ sẽ gây ra một số ảnh hưởng sau:
- Khi bọc răng sữa sẽ có bước mài cùi răng thật, điều này sẽ khiến tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng và cảm thấy sợ hãi.
- Làm ảnh hưởng tới quá trình mọc răng vĩnh viễn. Bởi vì giai đoạn này, xương hàm và xương răng đang phát triển nên bọc sứ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của răng.
- Mão răng sứ bị trật theo thời gian. Do răng sữa được thay thế bằng răng vĩnh viễn nên khi gắn mão sứ cố định lên sẽ xảy ra hiện tượng bị chật khi trẻ lớn. Tình trạng này còn gây ra tình trạng đau nhức và ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của trẻ.
Có rất nhiều phương pháp để giúp bé cải thiện các khuyết điểm trên răng, bố mẹ cần tìm hiểu kỹ bằng cách nhờ sự tư vấn của bác sĩ nha khoa để lựa chọn cho bé phương pháp phù hợp.
Độ tuổi thích hợp bọc răng sữa cho bé
Sau khi đã tìm hiểu về vấn đề có nên bọc răng sữa cho bé không, mọi người lại thắc mắc khi nào nên bọc răng sứ cho bé.
Theo quan điểm của bác sĩ nha khoa, khi trẻ đủ 18 tuổi mới có thể tiến hành phục hình răng bằng phương pháp bọc răng sứ. Bố mẹ không cần quá lo lắng nếu như răng sữa của bé bị vỡ, mẻ vì từ 10 – 12 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu thay thế răng sữa bằng răng vĩnh viễn.
Bên cạnh đó, đừng quên đưa bé thăm khám nha khoa uy tín định kỳ 3 – 6 tháng/1 lần để chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ tốt hơn.
Loại răng giả nào được chọn nếu bọc răng sữa cho bé?
Hiện nay, có 2 loại răng sứ mà bố mẹ có thể lựa chọn nếu như vẫn muốn bọc răng sứ cho trẻ. Đó là: răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ.Tùy thuộc vào nhu cầu, tình trạng răng và điều kiện của mỗi người, bố mẹ sẽ đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho bé.
Tuy nhiên, với độ tuổi của trẻ, bố mẹ không thể có yêu cầu quá cao về độ bền của răng sứ như đối với người lớn. Đối với trẻ, bác sĩ khuyến khích nên lựa chọn bọc sứ toàn sứ để đảm bảo tính thẩm mỹ và không gây ra tình trạng thâm đen viền nướu trong quá trình sử dụng.
Làm sao để hạn chế bọc răng sữa cho trẻ?
Với vấn đề có nên bọc răng sữa cho bé không, bác sĩ khuyến khích không nên thực hiện. Vậy làm sao để hạn chế bọc răng sữa cho trẻ?
- Đầu tiên, bố mẹ cần tập cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng mỗi ngày. Hướng dẫn bé cách đánh răng đúng cách 2 lần/1 ngày bằng bàn chải đầu nhỏ, lông mềm, kèm với sử dụng kem đánh răng có chứa Flour.
- Hướng dẫn bé chải răng theo chiều dọc để hạn chế tình trạng mòn chân răng.
- Lựa chọn cho trẻ những sản phẩm chăm sóc răng miệng đi kèm như: bàn chải điện, máy tăm nước, nước súc miệng, bàn chải kẽ,… Đây là những dụng cụ giúp làm sạch mảng bám trên răng một cách hiệu quả.
Ngoài ra, bố mẹ cần đưa trẻ tới thăm khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/1 lần để theo dõi sức khỏe của bé tốt hơn. Từ đó giúp ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng xảy ra.
Bố mẹ có thể tham khảo Nha Khoa Shark trước khi lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé. Bởi vì, nơi đây là địa chỉ nha khoa uy tín, cung cấp nhiều dịch vụ về điều trị bệnh lý, chăm sóc sức khỏe răng miệng, nha khoa tổng quát và thẩm mỹ nha khoa.
Ngoài ra, bố mẹ hoàn toàn yên tâm bởi mọi phương pháp đều được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao cùng hệ thống máy móc, trang thiết bị ứng dụng công nghệ hiện đại.
Sau khi tìm hiểu bài đọc, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã có đáp án chính xác cho vấn đề có nên bọc răng sữa cho bé không. Nếu muốn có giải pháp điều trị an toàn, hãy đưa bé tới những nha khoa uy tín để được thăm khám trực tiếp và điều trị. Đừng trì hoãn điều trị bởi vì để lâu, bệnh lý sẽ gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.
Comment on the article