How long does it take for a baby to lose weight after teething? Tips for parents

How long does it take for a baby to lose weight after teething? Tips for parents

Sign up for consultation
Font size
  • Default
  • Bigger

Trong giai đoạn mọc răng, trẻ thường gặp phải tình trạng sốt, quấy khóc, khó chịu, đặc biệt là đi tướt. Mặc dù đi tướt là dấu hiệu rất bình thường, nhưng bố mẹ cũng nên quan tâm để chăm sóc bé tốt hơn trong giai đoạn mọc răng. Liên quan tới vấn đề này, chuyên gia Shark Dental sẽ giải đáp trẻ mọc răng đi tướt bao lâu để bố mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn.

How long does it take for a baby to teethe?

Vì sao khi trẻ mọc răng lại đi bị đi tướt?

Khi trẻ mọc răng, đi tướt là một trong những dấu hiệu thường gặp phải. Nếu bé gặp phải trường hợp này, chủ yếu do những nguyên nhân sau:

  • Khi mọc răng, các bé thường có xu hướng đưa mọi thứ vào trong miệng. Điều này sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong khoang miệng, tấn công hệ miễn dịch yếu ớt của trẻ, nên có trường hợp trẻ đi tướt trong giai đoạn này.
  • Trong giai đoạn mọc răng, khoang miệng của trẻ sản xuất ra nhiều nước bọt hơn. Việc này đồng nghĩa với trẻ cần phải nuốt nước bọt nhiều hơn. Khi enzim trong nước bọt đi vào dạ dày với lượng lớn sẽ gây mất sự cân bằng. Từ đó gây ra tình trạng trẻ đi tướt khi mọc răng.
Trẻ đi tướt chủ yếu do đường tiêu hóa mất sự cân bằng khi nuốt nước bọt quá nhiều
Trẻ đi tướt chủ yếu do đường tiêu hóa mất sự cân bằng khi nuốt nước bọt quá nhiều

Những dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng đi tướt

Khi đi tướt trong lúc mọc răng, trẻ thường đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có mùi chua và không gặp trường hợp chảy máu nhưng có chất nhầy. Tình trạng này kéo dài nhiều nhất 4 ngày. Ngoài ra, trẻ còn gặp phải một số dấu hiệu đi kèm khác như cho đồ vật hoặc tay vào trong miệng, kết hợp chảy nước dãi, mệt lả.

Trong khoảng thời gian này, hiện tượng sốt nhẹ chắc chắn sẽ xảy ra (khoảng dưới 38.5 độ). Trong trường hợp trẻ mọc răng sốt 40 độ vừa bị đi tướt, kèm theo phân có nhầy và máu, bố mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để có những phương án chữa trị phù hợp nhất.

Trẻ mọc răng đi tướt bao lâu?

Hiện tượng trẻ đi tướt khi mọc răng thường kéo dài dưới 4 ngày. Số lần đi tướt trong một ngày sẽ khoảng từ 4 – 5 lần. Sau khoảng thời gian này, cơ thể của bé sẽ dần hồi phục và phát triển như bình thường, do đó bố mẹ không cần quá lo lắng.

Theo nghiên cứu của ông Albert vào năm 2018: Sau khi khảo sát gần 1000 trẻ trong giai đoạn mọc răng thấy rằng, có khoảng 60% trẻ gặp phải tình trạng đi tướt trong khoảng 3 ngày. Như vậy, tình trạng mọc răng đi tướt là rất bình thường.

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, bố mẹ nên chú ý theo dõi bé. Nếu có dấu hiệu bất thường hoặc đi tướt nhiều ngày không khỏi, bố mẹ nên đưa bé tới các cơ sở Y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và có những phương án xử lý kịp thời.

Trẻ đi tướt mọc răng kéo dưới dưới 4 ngày và sẽ hết ngay sau đó, cơ thể sẽ dần khỏe mạnh như bình thường
Trẻ đi tướt mọc răng kéo dưới dưới 4 ngày và sẽ hết ngay sau đó, cơ thể sẽ dần khỏe mạnh như bình thường

Trẻ mọc răng đi tướt có nguy hiểm không?

Trẻ mọc răng đi tướt thường không gây nguy hiểm và đây là hiện tượng phổ biến ở trẻ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đi tướt có thể dẫn đến một số biến chứng nếu như không được xử lý đúng cách:

  • Mất nước: Do trẻ đi ngoài nhiều lần nên dễ bị mất nước và chất điện giải
  • Hăm tã: Do phân lỏng, trẻ có thể bị hăm tã nếu như không được vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên.
  • Nhiễm trùng: Khi đi ngoài nhiều lần, vùng kín của trẻ có khả năng cao bị nhiễm trùng khi không được vệ sinh đúng cách và sạch sẽ.

Như vậy, mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nếu gặp những dấu hiệu của đi tướt, bố mẹ cũng vẫn nên chữa trị kịp thời cho bé. Trong một số trường hợp đặc biệt, nên thăm khám bác sĩ kịp thời để hạn chế những biến chứng xảy ra.

Cách phân biệt đi tướt mọc răng với tiêu chảy

Khi bị rối loạn đường tiêu hóa, trẻ sẽ thường gặp phải tình trạng đi tướt mọc răng và tiêu chảy. Tuy nhiên, bố mẹ cần phân biệt rõ hai hiện tượng này để biết cách chăm sóc và điều trị:

  • Tình trạng phân: Đi tướt mọc răng thường có phân sống, nhầy, không có bọt và màu vàng. Trong khi đó, phân ở tình trạng tiêu chảy sẽ có dạng lỏng, mùi chua tanh, có nhầy và đôi khi kèm theo cả máu.
  • Biểu hiện của trẻ: Đối với đi tướt, bé thường chảy nước dãi và sốt dưới 38.5 độ, nhưng vẫn chơi bình thường và không bị mệt lả. Bên cạnh đó, tiêu chảy sẽ khiến bé bị mệt mỏi do mất nước. Lúc này, bé mọc răng quấy khóc nhiều và không chơi đùa như thường ngày.
  • Thời gian: Đi tướt mọc răng kéo dài dưới 4 ngày, còn tiêu chảy thường là 1 tuần, thậm chí lâu hơn khi bé có cơ địa yếu.
Đi tướt mọc răng và tiêu chảy là 2 hiện tượng khác nhau nhưng đều liên quan tới đi ngoài quá nhiều
Đi tướt mọc răng và tiêu chảy là 2 hiện tượng khác nhau nhưng đều liên quan tới đi ngoài quá nhiều

Một số mẹo chữa đi tướt mọc răng

Trong khoảng thời gian bé đi tướt, để răng phát triển khỏe mạnh và cơ thể bé không gặp quá nhiều mệt mỏi, bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau, như về chế độ ăn, thuốc uống, cách vệ sinh răng miệng,…

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ

Những trường hợp thường xuyên mút tay, ngậm đồ vật sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển. Để hạn chế, bố mẹ nên cho bé ngậm núm vú giả đã làm sạch.

Sau mỗi bữa ăn của bé, mẹ hãy sử dụng miếng bông gạc lành chà sát vào nướu, kết hợp massage nướu để vệ sinh răng miệng cho bé. Đồng thời, bố mẹ nên chú ý về việc vệ sinh mông của trẻ sau khi đi tướt để không gặp phải nguy cơ nhiễm trùng.

  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ

Một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học sẽ giúp bảo vệ sức đề kháng của bé tốt hơn trong giai đoạn đi tướt. Để thực hiện, bố mẹ nên cho bé uống đủ nước, tăng tần suất cho con bú hoặc ăn sữa bột. Ngoài ra, kết hợp cho bé ăn dặm các loại rau củ như chuối, cà rốt, khoai tây,… Bởi những thực phẩm này sẽ giúp kiểm soát tốt tình trạng đi ngoài. Khi hết đi ngoài, cần xây dựng lại chế độ ăn uống cho bé hợp lý.

Xây dựng cho bé chế độ ăn uống phù hợp, đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đi tướt, mọc răng
Xây dựng cho bé chế độ ăn uống phù hợp, đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đi tướt, mọc răng
  • Không cho bé sử dụng thuốc bừa bãi

Khi bé bị tướt mọc răng, ngoài chăm sóc bé một cách tốt nhất, bố mẹ nên kết hợp thăm khám bác sĩ để giúp bé dễ chịu hơn, cũng như ngăn ngừa tình trạng mất nước xảy ra. Tuyệt đối không tự ý cho bé sử dụng thuốc kháng sinh hay thuốc cầm tiêu chảy trong giai đoạn này khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

  • Đưa bé tới thăm khám bác sĩ khi có những dấu hiệu bất thường

Thông thường đi tướt chỉ kéo dài dưới 4 ngày, nhưng khi kéo dài quá một tuần. Kết hợp phân có máu, lỏng, mùi tanh, bé quấy khóc nhiều, bỏ ăn,… bố mẹ cần đưa bé tới thăm khám bác sĩ. Bởi lúc này, bé có khả năng cao bị tiêu chảy, nên cần xử lý kịp thời.

Như vậy, khi trẻ mọc răng, hiện tượng đi tướt xảy ra là hoàn toàn bình thường. Nhưng trẻ mọc răng đi tướt bao lâu mới là vấn đề phụ huynh nên quan tâm. Bởi điều này sẽ giúp bố mẹ chăm sóc và giúp bé điều trị tốt hơn. Sức khỏe của bé luôn được ưu tiên hàng đầu, nên bố mẹ đừng chủ quan trong mọi trường hợp nhé.

&nbsp

5/5 - (1 vote)

Comment on the article

Submit Comment send

RELATED KNOWLEDGE

Related videos

background-video icon--play

Reasons to choose Shark Dental

Article Banner 1

Reasons to choose Shark Dental

1 mb article banner
Contact doctor

SIGN UP FOR CONSULTATION,
FREE CHECKUP

Sign up for consultation
Consult now
Make an appointment
1800 2069

X

MAKE AN APPOINTMENT

For best service

MAKE AN APPOINTMENT

X

CHOOSE TIME

Today, day

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

APPOINTMENT FORM

Make an appointment

SIGN UP FOR CONSULTATION,
FREE CHECKUP

Sign up for consultation

X