- Default
- Bigger
Răng đã lấy tủy là một quá trình điều trị phổ biến trong lĩnh vực nha khoa, giúp người bệnh giảm đau và duy trì răng tự nhiên. Mặc dù quá trình này mang lại nhiều lợi ích, nhưng nhiều người vẫn tỏ ra tò mò về câu hỏi: ‘Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu?’ Để hiểu rõ về sự tồn tại và duy trì của răng đã lấy tủy, hãy cùng Shark Dental khám phá chi tiết trong bài viết này.
Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu?
Răng sau khi đã lấy tủy có thể tồn tại được từ 15 – 25 năm nếu như chăm sóc đúng cách. Ngoài ra, thời gian bảo tồn răng đã lấy tủy còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau cụ thể như:
- Chế độ ăn uống như thế nào, quá trình chăm sóc và vệ sinh răng miệng
- Phương pháp lựa chọn để thực hiện bảo vệ răng sau khi lấy tủy
- Quan sát, theo dõi các biểu hiện về sưng đau, khó chịu của răng lấy tủy
Để tăng tuổi thọ của răng, bạn cần xây dựng một chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách, tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa, đặc biệt thường xuyên tới tái khám nha khoa.
Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể trám răng hoặc thực hiện bọc sứ đối với các răng đã lấy tủy để nâng cao thời gian sử dụng của răng. Đồng thời giúp răng đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.
Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu phương pháp lấy chỉ máu răng được bao lâu thì có thể liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Răng sau khi lấy tủy nên phục hình lại bằng phương pháp nào?
Nếu như vấn đề răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu đã được giải đáp, thì bạn cũng biết rằng, chúng không thể tồn tại mãi mãi nếu như không biết cách chăm sóc. Do đó, để bảo vệ răng lấy tủy tốt nhất, bạn có thể phục hình răng bằng phương pháp bọc sứ hoặc Implant.
- Đối với bọc răng sứ thẩm mỹ
Nguyên tắc bảo tồn tối đa cấu trúc răng thật luôn được ưu tiên hàng đầu trong mọi trường hợp. Và trong trường hợp răng đã lấy tủy cũng vậy. Khi chân răng đã lấy tủy còn khỏe mạnh, bác sĩ sẽ khuyến khích bọc răng sứ để bảo tồn cấu trúc răng thật. Đồng thời khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho răng hư tổn..
Thông thường, bọc răng sứ chỉ được thực hiện khi răng bị viêm tủy nhẹ. Bởi lúc này răng mới đủ chắc chắn để mài cùi và làm trụ đỡ cho mão sứ.
- Trồng răng giả
Với những trường hợp răng bị viêm tủy nặng, hoại tử tủy dẫn tới một số bệnh lý về răng miệng như áp xe răng, viêm nha chu,… thì sẽ không thể bảo tồn cấu trúc răng. Bởi nếu giữ lại chiếc răng đó, những chiếc răng kế bên cùng vùng mô mềm xung quanh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Lúc này bác sĩ sẽ nhổ bỏ chiếc răng có tủy hư tổn, sau đó thực hiện trồng răng Implant để thay thế. Việc trồng răng sau khi nhổ răng nên được thực hiện càng sớm càng tốt để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm như tiêu xương hàm, xô lệch răng,…
Một số trường hợp phân vân với phương pháp trám răng thẩm mỹ, tuy nhiên, khi điều trị răng đã lấy tủy bằng trám răng thì sẽ có tuổi thọ không cao. Đặc biệt, trám răng chỉ phù hợp với những trường hợp răng hư tổn tủy nhẹ.
Như vậy, để lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất, bạn nên tới nha khoa để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương án điều trị cũng như phác đồ phù hợp, chính xác nhất.
Cách chăm sóc răng lấy tủy để kéo dài thời gian tồn tại
Không nên chỉ quan tâm tới răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu, mà bạn cũng cần lưu ý tới cách chăm sóc răng miệng tại nhà. Bạn cần biết rằng, răng sau khi lấy tủy sẽ rất yếu, dễ bị lung lay và gãy rụng. Do đó, cần lưu ý tới một số vấn đề sau:
- Chế độ ăn uống hàng ngày
Về chế độ ăn uống, bạn cần hạn chế ăn những đồ ăn quá dai, quá cứng hoặc có nhiệt độ nóng lạnh thất lường vì có thể làm răng bị vỡ mẻ. Bên cạnh đó, bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D, canxi, sắt,… vào khẩu phần ăn hàng ngày để răng nướu chắc khỏe và ổn định trên cung hàm.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách
Điều quan trọng cần làm đầu tiên là vệ sinh răng miệng đúng cách từ 2 – 3 lần/1 ngày bằng bàn chải lông mềm và đầu nhỏ. Thêm vào đó sẽ tốt hơn nếu bạn kết hợp với sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám, vi khuẩn trên kẽ răng và khoang miệng. Việc làm này sẽ giúp ngăn chặn các bệnh lý về răng miệng xảy ra.
- Thăm khám nha khoa để kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ
Bạn nên lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín để kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 3 – 6 tháng/1 lần. Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát toàn bộ khoang miệng. Trong trường hợp gặp vấn đề bất thường như răng gãy, răng chết tuỷ bị đổi màu, bác sĩ sẽ theo dõi và đưa ra phương án điều trị phù hợp với từng trường hợp.
Qua bài viết, chúng ta đã biết răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu rồi đúng không. Thời gian tồn tại trên cung hàm của răng lấy tủy không thể kéo dài vĩnh viễn. Việc răng chết tủy tồn tại được bao lâu không chỉ phụ thuộc vào quá trình điều trị mà còn phụ thuộc vào cách chăm sóc và duy trì từ phía bệnh nhân. Việc thường xuyên kiểm tra, giữ gìn vệ sinh răng miệng và tuân thủ lịch hẹn kiểm tra định kỳ với bác sĩ nha khoa đều đóng vai trò quan trọng để bảo vệ răng đã lấy tủy khỏi các vấn đề tiềm ẩn.
Có thể bạn quan tâm: Răng lấy tủy có bị tiêu xương không?
Comment on the article