- Default
- Bigger
Răng khôn là những chiếc răng mọc sau cùng trên cung hàm, có thể khiến sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Shark Dental, vì chúng tôi sẽ giúp bạn biết răng khôn mọc ở đâu, cấu tạo và chức năng cụ thể của răng khôn như thế nào.
Vị trí của răng khôn
Về vị trí của răng khôn, có rất nhiều câu hỏi liên quan được đề cập. Để giải đáp răng khôn mọc ở đâu, các bác sĩ nha khoa cho biết: Răng khôn là chiếc răng mọc trong cùng của hàm, còn được gọi là răng số 8 hoặc răng cối lớn thứ 3, thường xuất hiện khi con người bước sang độ tuổi từ 17-25.
Trong tổng số 32 chiếc răng vĩnh viễn, 4 chiếc răng khôn sẽ mọc ở 4 góc hàm. Số lượng răng khôn mọc lên sẽ tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Dựa vào đó, vị trí mọc và kiểu mọc răng khôn cũng sẽ khác nhau. Như vậy, bạn có thể gặp phải 1 trong 3 trường hợp như sau:
- Không mọc răng khôn: Khi quá tuổi trưởng thành nhưng bạn vẫn chưa mọc răng khôn, thì những chiếc răng này sẽ luôn được nằm yên dưới xương hàm.
- Răng khôn mọc thẳng: Là trường hợp khá hiếm gặp khi sự phát triển của răng khôn không làm ảnh hưởng đến các răng còn lại, quá trình ăn nhai vẫn diễn ra bình thường.
- Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch: Là trường hợp phổ biến nhất, có thể gây nên các cơn đau, sưng tấy và làm ảnh hưởng đến tổng thể sức khỏe.
Cấu tạo của răng khôn
Bên cạnh thắc mắc về răng khôn mọc ở đâu, cấu tạo của răng khôn cũng là chủ đề cần được thông tin cụ thể để bạn có thể hiểu rõ hơn về chiếc răng này. Về cơ bản, răng khôn có cấu tạo tương tự với những chiếc răng khác, bao gồm 2 phần: Thân răng và chân răng.
Thân răng là phần nằm trên nướu, chân răng nằm sâu dưới xương hàm và được cố định bằng hệ thống dây chằng nha chu. Số lượng chân răng của răng khôn thường không cụ thể.
Xét về cấu tạo bên trong, răng khôn bao gồm 3 phần: Men răng, ngà răng và tủy răng.
- Men răng là lớp bao bọc thân răng, cấu tạo từ 96% chất vô cơ, có tính cứng nên có thể chịu được các tác động mạnh.
- Ngà răng là lớp kế tiếp men răng, có màu vàng nhạt, tính thấm và hơi xốp, chiếm phần lớn khối lượng của răng. Có cấu tạo từ 70% chất vô cơ, 30% còn lại là chất vô cơ và nước. Ngà răng khá nhạy cảm với nhiệt độ do có chứa các ống thần kinh.
- Pulp là phần nằm trong buồng tủy và ống tủy, có chứa các mạch máu và dây thần kinh, có chức năng dẫn truyền các chất dinh dưỡng cho răng.
Chức năng của răng khôn
Không chỉ riêng về câu hỏi răng khôn mọc ở đâu, chức năng và vai trò của răng khôn cũng là chủ đề thu hút rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Thực chất, răng khôn không có chức năng cụ thể, thậm chí còn có thể khiến cho sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng.
- Quá trình mọc răng khôn có thể gây viêm nhiễm, sưng đau, tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công khoang miệng, thậm chí gây mưng mủ, nhiễm trùng, ảnh hưởng các răng lân cận và mô mềm như má trong, lưỡi, nướu,…
- Răng khôn mọc lên khiến khung hàm không còn đủ diện tích cho răng phát triển, dẫn đến tình trạng răng khôn mọc ngầm, mọc lệch hoặc mọc đâm vào răng số 7, khiến chiếc răng này bị tổn thương.
- Răng khôn mọc ngầm có thể thoái hóa thành khối u nang, khiến xương hàm bị yếu đi.
- Răng khôn mọc có thể khiến các dây thần kinh bị chèn ép, làm rối loạn cảm giác niêm mạc, môi, da,…
- Răng khôn mọc ở trong cùng làm quá trình vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn, thức ăn bị giắt lại, gây nên tình trạng sâu răng và viêm nhiễm.
Các bệnh thường gặp về răng khôn
Không chỉ không đảm nhiệm vai trò nhất định, răng khôn còn có thể trở thành nguyên nhân của nhiều bệnh lý, làm chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng đáng kể.
- U nang xương hàm: Là bệnh lý xảy ra khi răng mọc đâm vào chân răng bên cạnh gây ra tình trạng tiêu ngót chân răng. Không điều trị kịp thời có thể khiến cho răng và xương hàm bị hỏng, làm mất chức năng của dây thần kinh.
- Nhiễm khuẩn, viêm lợi trùm răng khôn: Đây là tình trạng xảy ra do răng khôn mọc ngầm, mọc lệch kết hợp cùng thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách. Theo thời gian, vi khuẩn sẽ tích tụ bên trong túi nướu, tích mủ gây viêm lợi trùm, viêm quanh chân răng cấp. Vấn đề này thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng máu và tử vong.
- Sâu răng: Sự xuất hiện của răng khôn có thể vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển, sau cùng gây sâu răng. Những lỗ sâu lớn có thể làm cho cấu trúc răng quai hàm bị phá hủy và ảnh hưởng những chiếc răng kế cận.
- Ảnh hưởng dây thần kinh: Răng khôn mọc lên sẽ ít nhiều làm ảnh hưởng dây thần kinh ở mặt. Có rất nhiều trường hợp mọc răng khôn làm mất cảm giác môi, má, da,… Để nhận biết, bạn có thể dựa vào những biểu hiện như: Phù, đỏ ổ mắt, đau 1 bên mặt,…
Những lưu ý cần biết về răng khôn
Không chỉ riêng về răng khôn mọc ở đâu, xung quanh răng khôn có rất nhiều thông tin bạn cần lưu ý. Trước tiên, các bác sĩ thường sẽ chỉ định nhổ răng khôn để ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Căn cứ vào tư thế răng khôn mọc, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp nhổ răng thích hợp.
Sau khi vừa nhổ răng khôn, máu có thể chảy trong khoảng 24 giờ sau đó, đây là biểu hiện thường thấy. Những tình trạng như bầm tím, sưng đau cần có thời gian hồi phục trong khoảng 1 tuần.
Để giảm đau sau khi nhổ răng khôn, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh hoặc chườm nóng. Ngoài ra, cần uống nhiều nước và sử dụng các thực phẩm mềm để không cần sử dụng nhiều lực ăn nhai. Trong ngày đầu tiên sau khi nhổ răng khôn, bạn không nên uống rượu bia, các thức uống có gas và hút thuốc để tránh làm ảnh hưởng vết thương.
Là chiếc răng có nhiều dây thần kinh đi qua, nên quá trình nhổ răng khôn không chuẩn kỹ thuật có thể dẫn đến nhiều vấn đề rủi ro không mong muốn. Do đó, không chỉ quan tâm về khía cạnh răng khôn mọc ở đâu, bạn còn cần tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, đáng tin cậy để nhổ răng khôn. Nha khoa Shark là cơ sở có trang bị đầy đủ máy móc và thiết bị chuyên dụng, quy trình nhổ răng khôn được trực tiếp thực hiện bởi bác sĩ giỏi chuyên môn, chắc tay nghề. Để biết thêm chi tiết, hãy liên hệ với nha khoa Shark để được hỗ trợ tận tình.
Comment on the article