- Default
- Bigger
Nụ cười rạng rỡ không chỉ thể hiện sự tự tin mà còn tạo nên vẻ đẹp duyên dáng. Tuy nhiên, nụ cười ấy sẽ trở nên kém hoàn hảo nếu bạn gặp phải tình trạng răng sứt mẻ. Tình trạng răng mẻ phản ánh sức khỏe răng miệng của bạn không tốt, có thể do cơ thể không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng. Vậy trong trường hợp này, răng mẻ thiếu chất gì? Cùng tìm hiểu để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Răng mẻ thiếu chất gì?
Răng bị mẻ chủ yếu do thiếu canxi. Trên thực tế, khi cơ thể thiếu hụt canxi, màu sắc của răng sẽ không còn giữ được màu trắng sáng tự nhiên. Lúc này sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng nguy hiểm như viêm nha chu, viêm nướu,… nên dẫn đến tình trạng răng dễ bị mẻ. Ngoài ra, răng bị mẻ cũng do cơ thể không hấp thụ đủ các chất: vitamin D, Omega 3,… Lý giải về từng chất như sau:
Do thiếu Canxi
Canxi là thành phần chính cấu tạo nên răng, giúp răng chắc khỏe và cứng cáp. Do đó, khi thiếu canxi, răng sẽ trở nên yếu đi. Chúng dễ bị mẻ, đặc biệt ở trẻ em trong giai đoạn đang phát triển. Ngoài ra, thiếu canxi còn khiến men răng mỏng, dễ bị sâu và viêm nha chu. Những trường hợp này sẽ dễ làm răng bị mài mòn và gây mẻ răng trong quá trình sinh hoạt hàng ngày.
Do thiếu Vitamin D
Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn. Do đó, khi cơ thể thiếu canxi, lượng canxi hấp thụ vào cơ thể cũng giảm mạnh, gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Bên cạnh đó, vitamin D còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp bảo vệ nướu khỏi các bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu,…
Nguyên nhân chủ yếu thiếu hụt vitamin D trong cơ thể do chế độ ăn uống hàng ngày không khoa học. Vitamin D chủ yếu có trong cá béo, gan, sữa, các loại ngũ cốc,… nên khi không xây dựng khẩu phần ăn hàng ngày linh hoạt, đủ chất sẽ rất dễ gây ra tình trạng thiếu hụt chất này trong cơ thể.
Do thiếu Omega 3
Omega 3 là axit béo thiết yếu có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả sức khỏe răng miệng. Bổ sung đủ lượng Omega 3 sẽ giúp giảm viêm, bảo vệ nướu và mô nướu khỏi các tác nhân gây hại trong khoang miệng. Đặc biệt, một số nghiên cứu cho thấy Omega 3 có thể giúp giảm nguy cơ sâu răng.
Khi thiếu Omega 3, nướu dễ bị sưng đỏ, chảy máu. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và phá hủy cấu trúc răng. Do đó dẫn đến vỡ, mẻ và sứt răng mảng lớn.
Ngoài ra, răng thường xuyên bị mẻ có thể do thiếu các chất sau: Magie, Phospho, Vitamin K,… Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng mà những chất này khi không hấp thụ đủ cũng ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe tổng thể của bạn.
Răng bị mẻ cần xử lý như thế nào?
Khi phát hiện mình bị mẻ răng, bạn cần xử lý như sau để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe và tránh nuốt phải những mảnh răng vỡ:
- Giữ bình tĩnh và kiểm tra tình trạng mẻ răng
Nếu thấy răng mẻ rơi ra trong khoang miệng, bạn cần thực hiện nhổ bỏ để không làm tổn thương tới các mô mềm trong khoang miệng. Sau đó súc miệng thật sạch với nước ấm để loại bỏ những mảnh vụn răng còn sót lại trong khoang miệng.
Kiểm tra lại mức độ mẻ của răng, trong trường hợp mẻ lớn, đến thăm khám bác sĩ nha khoa để được kiểm tra xem răng có mẻ đến tủy hay không. Nếu có, bác sĩ sẽ đưa ra những phương án điều trị phù hợp.
- Giữ lại mảnh răng bị mẻ nếu có
Nếu răng rớt ra mảng lớn, hãy giữ lại cẩn thận trong hộp hoặc khăn giấy ẩm. Hãy mang chúng theo khi bạn đến gặp nha sĩ. Việc làm này sẽ giúp ích cho việc hồi phục răng mẻ nhanh chóng và chính xác hơn.
- Đến phòng khám nha khoa càng sớm càng tốt
Tại các reputable dental address, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tổn thương của răng và đưa ra hướng trải quyết phù hợp. Bạn cần đến thăm khám sớm để tránh nguy cơ trầy xước các bộ phận khác trong khoang miệng. Đồng thời giảm tối đa tình trạng viêm nhiễm tủy răng.
Một số phương pháp điều trị phổ biến: hàn trám răng, bọc răng sứ,… Tùy thuộc vào mức độ mẻ răng, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng răng của bạn.
Điều trị răng mẻ có những cách nào?
Có nhiều cách để điều trị tình trạng mẻ răng, tùy vào mức độ nghiêm trọng của mỗi người, bác sĩ tại các nha khoa uy tín sẽ chỉ định thực hiện các biện pháp sau:
- Dental fillings
Phương pháp này áp dụng cho những trường hợp răng mẻ nhỏ, không ảnh hưởng tới cấu trúc răng và tủy. Để thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu Composite hoặc Amalgam để hàn trám lên chỗ mẻ. Quy trình trám răng Composite thực hiện nhanh chóng, an toàn và bảo tồn tối đa cấu trúc răng thật. Tuy nhiên, những miếng trám không có tuổi thọ lâu dài, dễ bị đổi màu sau một thời gian sử dụng.
- Mài răng
Phương pháp mài răng phù hợp với những trường hợp răng mẻ nhẹ. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành mài nhẵn phần răng bị mẻ, sau đó đánh bóng. Răng sau khi được mài có thể cải thiện tính thẩm mỹ bằng phương pháp bọc răng sứ.
- Porcelain crowns
Trong trường hợp thân răng mẻ nhiều, nhưng chân răng vẫn còn chắc khỏe, porcelain crown là sự lựa chọn tối ưu. Phương pháp này sẽ giúp cải thiện tính thẩm mỹ và chức năng của răng bằng cách sử dụng mão sứ gắn lên chiếc răng bị mẻ.
Khách hàng sẽ được lựa chọn mão sứ có màu sắc tự nhiên, phù hợp với dáng răng trên cung hàm. Do đó, mọi người sẽ khó nhận biết bạn bị mẻ răng hay bọc răng sứ.
Cả 3 phương pháp trên đều cần thực hiện tại những cơ sở nha khoa uy tín. Bởi điều này mới mang lại kết quả tối ưu và bảo vệ sức khỏe răng miệng của mọi người khỏi những biến chứng nguy hiểm.
Cách phòng ngừa tình trạng răng mẻ
Sau khi đã biết răng mẻ thiếu chất gì, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Dưới đây là những thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng, bạn nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình:
- Rau xanh
Rau xanh cung cấp vitamin, khoáng chất, giúp răng chắc khỏe hơn. Bên cạnh đó, rau xanh chứa nhiều canxi, vitamin K, axit folic,… nên giúp nướu chắc khỏe hơn. Một số loại rau xanh nên lựa chọn: rau bina, cải xoăn, bông cải xanh,…
- Sữa và các sản phẩm từ sữa
Trong sữa có chứa rất nhiều canxi, vitamin D, giúp răng chắc khỏe. Một số sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, chứa nhiều lợi khuẩn, nên giúp cân bằng vi khuẩn trong khoang miệng.
- Trái cây, hoa quả
Một số loại trái cây chứa nhiều vitamin C, giúp nướu khỏe mạnh nên bổ sung mỗi ngày: táo, dâu tây, kiwi,…. Hoặc những trái cây họ cam quýt chứa nhiều axit citric giúp loại bỏ mảng bám trên răng hiệu quả. Bạn sẽ hạn chế được các bệnh lý về răng miệng xảy ra, từ đó tránh được tối đa tình trạng mẻ răng xảy ra.
- Ngũ cốc nguyên hạt
Những loại ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ, giúp tăng tiết nước bọt và trung hòa axit trong khoang miệng. Bạn nên chọn gạo lứt, bánh mì nguyên cám,… vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình để đa dạng món ăn hơn.
- Cá béo
Một số loại cá béo như: cá hồi, cá thu chứa rất nhiều axit béo omega giúp giảm viêm nướu, răng chắc khỏe và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.
So, răng mẻ thiếu chất gì? Qua những thông tin được giải đáp trong bài viết, tình trạng răng mẻ là dấu hiệu cho thấy bạn thiếu rất nhiều chất như: canxi, vitamin D, omega 3,… Do đó, hãy xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất để răng chắc khỏe và cơ thể khỏe mạnh. Đồng thời, thăm khám nha khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn mỗi ngày.
Comment on the article