- Default
- Bigger
Răng sữa là hệ thống răng đầu tiên trên cung hàm của mỗi con người. Những chiếc răng này bắt đầu mọc lên khi trẻ tròn 6-10 tháng tuổi. Đi cùng với sự phát triển của cơ thể, răng sữa sẽ rụng đi để nhường chỗ cho hệ thống răng vĩnh viễn. Nhiều người đã đặt ra câu hỏi “Răng sữa có chân không?”.
Trong bài viết sau đây, Nha Khoa Shark sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Răng sữa có chân không?
Giống như răng vĩnh viễn, răng sữa cũng có chân răng. Chân răng là bộ phận giúp cho răng sữa đứng chắc trên cung hàm. Khi trẻ đủ 5-6 tuổi, giai đoạn thay răng sẽ bắt đầu. Lúc này, chân răng sữa sẽ tự tiêu để nhường vị trí cho răng vĩnh viễn phát triển. Điều này giải thích vì sao khi nhổ răng sữa của trẻ, chúng ta sẽ không thấy chân răng sữa, từ đó nảy sinh thắc mắc răng sữa có chân răng không.
Bên trong chân răng sữa cũng có chứa tủy răng, đây là nguồn nuôi dưỡng chủ yếu của răng trong suốt quá trình phát triển. Nếu không có tủy răng, cả răng sữa và răng vĩnh viễn đều không thể tồn tại.
Cũng có 1 số trường hợp vẫn còn chân răng sữa sau khi nhổ. Theo bác sĩ, lý do của tình trạng này là vì chân răng sữa bị tiêu sót, sẽ không gây ảnh hưởng sức khỏe của trẻ nhỏ.
Răng sữa có mấy chân răng?
Sau khi tìm hiểu lời giải đáp của câu hỏi răng sữa có chân không, vấn đề tiếp theo mọi người quan tâm chính là số lượng chân răng của răng sữa. Để xác định chính xác răng sữa có mấy chân, bạn cần phải dựa vào loại răng và vị trí mọc của răng.
Hàm răng của con người được chia làm 3 nhóm chính: Nhóm răng cửa, nhóm răng tiền hàm và nhóm răng hàm. Các nhóm răng không chỉ được phân biệt bằng chức năng, mà còn phân biệt bởi số lượng chân răng.
Nhóm răng cửa
Trên cung hàm, nhóm răng cửa có tổng cộng 12 chiếc, chia đều cho cả 2 hàm trên và dưới. Tất cả răng sữa thuộc nhóm răng cửa đều chỉ có 1 chân răng.
Về hình dáng, nhóm răng cửa có dạng xẻng, mục đích là để thực hiện chức năng cắn thức ăn. Về kích thước, các răng cửa hàm trên sẽ to hơn răng cửa hàm dưới, và tất cả răng sữa thuộc nhóm này đều nhỏ hơn so với răng cửa vĩnh viễn.
Nhóm răng tiền hàm
Nhóm răng tiền hàm là những chiếc răng nối tiếp nhóm răng cửa, có tổng cộng 8 chiếc răng ở cả hàm trên và hàm dưới. Răng sữa ở nhóm này cũng chỉ có 1 chân răng.
Về hình dáng, nhóm răng tiền hàm có đầu nhọn, mũ răng dày và dài, rất sắc. Nhờ đó, răng tiền hàm có chức năng cắn xé thức ăn tốt. Nhiệm vụ của răng sữa và răng vĩnh viễn ở nhóm răng tiền hàm tương tự nhau, nhưng răng sữa sẽ có kích thước nhỏ hơn và không sắc bằng răng vĩnh viễn.
Nhóm răng hàm
Chức năng chính của nhóm răng hàm là nghiền nhỏ thức ăn. Răng sữa và răng vĩnh viễn của nhóm răng hàm tương tự nhau về chức năng này. Răng hàm là những chiếc răng có kích thước lớn nhất trên cung hàm, có mặt nhai to và nhiều rãnh.
Để đáp ứng vai trò chủ đạo trong hoạt động ăn nhai, nhóm răng hàm sẽ có từ 2-3 chân răng. Cụ thể, răng hàm trên có 3 chân răng và răng hàm dưới có 2 chân răng.
Răng sữa thuộc nhóm răng hàm cũng có kích thước nhỏ hơn răng vĩnh viễn thuộc nhóm tương tự.
Trong số các răng hàm, răng số 6 và số 7 khi mọc lên đã là răng vĩnh viễn. Vì vậy, những chiếc răng này sẽ không được thay thế trong suốt quá trình cơ thể phát triển. Điều này giải thích vì sao số chân răng của răng số 6 và số 7 không thay đổi.
Ở đa số trường hợp, số lượng chân răng của mỗi người sẽ tương đồng với nhau. Tuy nhiên, cũng có 1 vài trường hợp ngoại lệ, mọc nhiều hơn 1-2 chân răng so với tiêu chuẩn.
Lý do chân răng sữa có khả năng tự tiêu?
Sau khi tìm hiểu răng sữa có chân không, bạn biết được chân răng sữa có khả năng tự tiêu. Vậy vì sao chân răng sữa lại có khả năng này? Nha khoa Shark sẽ tiếp tục gửi đến bạn những thông tin chi tiết.
Nguyên lý tự tiêu của chân răng sữa rất đơn giản: Mầm răng vĩnh viễn phát triển tạo ra lực đẩy lên chân răng sữa, tiếp theo, chân răng sữa bị tổn thương và tự tiêu biến. Nhờ vào đặc điểm này của chân răng sữa, răng vĩnh viễn mới có đủ không gian để mọc lên, không gặp phải bất kỳ cản trở nào. Thời gian thay răng vĩnh viễn là khi trẻ đủ 5-6 tuổi, đây cũng là thời điểm chân răng sữa có xu hướng tự tiêu biến.
Tiêu chân răng sữa là quá trình tự nhiên của cơ thể, không làm trẻ đau đớn nên bạn không cần phải quá lo lắng. Quá trình này sẽ được thực hiện bởi các tế bào tiêu chân răng.
Đây là những tế bào có khả năng làm cho các tổ chức cứng ở trong răng bị phân hủy, chẳng hạn như ngà răng hoặc xi măng răng. Để kích hoạt các tế bào này cần có sự kích thích cơ học của răng vĩnh viễn, hoặc sự tổn thương ở hệ thống dây chằng.
Bạn có thể quan sát quá trình tiêu chân răng sữa bằng kết quả chụp phim X-quang. Hình ảnh của chiếc răng này sẽ được thể hiện ở dạng thấu quang, sẽ có màu sáng hơn so với xương hàm.
Theo đó, bạn sẽ nhận thấy hình ảnh thấu quang của răng chân răng sữa nhỏ dần, cuối cùng là biến mất hoàn toàn. Đây cũng là thời điểm răng vĩnh viễn mọc lên, thay thế hoàn toàn hệ thống răng sữa trước đó.
Chân răng sữa bị gãy phải làm sao?
Ngoài vấn đề răng sữa có chân không, cũng có nhiều thắc mắc liên quan được đặt ra và lo lắng khi bị gãy chân răng sữa là một trong số đó.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể làm cho chân răng sữa bị gãy trước khi răng vĩnh viễn phát triển, và vấn đề này gây ra 1 số ảnh hưởng nhất định. Nội dung tiếp theo sẽ làm rõ hơn thông tin này.
Nguyên nhân
Trong cuộc sống thường nhật, có rất nhiều nguyên nhân có thể làm gãy chân răng sữa, cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Cụ thể là:
- Va đập, té ngã tạo ra lực tác động mạnh lên răng sữa, làm cho chân răng sữa bị gãy, thậm chí là bật chân răng ra ngoài.
- Sâu răng làm cho răng sữa yếu hơn, từ đó dễ bị gãy, nhất là khi nhai thức ăn.
- Tình trạng nhiễm trùng ở nướu hoặc xương hàm cũng là nguyên nhân làm gãy chân răng sữa. Ngoài ra, tình trạng này còn làm cho nướu răng sưng tấy, đau nhức nhiều ngày.
Ảnh hưởng
So với thắc mắc răng sữa có chân răng không, thì những ảnh hưởng khi bị gãy chân răng sữa sẽ là chủ đề cần được quan tâm nhiều hơn. Sau đây là 1 số ảnh hưởng khi gặp tình trạng này:
- Gãy chân răng sữa làm cho trẻ bị đau răng thường xuyên, răng đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ của thức ăn.
- Bị gãy chân răng sữa làm tăng nguy cơ nhiễm trùng răng và nướu răng. Từ đó, trẻ sẽ bị sưng nướu răng, có mủ ở nướu và hôi miệng.
- Khi gãy chân răng sữa, răng sẽ lung lay dữ dội, thậm chí bị đổi vị trí hoặc thay đổi hình dáng. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính tương thích của khớp cắn và tỷ lệ khuôn mặt.
- Ngoài ra, quá trình mọc răng vĩnh viễn cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể khi chân răng sữa bị gãy. Những đứa trẻ gặp phải tình trạng này thường có răng mọc lệch, mọc chen chúc lộn xộn khi trưởng thành.
Cách xử lý
Như vậy, bị gãy răng sữa là 1 vấn đề đáng quan ngại, cần phải có hướng xử lý sớm để bảo vệ quá trình mọc răng bình thường của trẻ nhỏ. Bạn cần đưa trẻ đến nha khoa trong thời gian sớm nhất, bác sĩ sẽ đề xuất 1 trong các phương pháp sau:
- Sử dụng phương pháp hàn răng thẩm mỹ bằng Composite để che lấp đi chân răng bị gãy.
- Nếu chân răng sữa bị gãy quá sâu thì cần phải nhổ bỏ. Nếu không, khoang miệng của trẻ sẽ bị nhiễm trùng nặng.
- Bác sĩ khuyến nghị đặt mắc cài để cố định khoảng cách giữa các răng, chừa không gian cho răng vĩnh viễn mọc lên.
- Nếu chân răng sữa bị gãy và nhiễm trùng tủy răng, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy.
- Trong những trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau.
Có thể bạn quan tâm:
- Trẻ 8 tuổi chưa thay răng sữa thì mẹ cần làm gì?
- Vì sao răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc?
Hướng dẫn biện pháp bảo vệ răng sữa cho trẻ
Để chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ nhỏ thật toàn diện, bạn chỉ tìm hiểu “Răng sữa có chân không?” là chưa đủ, bạn còn cần có biện pháp khoa học để bảo vệ răng sữa cho trẻ. Sau đây là 1 vài gợi ý hữu ích dành cho bạn:
- Cho trẻ tập thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày.
- Dùng kem đánh răng dành riêng cho trẻ em. Vì các loại kem đánh răng dành cho người lớn sẽ làm mòn men răng trẻ nhanh hơn.
- Cho trẻ sử dụng bàn chải có lông chải mềm mịn để hạn chế các tổn thương không đáng có trên bề mặt răng.
- Không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
- Nếu phát hiện dấu hiệu bị sâu răng ở trẻ, dù là dấu hiệu nhỏ nhất, bạn cũng cần nhanh chóng đưa trẻ đến nha khoa để thăm khám sớm.
- Nên tránh việc nhổ răng sữa quá sớm cho trẻ. Vì nhổ răng sữa sớm sẽ làm tăng nguy cơ biến dạng xương hàm, làm răng vĩnh viễn mọc lên.
- Cho trẻ súc miệng 2 lần mỗi ngày bằng nước muối loãng chính là cách bảo vệ sức khỏe răng miệng rất hữu hiệu. Thói quen này giúp khoang miệng của trẻ sạch sẽ hơn, không còn thức ăn thừa tồn đọng trong khoang miệng.
- Bạn hãy hướng dẫn trẻ cách tự chải răng, để trẻ có ý thức chăm sóc răng miệng từ sớm.
- Đưa trẻ đến nha khoa thăm khám định kỳ 3-6 tháng 1 lần cũng là việc cần làm để phòng tránh các bệnh lý về răng miệng.
- Bạn hãy xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng của trẻ nhỏ. Nhờ đó, trẻ cũng sẽ mọc răng và thay răng đúng tiến trình tự nhiên.
- Nếu trẻ có các thói quen không tốt như: Mút tay, cắn đồ vật, dùng vật lạ đâm vào răng,… thì bạn cần giúp trẻ điều chỉnh ngay. Vì các thói quen xấu kể trên chính là nguyên nhân làm răng trẻ mọc lệch trong tương lai.
Thông qua những thông tin vừa chia sẻ trong bài viết, nha khoa Shark đã đồng hành cùng bạn và giải đáp cho thắc mắc “Răng sữa có chân không?”. Chúng tôi hy vọng rằng, những thông tin này đã giúp bạn hiểu hơn về răng sữa và quá trình thay răng của trẻ. Hãy liên hệ với nha khoa Shark nếu bạn cần hỗ trợ, chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn 24/7.
Comment on the article