- Default
- Bigger
Răng sữa là loại răng xuất hiện ở độ tuổi từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi, mang rất nhiều vai trò quan trọng trong quá trình bé phát triển tổng thể. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ răng sữa là gì? Do đó, bài viết dưới đây sẽ giải đáp và đi tìm hiểu chi tiết về răng sữa để bạn đọc có thêm nhiều kiến thức.
Răng sữa là gì?
Răng sữa, hay còn được gọi là răng trẻ em hoặc răng nguyên thủy. Đây là những chiếc răng đầu tiên mọc trong khoang miệng của trẻ. Chúng bắt đầu phát triển từ giai đoạn ở trong phôi thai, sau khi sinh sẽ mọc lên khỏi cung hàm ở tháng tuổi thứ 6 và kết thúc quá trình mọc răng sữa khi 2.5 – 3 tuổi. Mỗi trẻ thường sẽ có tổng cộng 20 chiếc răng sữa.
Sau một thời gian tồn tại trên cung hàm, những chiếc răng sữa sẽ được rụng đi và thay thế bằng răng vĩnh viễn. Đối với một số trường hợp đặc biệt, răng sữa sẽ không tự rụng, nên gây ra tình trạng răng mọc chồng chéo lên nhau.
Vai trò của răng sữa
Khi đã hiểu được răng sữa là gì, bạn cũng nên tìm hiểu vai trò của loại răng sứ này. Có thể bạn chưa biết, răng sữa có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình bé phát triển toàn diện. Dưới đây là những vai trò chính của răng sữa:
- Răng sữa giúp trẻ cắn, ăn nhai và nghiền nát thức ăn. Từ đó hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời, khi trẻ nhai kỹ sẽ hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng từ thức ăn, giúp sức khỏe của bé phát triển khỏe mạnh.
- Mỗi chiếc răng sữa có vị trí tương ứng với một chiếc răng vĩnh viễn. Do đó, răng sữa giúp giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, tránh được tình trạng răng mọc lệch, chen chúc nhau.
- Trong quá trình trẻ ăn nhai, các cơ hàm sẽ hoạt động và kích thích xương hàm phát triển, tạo điều kiện giúp gương mặt cân đối và hài hòa.
- Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ phát âm rõ ràng và chuẩn xác. Khi thiếu răng sữa hoặc răng bị sâu, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc phát âm, dẫn đến nói ngọng và không rõ chữ.
- Răng sữa góp phần tạo nên nụ cười đẹp cho trẻ. Khi trẻ có hàm răng sữa chắc khỏe, trắng sáng sẽ tự tin hơn trong giao tiếp và các hoạt động xã hội.
Ngoài ra, răng sữa còn có vai trò giúp trẻ ăn uống đúng cách, cũng như hình thành thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ tốt ngay từ khi còn nhỏ.
Đặc điểm của răng sữa
Khi so sánh với răng vĩnh viễn, răng sữa có rất nhiều điểm khác biệt từ về kích thước, hình dáng đến cấu trúc. Những đặc điểm đặc trưng của răng sữa được thể hiện như sau:
- Răng sữa thường nhỏ và ngắn hơn răng vĩnh viễn. Chúng có tỷ lệ chiều ngang so với chiều cao lớn hơn răng vĩnh viễn. Cùng với đó, chân răng sữa dài và mảnh hơn so với răng vĩnh viễn.
- Răng sữa hầu như đều có màu trắng đục.
- Status sâu răng ở răng sữa phát triển nhanh hơn so với răng vĩnh viễn vì men răng và ngà răng khá mỏng.
- Răng sữa đa phần có nhiều chân, với răng hàm trên là 3 chân và răng hàm dưới là hai chân. Ngoài ra, những chân răng này thường dang rộng ra nhiều hướng. Điều này làm quá trình nhổ răng sữa gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, về cấu tạo, răng sữa cũng giống với răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, men răng mỏng và ngà răng mềm hơn so với răng vĩnh viễn. Cùng với đó, buồng tủy răng sữa lớn hơn răng vĩnh viễn. Do đó, cần quan tâm đến quá trình vệ sinh răng sữa để bảo vệ chúng chắc khỏe.
Răng sữa thay khi nào?
Thông thường, trẻ bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn vào khoảng 6 tuổi. Quá trình thay răng cũng sẽ được diễn ra theo thứ tự mọc răng và chúng kéo dài đến năm 12 tuổi.
Dưới đây là mốc thời gian thay răng sữa của trẻ:
- 6 – 7 tuổi: Thay 2 răng cửa giữa hàm dưới và 2 răng cửa giữa ở hàm trên.
- 7 – 8 tuổi: Thay 2 răng cửa bên của hàm trên và dưới dưới.
- 9 – 11 tuổi: Thay 2 răng hàm thứ nhất ở cả hàm trên và hàm dưới.
- 10 tuổi: Thay 2 răng nanh ở hàm trên và hàm dưới.
- 11 – 12 tuổi: Thay 2 răng hàm thứ 2 ở hàm trên và hàm dưới.
Trên đây chỉ là mốc thời gian trung bình. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, trẻ có thể thay răng sớm hoặc muộn hơn so với mốc thời gian này. Nếu trẻ thay răng sữa quá muộn, bố mẹ cần lưu ý và quan sát rõ hơn để được xử lý kịp thời. Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm răng sữa có chân không thì hãy xem ngay nhé.
Cách chăm sóc răng sữa đúng cách cho trẻ nhỏ
Nếu bố mẹ có suy nghĩ răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn, nên không cần chăm sóc quá cẩn thận. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai, trên thực tế, răng sữa mang rất nhiều vai trò quan trọng như về chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ, khả năng phát âm.
Đồng thời, răng sữa cũng giúp tạo khoảng trống cho răng vĩnh viễn và kích thích xương hàm để răng phát triển một cách bình thường. Như vậy, việc chăm sóc đúng cách là vô cùng cần thiết. Bố mẹ nên làm theo những cách sau:
Vệ sinh răng miệng hiệu quả
Vệ sinh răng sữa đúng cách là việc làm cần thiết để mang lại sức khỏe răng miệng tốt.
- Bố mẹ cần hình thành cho bé thói quen đánh răng đúng cách mỗi ngày từ khi còn nhỏ. Khi trẻ 1 – 2 tuổi, bố mẹ chủ động đánh răng cho bé bằng cách sử dụng nước muối pha loãng hoặc nước ấm để vệ sinh răng sữa và nướu.
- Khi bé được 3 – 6 tuổi, răng hàm bắt đầu mọc và đang dần thay răng sữa, bố mẹ tạo cho bé thói quen tự đánh răng một mình. Hướng dẫn bé cách đánh răng răng đúng cách và đủ các bước để tạo cho bé thói quen tốt nhất.
- Ở giai đoạn 6 – 9 tuổi, bố mẹ nên theo dõi lại việc bé chăm sóc răng miệng để thói quen đánh răng được thực hiện đúng nhất. Điều này tránh việc đánh răng sai cách trong tương lai và gây ra những bệnh lý nguy hiểm.
Bổ sung những loại thực phẩm tốt cho răng sữa
Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng đúng cách, bố mẹ cũng cần có những kiến thức cần thiết về các loại thực phẩm tốt cho răng miệng của trẻ. Ví dụ như:
- Trái cây và các loại rau củ rất tốt cho sức khỏe răng miệng của trẻ. Bởi chúng chứa ít đường và axit nên sẽ ít tác động xấu tới men răng. Hơn hết, khi ăn những loại thực phẩm này tươi sống còn mang lại nhiều lợi ích cho răng và nướu.
- Bổ sung sữa chua vào khẩu phần ăn hàng ngày cho bé, bởi đây là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Trong sữa chua chứa hàm lượng lớn canxi, giúp răng của bé phát triển khỏe mạnh.
- Thịt là loại thực phẩm hỗ trợ quá trình răng sữa của bé phát triển tốt. Với hàm lượng lớn vitamin B2 và B1 có trong các loại thịt cá, heo, gà, hải sản,… sẽ giúp trung hòa axit phytic pH trong khoang miệng. Việc làm này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng mòn men răng xảy ra.
- Tập cho bé ăn nhiều loại thức ăn đòi hỏi phải nhai nhiều như các loại hạt để răng của bé luôn chắc khỏe.
- Cùng với đó, hạn chế sử dụng các loại đồ ăn, nước uống có chứa axit như nước uống có gas, các loại kẹo bánh và nước ngọt đóng chai.
Ngoài ra, bố mẹ đừng quên đưa bé tới nha khoa thăm khám định kỳ từ 3 – 6 tháng một lần để bác sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng. Nếu phát hiện răng miệng của trẻ có vấn đề, bác sĩ sẽ đưa ra những phương án xử lý phù hợp nhất.
Như vậy, Nha khoa Shark đã giúp mọi người giải đáp vấn đề răng sữa là gì? Mong rằng với những kiến thức này sẽ giúp bố mẹ chăm sóc răng miệng của bé tốt nhất. Nếu bố mẹ muốn tìm hiểu rõ hơn về răng sữa hoặc quá trình thay răng diễn ra như thế nào, có thể liên hệ qua hotline của Shark để được chuyên gia giải đáp.
Comment on the article