- Default
- Bigger
Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến mà cả người lớn và trẻ em đều có thể mắc phải. Theo nghiên cứu, tỷ lệ bị sâu răng đang ngày càng gia tăng. Do đó, bạn cần tìm hiểu bệnh sâu răng là gì, nguyên nhân gây sâu răng và biện pháp điều trị sẽ giúp bạn bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng cho mình cũng như người thân trong gia đình.
Sâu răng là gì?
Sâu răng là tình trạng các vùng bề mặt răng bị tổn thương do vi khuẩn trong các mảng bám gây ra, làm xuất hiện những lỗ sâu nhỏ có màu nâu sẫm hoặc đen.
Ban đầu, mảng bám trên răng chỉ là màng mỏng chứa vi khuẩn, tế bào biểu mô chết và mucin. Sau 24h nếu không làm sạch mảng bám, vi khuẩn sẽ phát triển và tiết ra axit tấn công cấu trúc răng, gây sâu răng.
Răng sâu có thể phát triển dưới bề mặt răng, tại các vị trí mà bạn không thể nhìn thấy chúng. Do đó, bạn nên thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để được bác sĩ kiểm tra và phát hiện sâu răng sớm nhất có thể.
Dấu hiệu nhận biết sâu răng là gì?
Ban đầu, sâu răng chỉ ở men răng và thường không có triệu chứng gì cả. Khi sâu răng phát triển tới ngà răng sẽ gây đau nhức. Lúc này, răng sẽ rất nhạy cảm, dễ bị đau khi tiếp xúc với đồ ngọt, nóng, lạnh hoặc khi nhai, gõ vào răng. Cảm giác đau nhức sẽ dữ dội và dai dẳng khi sâu răng đến tủy răng.
Bạn có thể nhận biết tình trạng sâu răng qua từng giai đoạn cụ thể:
Giai đoạn sâu răng mới hình thành
- Bề mặt răng xuất hiện đốm nhỏ li ti có màu đậm hơn màu răng tự nhiên nhưng không đáng kể.
- Răng dễ nhạy cảm, hơi tê buốt nhẹ khi ăn đồ ăn nóng hoặc lạnh.
- Có thể xuất hiện mùi hôi miệng khó chịu.
Giai đoạn sâu ngà nguy hiểm
- Vi khuẩn sâu răng phát triển mạnh mẽ làm tổn thương nướu, khiến nướu bị tê buốt, sưng thâm và thậm chí là chảy máu, viêm nhiễm.
- Các lỗ nhỏ đã lan rộng, có kích thước lớn hơn và màu sắc đậm hơn như màu đen hoặc nâu đậm.
- Bị đau nhức, ê buốt khó chịu khi ăn uống, đánh răng.
Nguyên nhân gây sâu răng là gì?
Sâu răng xuất hiện do vi khuẩn và axit ăn mòn men răng, ngà răng và tấn công tới tủy răng. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể gây sâu răng mà bạn nên biết:
- Mất men răng: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sâu răng. Tình trạng mất men răng có thể do: Quá trình lão hóa tự nhiên, bệnh dạ dày, thói quen ăn uống,…
- Vết trám lâu ngày: Vết trám sau một thời gian dài sẽ bị yếu dần đi, mảng bám dễ bám lại và tích tụ vi khuẩn; từ đó gây sâu răng và hôi miệng.
- Vị trí răng: Sâu răng xảy ra phổ biến ở răng hàm. Đây là các răng nằm phía sâu trong cung hàm, rất khó vệ sinh và làm sạch nên có nguy cơ cao mắc phải tình trạng sâu răng.
- Vệ sinh răng miệng sai cách: Khi vệ sinh răng miệng không đúng cách như: Lười đánh răng, đánh răng sai kỹ thuật, không dùng chỉ nha khoa sau khi ăn,… sẽ tích tụ các mảng bám trên răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
- Uống ít nước: Nước bọt trong miệng có vai trò quan trọng trong quá trình làm sạch vụn thức ăn và vi khuẩn. Nếu bạn không uống đủ nước hàng ngày sẽ dễ bị khô miệng và thiếu nước bọt, dẫn đến nguy cơ bị sâu răng.
- Chế độ ăn uống không khoa học: Thường xuyên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kem, kẹo ngọt,… hoặc sử dụng nước uống có gas, chất kích thích sẽ giúp cho vi khuẩn tạo ra nhiều axit hơn tấn công và làm mòn men răng, gây sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác.
Sâu răng có thực sự nguy hiểm không?
Sâu răng là bệnh lý nguy hiểm bởi nó là cơ sở để dẫn đến các bệnh lý răng miệng và biến chứng nghiêm trọng như:
- Ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai.
- Sưng mủ xung quanh răng.
- Hỏng răng, mất răng.
- Viêm tủy răng.
- Viêm nướu.
- Viêm nha chu.
- Áp xe răng.
Do đó, khi phát hiện bị sâu răng bạn nên điều trị càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra, giúp bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng.
Cách điều trị sâu răng hiệu quả theo giai đoạn
Với mỗi giai đoạn của bệnh sâu răng, bác sĩ sẽ thực hiện giải pháp điều trị khác nhau, cụ thể:
Điều trị sâu răng giai đoạn nhẹ
Trường hợp sâu răng ở giai đoạn nhẹ được phát hiện sớm, bác sĩ có thể xử lý nhanh chóng và hiệu quả bằng cách kê đơn thuốc kháng sinh cho khách hàng uống. Đồng thời, khuyến khích khách hàng sử dụng kem đánh răng trị sâu răng, nước súc miệng chứa nhiều hoạt chất Fluor để hỗ trợ cải thiện tình trạng sâu răng.
Điều trị sâu răng giai đoạn nặng
Trường hợp sâu răng ở giai đoạn nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tủy răng sẽ cần phải can thiệp bằng các kỹ thuật nha khoa như:
- Trám răng: Phương pháp này sử dụng vật liệu nha khoa chuyên dụng để trám bít lại lỗ sâu răng, giúp ngăn chặn vi khuẩn tấn công ăn mòn men răng, cải thiện đáng kể tình trạng sâu răng.
- Bọc răng sứ: Nếu men răng có dấu hiệu bị suy yếu dần, bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ để bảo vệ cấu trúc bên trong răng, chân răng và các răng xung quanh, tránh các biến chứng nghiêm trọng hơn xảy ra.
- Điều trị tủy: Trường hợp sâu răng ăn đến tủy răng, bạn cần phải thực hiện rút tủy răng. Bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng làm sạch ổ viêm và lấp đầy hốc răng, khắc phục hiệu quả tình trạng sâu răng cũng như đảm bảo khả năng ăn nhai cho bạn.
- Nhổ răng: Đối với các trường hợp sâu răng quá nặng và không còn khả năng phục hồi thì bắt buộc phải nhổ răng nhằm hạn chế ảnh hưởng sang các răng xung quanh.
Hướng dẫn biện pháp phòng ngừa sâu răng hiệu quả
Ngay cả khi đã điều trị sâu răng thì tình trạng này vẫn có thể tái phát. Do đó, bạn cần biết cách phòng ngừa bệnh sâu răng để duy trì tốt sức khỏe răng miệng:
- Đánh răng đều đặn ít nhất 2 lần/ngày, nhất là sau mỗi khi ăn uống. Nên chải răng bằng bàn chải lông mềm và sử dụng loại kem đánh răng chứa Fluor.
- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý, máy tăm nước để hỗ trợ làm sạch răng miệng hiệu quả.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng có lợi cho răng miệng như: Vitamin C, Canxi, Photpho,…
- Hạn chế đồ ăn ngọt chứa nhiều đường, đồ uống có gas và các chất kích thích.
- Uống đủ 2 lít nước/ngày.
- Thăm khám nha khoa thường xuyên, khoảng 6 tháng/lần để lấy cao răng, xử lý tình trạng sâu răng cũng như các bệnh lý răng miệng khác nếu có.
Qua bài viết trên, Nha khoa Shark hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ sâu răng là gì, nguyên nhân gây sâu răng và cách ngăn ngừa tình trạng này. Sâu răng sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu như bạn chủ quan, không điều trị dứt điểm từ sớm.
Có thể bạn quan tâm: Is it okay to leave tooth decay for a long time??
Comment on the article