- Default
- Bigger
Để giảm đau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ dùng thuốc gây tê. Nhờ đó, bạn sẽ không cảm thấy khó chịu trong thời gian thực hiện thủ thuật nha khoa này. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, thuốc gây tê có thể gây ra các tác dụng phụ. Trong bài viết này, nha khoa Shark sẽ bật mí về 5+ tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc tê. Mời bạn cùng theo dõi.
Sơ lược về thuốc tê nhổ răng
Trước khi tìm hiểu các tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng, mời bạn cùng sơ lược qua vài thông tin cơ bản về thuốc tê.
Thuốc tê là loại thuốc được bác sĩ sử dụng trong các thủ thuật y tế, tác dụng chính của thuốc tê là ngăn chặn hoặc giảm đi cảm giác đau đớn cho bệnh nhân. Trong kỹ thuật nhổ răng, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào vùng răng cần nhổ, nhờ đó, bạn sẽ không có cảm giác đau. Cơ chế của thuốc tê là ức chế dẫn truyền thần kinh cảm giác đến não, nên bạn hoàn toàn không cảm nhận được cảm giác đau dù cơ thể đang bị xâm lấn.
Có rất nhiều loại thuốc tê khác nhau mà bác sĩ có thể cho bạn sử dụng, đó có thể là thuốc tê dạng bôi, dạng xịt hoặc dạng tiêm trực tiếp vào cơ thể. Các loại thuốc tê thường được sử dụng trong nha khoa chủ yếu có chứa Xylocain, Lidocain, Procain hoặc Novocain,… Tất cả đều có tác dụng giảm đau, giúp quá trình nhổ răng diễn ra suôn sẻ hơn.
Khi tiêm thuốc tê, bạn sẽ có cảm giác nhói tại vị trí tiêm trong khoảng 1 giây, sau đó sẽ không có cảm giác gì nữa. Tiếp theo đó, quy trình nhổ răng sẽ được thực hiện như bình thường.
Nếu trong quá trình nhổ răng bạn có cảm giác đau, hãy thông báo ngay với bác sĩ. Đó là biểu hiện của tiêm thuốc tê chưa đủ liều hoặc tiêm thuốc tê sai cách. Bác sĩ sẽ xử lý ngay sau khi tiếp nhận thông tin.
Thuốc tê nhổ răng có tác dụng trong bao lâu?
Bắt đầu từ thời điểm tiêm thuốc tê vào trong cơ thể, thuốc tê nhổ răng sẽ có tác dụng trong khoảng 30-60 phút. Đây là khoảng thời gian đủ để quy trình nhổ răng hoàn tất. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ bắt đầu có cảm giác ê đau tại chỗ vừa nhổ răng, tuy nhiên cảm giác này không đáng kể. Bác sĩ sẽ kê cho bạn đơn thuốc giảm đau, bạn cũng có thể chườm lạnh hoặc chườm ấm để bớt khó chịu.
Riêng với trường hợp nhổ răng sâu nặng, răng bị viêm, răng sữa lung lay,… thuốc tê sẽ có tác dụng trong khoảng 10-20 phút. Nếu răng khó nhổ, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê toàn phần, và loại thuốc này có tác dụng trong vòng 30 phút.
Nhổ răng khôn thuộc dạng tiểu phẫu trong nha khoa, răng khôn rất khó nhổ nên cần nhiều thời gian hơn. Thuốc tê nhổ răng khôn cần có tác dụng trong khoảng 60-90 phút để đảm bảo an toàn.
Như vậy, thời gian phát huy tác dụng của thuốc gây tê sẽ tùy vào từng trường hợp, tùy tình trạng răng miệng và cơ địa của bạn. Bác sĩ sẽ dựa vào vị trí của răng cần nhổ và sức khỏe của bạn để xác định liều lượng thuốc tê cần sử dụng.
5+ tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng
Ở đa số trường hợp sử dụng, thuốc tê rất an toàn. Tuy nhiên, cũng có không ít người gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tê nhổ răng. Đó có thể là: Bị sốc thuốc, bị dị ứng, bị sưng đau, bị chảy máu, hoặc thậm chí là ngất xỉu. Tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng chủ yếu xuất hiện ở những người có cơ địa yếu, hoặc bác sĩ tiêm thuốc tê sai cách, sai liều lượng.
Bị sốc thuốc tê nhổ răng
Trong số các trường hợp đã ghi nhận, các ca bị sốc thuốc tê nhổ răng khá hiếm gặp. Tuy nhiên, cũng cần phải đề cập. Nguyên nhân làm bạn bị sốc thuốc tê là do cơ thể bị dị ứng với các thành phần của thuốc. Để tránh tác dụng phụ này, bạn cần thông báo chi tiết với bác sĩ về tiền sử dị ứng của bản thân trước khi tiêm thuốc tê nhổ răng.
Bị dị ứng với thuốc tê nhổ răng
Về cơ bản, trường hợp này tương tự với bị sốc thuốc tê nhổ răng. Nếu cơ thể của bạn tạo ra các phản ứng quá mức đối với các thành phần có trong thuốc tê, tình trạng dị ứng thuốc chắc chắn sẽ xảy ra. Tuy nhiên, bị dị ứng thuốc tê cũng là tác dụng phụ tương đối hiếm gặp.
Khi bị dị ứng thuốc tê nhổ răng, cơ thể của bạn sẽ xuất hiện một số triệu chứng như sau: Hạ huyết áp, buồn nôn, sốt, bủn rủn chân tay, rối loạn nhịp tim, giãn đồng tử,…
Bị sưng đau sau khi tiêm thuốc tê nhổ răng
Tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng tiếp theo nha khoa Shark muốn đề cập là tình trạng sưng đau. Tình huống này chủ yếu là do bác sĩ tiêm thuốc tê sai kỹ thuật làm cho người bệnh bị sưng đau ở chỗ vừa tiêm.
Giải thích sâu hơn là do tay nghề của bác sĩ chưa thành thạo. Bác sĩ có thể tiêm thuốc tê với lực quá mạnh và nhanh, làm cho các dây thần kinh xung quanh chỗ tiêm bị ảnh hưởng. Trong nha khoa, tuy thủ thuật tiêm thuốc tê rất đơn giản, nhưng bác sĩ phải thuần thục và cẩn thận mới đạt được hiệu quả tốt.
Bị chảy máu dai dẳng
Bác sĩ tiêm thuốc tê sai cách làm tổn thương mạch máu bên trong sẽ gây ra tình trạng chảy máu. Máu sẽ chảy sau khi bác sĩ rút kim ra. Ở trường hợp này, bác sĩ cần phải can thiệp xử lý kịp thời để tránh tình trạng chảy máu dai dẳng, làm mất máu quá nhiều.
Ngất xỉu sau khi tiêm thuốc tê nhổ răng
Ngất xỉu cũng là một trong những tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng. Tình huống này chủ yếu xuất hiện ở những người có cơ địa nhạy cảm, có huyết áp thấp, bị thiếu máu não hoặc mắc bệnh tim mạch,… Những trường hợp này thường bị ngất xỉu sau khi tiêm thuốc tê nhổ răng vào cơ thể.
Một vài lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc tê nhổ răng
Như vậy, bạn đã nắm được các thông tin cơ bản về tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng thông qua các chia sẻ trước đó. Tiếp theo, bạn cần tìm hiểu 1 vài lưu ý khi sử dụng thuốc tê để đảm bảo quy trình nhổ răng diễn ra an toàn. Những lưu ý này còn giúp bạn ngăn ngừa biến chứng sau khi nhổ răng.
Trước khi tiêm thuốc và nhổ răng
Trước khi tiêm thuốc tê và thực hiện thủ thuật nhổ răng, bạn cần đặc biệt lưu ý đến 1 số vấn đề sau:
- Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng không nên nhổ răng thì bạn không thể thực hiện thủ thuật nha khoa này. Các trường hợp bác sĩ khuyến cáo không nên nhổ răng là: Người đang bị nhiễm trùng cấp tính, phụ nữ có thai và đang cho con bú, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, người mắc bệnh cao huyết áp,…
- Nếu bạn đang mắc các chứng bệnh như: Tiểu đường, tim mạch, bệnh thận,… thì cần phải thông báo cho bác sĩ trước khi nhổ răng.
- Tuy nhổ răng là thủ thuật đơn giản, nhưng bạn vẫn cần tìm hiểu và chọn nha khoa uy tín. Nha khoa tốt sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ nhổ răng có chất lượng tốt, từ đó giảm thiểu các tác dụng phụ.
- Trước khi nhổ răng, bạn cần giữ cho mình một tâm lý thật thư giãn, thoải mái. Vì tinh thần cũng là yếu tố mang tính chất quyết định kết quả nhổ răng.
- Khi nhổ răng, bạn nên đi cùng người thân để được hỗ trợ.
Sau khi nhổ răng
Sau khi nhổ răng xong, bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau đây:
- Chủ động theo dõi sát sao sức khỏe của bản thân, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy thông báo với bác sĩ ngay để được hỗ trợ.
- Sau khi nhổ răng xong, bạn cần nghỉ ngơi đầy đủ, không nên vận động quá mạnh để tránh làm ảnh hưởng đến vết thương.
- Người vừa nhổ răng cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp khoa học. Bạn không nên ăn thức ăn quá cứng trong những ngày đầu vừa nhổ răng. Thay vào đó, bạn nên ăn thức ăn mềm, dễ nhai.
- Bạn cần tuân thủ lịch khám nha khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng ở mức tốt nhất.
Vừa rồi là những thông tin cơ bản về các tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng. Thông thường, các trường hợp này khá hiếm gặp, nhưng bạn cũng không nên chủ quan vì lợi ích và sức khỏe của chính mình. Để nhổ răng an toàn, không biến chứng, bạn cần đến với nha khoa uy tín, chất lượng.
Comment on the article