Từ ngàn xưa, Đông Y đã lưu truyền bí quyết bấm huyệt chữa đau răng để làm dịu cơn đau răng cấp tốc và kiểm soát những cơn đau âm ỉ. Vậy phương pháp này có thật sự hiệu nghiệm và chúng ta cần thực hiện thế nào cho chuẩn xác? Hãy cùng Nha Khoa Shark tìm hiểu rõ ràng hơn về phương pháp này dưới bài viết sau nhé!
Bấm huyệt là gì trong Đông Y?
Theo Y Học Cổ Truyền, năng lượng trong cơ thể, hay còn gọi là “khí” sẽ đi qua một mạng lưới kinh mạch kéo dài khắp cơ thể. Những kinh mạch này có thể bị tắc nghẽn, cản trở sự lưu thông của khí, gây ra các cơn đau và bệnh tật.
Dọc theo các đường kinh lạc, sẽ có những điểm gọi là “huyệt”. Khi tác động một lực lên huyệt đúng cách, dòng chảy của khí sẽ được giải phóng và khôi phục mạnh mẽ, giúp cơn đau được giảm đi và hồi phục bệnh nhanh chóng.
Từ xa xưa, bấm huyệt thường được thực hiện để giải tỏa bớt các cơn đau trên cơ thể, như cơ bắp, nhưng việc thực hiện bấm huyệt chữa đau răng là điều còn khá mới mẻ.

Cơ chế tác động của bấm huyệt
Thực chất, đau răng là do dây thần kinh trong răng bị kích thích dẫn đến tổn thương, sau đó gửi tín hiệu đến não bộ và làm cho người bệnh cảm thấy đau đớn và khó chịu.
Bấm huyệt chữa đau răng được giải thích theo cơ chế tác động lên hệ thần kinh và tuần hoàn máu, giúp giảm đau và sưng. Cụ thể:
- Bấm huyệt giúp thay đổi cách não bộ nhận, xử lý các tín hiệu đau từ dây thần kinh quanh răng.
- Giúp giảm nhịp tim, điều hòa huyết áp, giảm hormone epinephrine, hormone có tác động lên hệ thần kinh giao cảm làm cho nhịp tim đập nhanh hơn.
- Phóng thích các phân tử cytokine có tác dụng chống viêm, tăng sự lưu thông máu và làm giảm sưng tấy vùng chân răng hiệu quả.
- Bấm huyệt giúp người bệnh tăng giải phóng endorphin, một chất giảm đau tự nhiên được tiết ra trong cơ thể.

Bấm huyệt chữa đau răng có hiệu quả không?
Bấm huyệt là phương pháp được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá là đem lại hiệu quả trong việc chữa đau răng vào năm 2003. Các bác sĩ nha khoa có thể áp dụng, và hướng dẫn bệnh nhân cách bấm huyệt để kiểm soát các cơn đau răng tạm thời.
Phương pháp trị liệu này tác động vào các điểm huyệt đạo, nhằm điều hòa khí huyết, giảm đau và tăng cường lưu thông máu. Tuy nhiên, hiệu quả của bấm huyệt không thể thay thế các phương pháp điều trị y khoa, đặc biệt khi nguyên nhân đau răng là do viêm tủy, sâu răng, áp xe, hoặc viêm nha chu. Phương pháp này không loại bỏ được nguyên nhân gây đau, mà chỉ giúp giảm cảm giác khó chịu trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, cần thực hiện đúng kỹ thuật để tránh gây tổn thương hoặc phản tác dụng.

Bấm huyệt ở vị trí nào để chữa đau răng hiệu quả?
Khi muốn sử dụng các phương pháp trong y học cổ truyền để chữa các cơn đau răng, người bệnh nên đến gặp các bác sĩ trị liệu có chuyên môn để được thăm khám và thực hiện chính xác nhất, giúp giảm cơn đau răng hiệu quả.
Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể tham khảo hình ảnh một vài vị trí huyệt đạo cách thực hiện như sau.
Huyệt giáp xa
Huyệt giáp xa có tác dụng chủ trị các vùng bị đau xuất hiện trên mặt và vùng cằm cổ, vì vậy bấm huyệt này có thể giúp giảm đau răng trong thời gian ngắn.
Huyệt này có vị trí nằm giữa xương quai hàm và vùng má, từ chân tai đi xuống, nơi lõm vào khi nhai. Dùng ngón út và ngón trỏ sờ vào huyệt và giữ 3 ngón giữa thẳng ra ngoài. Tiếp đến, dùng 3 ngón giữa để xoa ấn lên vùng huyệt dưới cằm. Thực hiện từ 1-3 phút, đến khi thấy hơi tê thì dừng lại.

Huyệt thiếu hải
Khi co tay lại, mặt trong của cánh tay sẽ có nếp nhăn lớn. Tại vị trí cuối ở đầu nếp nhăn hướng đến đầu của ngón tay út chính là huyệt thiếu hải.
Người bệnh co tay trái ra phía sau đầu, sau đó dùng ngón cái của tay phải ấn vào vị trí huyệt thiếu hải, thực hiện từ 1-3 phút, đến khi thấy tê thì dừng lại.
Huyệt hạ quan
Huyệt hạ quan nằm ở chỗ gần tai quanh khớp thái dương hàm, thực hiện bấm huyệt tại vị trí này có tác dụng làm dịu tình trạng đau nhức và ù tai.
Khép miệng lại để xác định vị trí của huyệt hạ quan. Sau đó, có thể dùng ngón giữa, hoặc cả hai ngón trỏ và ngón giữa day vào huyệt đạo 50 lần cho mỗi bên, giúp giảm đau răng, giảm tắc nghẽn và đau xoang.
Huyệt hợp cốc
Huyệt hợp cốc hay còn gọi là huyệt hổ khẩu, có tác dụng làm giảm cơn đau răng do kinh đại tràng đi ngang qua vùng miệng, vòm họng và vùng lợi.
Huyệt đạo này có vị trí nằm ở phần lõm tam giác giữa ngón trỏ và ngón cái. Huyệt này được gọi là huyệt của khuôn mặt, thuộc về kinh dương minh đại tràng.
Để thực hiện cần, xác định chính xác vị trí của huyệt vị, sau đó sử dụng ngón tay cái của bàn tay còn lại để áp lực lên huyệt này, mỗi bên 10 lần.

Huyệt thái khê
Bấm huyệt thái khê giúp điều trị nhiều bệnh, trong đó có đau răng. Huyệt thái khê nằm ở nơi hội tụ kinh khí mạnh nhất của kinh thận, ngay bên dưới và phía sau mắt cá chân trong, tại chỗ lõm gần với gót chân.
Bấm huyệt chữa đau răng bằng huyệt vị này được thực hiện bằng cách day huyệt thái khê hai bên từ 3-5 phút.
Huyệt nhị gian
Huyệt nhị gian nằm ở vị trí chỗ lõm trước xương bàn tay của ngón trỏ, phía ngón tay cái.
Khi bấm huyệt nhị gian, cần ngồi ngay ngắn để xác định được vị trí chính xác của huyệt. Dùng ngón tay cái của tay bên kia để bấm vào huyệt và có thể kết hợp vừa ấn vừa day. Chọn huyệt nhị gian cùng bên với bên bị đau răng.
Huyệt thương dương
Huyệt thương dương thuộc đường kinh thủ dương minh đại trường. Vị trí của huyệt này nằm ở ngay sát chân móng ngón trỏ đo ra 0.2mm ở phía ngón cái.
Cách bấm huyệt ở vị trí này là dùng ngón tay bên kia để bấm vào huyệt, không cần day. Đau răng bên nào thì bấm huyệt cùng bên đó.

Huyệt đại nghinh
Huyệt có vị trí nằm trên kinh túc dương minh vị, ở góc hàm dưới, có tác dụng trị đau nhức răng và dây thần kinh số V.
Để xác định huyệt chính xác, bạn cần cắn chặt răng trước cơ cắn và bờ trên của xương hàm dưới. Sau đó, dùng ngón tay cái bấm vào huyệt bên bị đau răng khoảng 2-3 phút.
Huyệt thái uyên
Huyệt này có vị trí nằm ở lằn chỉ ngang cổ tay, vùng lõm trên động mạch tay quay. Ở bên dưới huyệt là rãnh mạch tay quay.
Để điều trị đau răng, dùng ngón tay bên kia bấm vào huyệt, không cần day. Thực hiện từ 1-3 phút, nhiều lần trong ngày.
Huyệt ngư tế
Huyệt ngư tế được xác định bằng cách gấp ngón tay trỏ vào lòng bàn tay. Sau đó quan sát xem đầu của ngón trỏ chạm đến vị trí nào ở mô ngón tay cái thì huyệt sẽ ở vùng đó.
Sau khi xác định được huyệt vị, dùng ngón trỏ bên còn lại ấn vào vị trí huyệt từ 1-3 phút đến khi thấy tê thì dừng lại.

Phải làm sao khi bấm huyệt chữa đau răng không có tác dụng?
Bấm huyệt chữa đau răng có thể giúp giảm đau tức thời trong những trường hợp nhẹ, nhưng không phải là giải pháp điều trị lâu dài. Nếu cơn đau kéo dài hoặc ngày càng nghiêm trọng, người bệnh nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nếu bấm huyệt không làm thuyên giảm các cơn đau răng, người bệnh có thể đến gặp bác sĩ để tiến hành điều trị dứt điểm theo các phương pháp dưới đây.
Tooth fillings
Trám răng là phương pháp điều trị hiệu quả, giúp giảm các cơn đau răng do sâu răng hoặc do các tổn thương khác, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, bảo vệ răng khỏi các tác nhân bên ngoài.
Để thực hiện trám răng, các bác sĩ sẽ sử dụng các vật liệu trám răng chuyên dụng có màu sắc tương đồng với răng thật, để bù đắp vào phần mô răng bị khuyết, giúp tái tạo lại hình dáng răng ban đầu.
>>> Xem thêm: Trám răng bao nhiêu tiền hiện nay?

Dental scaling
Dental scaling giúp giảm cơn đau răng do các vấn đề xuất phát từ vôi răng như viêm nướu, viêm nha chu. Việc loại bỏ cao răng giúp làm sạch răng miệng, giảm viêm nhiễm và tạo điều kiện cho răng phát triển khỏe mạnh hơn.
Lấy vôi răng là thủ thuật đơn giản được thực hiện phổ biến ở các nha khoa, quá trình này thường mất khoảng 20-30 phút. Đặc biệt, hiện nay đã có kỹ thuật lấy vôi răng bằng máy siêu âm, giúp đảm bảo an toàn tối đa, hạn chế tình trạng ê buốt.
Lấy tủy răng
Phương pháp lấy tủy răng nên được thực hiện càng sớm càng tốt, giúp loại bỏ được các cơn đau răng hoặc nguy cơ mất răng. Quá trình lấy tủy răng sẽ đem lại một số lợi ích nhất định, như giải quyết dứt điểm cơn đau răng và khôi phục khả năng ăn nhai. Sau khi lấy tủy, ống tủy sẽ được làm sạch, tạo hình và trám bít lại để bảo tồn răng và ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.
>>> Xem thêm: Lấy tủy bọc răng sứ giá bao nhiêu tiền?

Lưu ý khi bấm huyệt chữa đau răng
Để làm giảm cơn đau hiệu quả khi áp dụng cách bấm huyệt để giảm đau răng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nếu quyết định chọn bấm huyệt chữa đau răng, cần đến những bệnh viện Y Học Cổ Truyền có bác sĩ chuyên môn, các bác sĩ sẽ xác định chính xác cũng như tác động lực vừa đủ vào huyệt đạo, giúp cắt đứt cơn đau hiệu quả.
- Khi cơn đau răng thuyên giảm, người bệnh nên duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Sử dụng thêm dụng cụ vệ sinh chuyên dụng như chỉ nha khoa hoặc tăm nước, để loại bỏ mảng bám mà bàn chải không thể làm sạch. Đồng thời, nên khám định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường trong sức khỏe răng miệng.
- Nếu các cơn đau răng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần đến nha khoa để được điều trị dứt điểm, tránh những biến chứng không mong muốn.
- Nên tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu Canxi và Fluor, để giúp răng chắc khỏe hơn, hạn chế các bệnh lý về răng miệng, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Bấm huyệt chữa đau răng nếu được thực hiện đúng cách có thể giúp giảm cơn đau răng mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối đa, bạn cần nắm rõ vị trí các huyệt đạo liên quan, cũng như kỹ thuật bấm huyệt an toàn. Trong trường hợp cơn đau kéo dài hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm, tốt nhất nên đến nha sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh để bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Hy vọng những thông tin mà Nha Khoa Shark vừa chia sẻ, sẽ giúp người đọc có thêm những hiểu biết về phương pháp Đông Y hiệu quả này.
Comment on the article