- Default
- Bigger
Nhiệt miệng là tình trạng không hiếm gặp, tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu. Nhiều người đã tìm đến những cách chữa nhiệt miệt khác nhau từ dân gian đến y khoa.
Trong đó, sắn dây là một trong những bài thuốc dân gian được tìm đến nhiều. Vậy chữa nhiệt miệng bằng sắn dây có hiệu quả không? Nên thực hiện thế nào? Cùng Nha Khoa Shark tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Bột sắn dây có tác dụng chữa nhiệt miệng không?
Các thầy thuốc dân gian cho rằng, bột sắn dây có tác dụng làm dịu vết loét trong khoang miệng và hỗ trợ giảm đau. Nguyên liệu này còn chứa nhiều thành phần hỗ trợ tăng đề kháng, làm lành nhanh vết loét do nhiệt miệng gây ra.
Chẳng hạn như: Khoáng chất, chất đạm, chất xơ, chất chống Oxy hóa, Triterpenoids, Flavonoids,…
Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây là bài thuốc Đông Y an toàn, thích hợp cho cả người lớn và trẻ em. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng cách thức này, do bột sắn dây rất an toàn và lành tính, không gây bất kỳ kích ứng hay tác dụng phụ nào.
Hướng dẫn cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây
Có 2 cách phổ biến để bạn chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây: Dùng nước sắn dây hoặc ăn bột sắn dây.
Sau đây là những hướng dẫn chi tiết để bạn tham khảo:
Cách dùng nước sắn dây chữa nhiệt miệng
Uống nước từ bột sắn dây là cách trị nhiệt miệng đơn giản, tiết kiệm được nhiều người áp dụng. Đối với nhiều người đã trải nghiệm, nước bột sắn dây có vị ngọt tự nhiên, thơm nên rất dễ uống.
Nước bột sắn dây không chỉ hỗ trợ cải thiện nhiệt miệng mà còn có tác dụng làm mát cơ thể, làm giảm các triệu chứng nóng trong cơ địa. Nhờ đó, bạn sẽ không còn cảm giác đau nhức hay khó chịu do tình trạng viêm loét, nhiệt miệng gây ra.
Cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây ở trẻ em và người lớn sẽ có sự khác biệt, cụ thể như sau:
- Trẻ em: Khuấy đều 10g bột sắn dây vào trong 1 cốc nước sôi cho đến khi bột tan hoàn toàn. Đợi nước ấm lại và cho trẻ uống để chữa nhiệt miệng.
- Người lớn: Khuấy đều 20g bột sắn dây vào trong 1 cốc nước sôi cho đến khi bột tan hoàn toàn. Người trưởng thành cần kiên trì uống 1-2 cốc nước bột sắn dây mỗi ngày để nhanh chóng cải thiện nhiệt miệng.
Cách ăn bột dây sắn để chữa nhiệt miệng
Ngoài uống nước sắn dây, ăn bột sắn dây trực tiếp cũng là cách chữa nhiệt miệng hữu hiệu, bạn có thể tham khảo. Các thầy thuốc Đông Y cho biết, ăn bột sắn dây cũng mang lại hiệu quả cải thiện tình trạng loét miệng tương tự như khi uống bột sắn dây.
Khi áp dụng cách thức này, bạn sẽ cải thiện được cảm giác khó chịu, sưng đau ở trong khoang miệng. Có 2 cách ăn bột sắn dây:
- Ăn bột sắn dây chín: Trước tiên, bạn hãy khuấy đều 10-15g bột sắn dây trong nước sạch, cho đến khi bột tan hoàn toàn. Sau đó, bạn đun sôi hỗn hợp này trên lửa nhỏ, lưu ý vừa đun vừa khuấy để bột không bị vón cục. Sau khi nhận thấy bột sắn dây chuyển sang màu trắng, bạn hãy tắt bếp, để nguội và sử dụng.
- Nấu bột sắn dây với sữa: Ngoài nấu với nước, bạn cũng có thể nấu 10-15g bột sắn dây với 200ml sữa, sau đó dùng để chữa nhiệt miệng. Cách thực hiện tương tự như cách ăn bột sắn dây chín.
Tuy nhiên, chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây không áp dụng cho trẻ dưới 3 tuổi.
Để có thể chữa trị an toàn cho bé, bạn có thể tìm đến những loại thuốc bôi chữa nhiệt miệng nhanh hơn, tham khảo tại: Các loại thuốc bôi nhiệt miệng cho bé từ 1 đến 3 tuổi
Lưu ý cần biết khi áp dụng cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây
Tuy bột sắn dây có tác dụng chữa nhiệt miệng, nhưng bạn cần biết cách sử dụng đúng. Nếu không, bạn không những không cải thiện được tình trạng nhiệt miệng mà còn có thể bị ảnh hưởng xấu sức khỏe.
Sau đây là 1 vài điều bạn cần lưu ý khi sử dụng bột sắn dây:
- Các đối tượng không nên sử dụng bột sắn dây bao gồm: Phụ nữ đang mang thai, người đang bị tụt huyết áp, người bị sốt, người đang sợ lạnh, người âm hư hỏa vượng,…
- Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng bột sắn dây nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau: Đang mắc bệnh ung thư vú, đang mắc bệnh tiểu đường, đang sử dụng thuốc Methotrexate hoặc Tamoxifen để điều trị bệnh,…
- Tuy bột sắn dây là nguyên liệu an toàn cho cả người lớn và trẻ em, nhưng bạn cần sử dụng với liều lượng vừa phải. Vì lạm dụng quá nhiều bột sắn dây sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
- Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không được dùng bột sắn dây để chữa nhiệt miệng. Vì nguyên liệu này có thể làm cho thai phụ bị khó tiêu, đầy bụng. Nếu sử dụng bột sắn dây trong thời gian dài có thể làm cho thai phụ bị động kinh, co bóp tử cung dẫn đến sinh non.
- Không nên uống bột sắn dây sống hoặc thêm đường khi uống, vì việc làm này không mang lại tác dụng chữa nhiệt miệng, thậm chí còn làm cho vết loét ở môi lâu lành hơn.
- Bột sắn dây và mật ong là 2 nguyên liệu kỵ nhau, vì vậy bạn không nên sử dụng chung.
Cách phòng tránh nhiệt miệng đơn giản cho bạn
Chỉ tìm hiểu cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây thôi là chưa đủ, bạn còn cần biết cách phòng tránh nhiệt miệng để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Sau đây là 1 số lưu ý được các bác sĩ tại nha khoa Shark nhấn mạnh:
- Bạn cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cho cơ thể luôn khỏe khoắn. Khi cơ thể có đủ lượng nước cần thiết, nguy cơ nhiệt miệng cũng bị đẩy lùi hiệu quả.
- Mỗi ngày, bạn cần đánh răng ít nhất 2 lần. Đây là khuyến nghị quan trọng của các chuyên gia về răng hàm mặt.
- Bạn nên tuân thủ lịch khám răng định kỳ 3-6 tháng/lần. Bác sĩ sẽ giúp bạn cạo vôi răng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
- Để phòng ngừa nhiệt miệng, bác sĩ khuyên bạn nên ăn ít các thực phẩm chiên, xào, cay nóng,… Vì nhóm thực phẩm này có thể làm cho cơ thể bị thiếu nước, tăng cơ nhiệt.
- Hãy ăn nhiều rau xanh để thanh nhiệt và làm mát cơ thể, giảm tỷ lệ bị nhiệt miệng.
- Bổ sung nhiều Vitamin A, Vitamin C từ các thực phẩm như: Cam, chanh, bưởi, xoài,… cũng là cách giúp bạn phòng chống nhiệt miệng rất hiệu quả. Nhưng bạn cần hạn chế ăn nhiều trái cây nhiệt đới, chẳng hạn như: Nhãn, sầu riêng, dưa hấu, vải,…
Thông qua những thông tin vừa được cung cấp trong bài viết, nha khoa Shark đã hướng dẫn bạn cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây. Hy vọng rằng, chúng tôi đã có thể gửi đến bạn những kiến thức nha khoa hữu ích. Ngoài ra nếu bạn quan tâm các bênh khác như: U nhú tiền đình ở miệng lưỡi, nổi cục máu bầm trong miệng hay cam miệng ở trẻ em thì có thể liên hệ với chúng tôi để được bác sĩ giải đáp.
Comment on the article