- Mặc định
- Lớn hơn
Nhiệt miệng là vấn đề về răng miệng thường gặp, có thể xuất hiện ở bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào. Nhiệt miệng không phải là bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe hay tính mạng, nhưng sẽ gây ra cảm giác khó chịu, làm cho cuộc sống thường ngày của bạn bị ảnh hưởng. Trong bài viết này, nha khoa Shark sẽ giới thiệu đến bạn cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây. Mời bạn cùng theo dõi để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Bột sắn dây có tác dụng chữa nhiệt miệng không?
Cách sử dụng bột sắn dây để chữa nhiệt miệng được nhiều người truyền tai nhau và áp dụng cho đến ngày nay. Trong Đông Y, bột sắn dây là vị thuốc có vị ngọt cay, tính bình. Ngoài chữa nhiệt miệng, mọi người còn sử dụng bột sắn dây để giải độc và làm mát cơ thể. Có thể nói, bột sắn dây là nguyên liệu không thể thiếu trong các bài thuốc Đông Y.
Các thầy thuốc dân gian cho rằng, bột sắn dây có tác dụng làm dịu vết loét trong khoang miệng và hỗ trợ giảm đau. Nguyên liệu này còn chứa nhiều thành phần hỗ trợ tăng đề kháng, làm lành nhanh vết loét do nhiệt miệng gây ra. Chẳng hạn như: Khoáng chất, chất đạm, chất xơ, chất chống Oxy hóa, Triterpenoids, Flavonoids,…
Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây là bài thuốc Đông Y an toàn, thích hợp cho cả người lớn và trẻ em. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng cách thức này, do bột sắn dây rất an toàn và lành tính, không gây bất kỳ kích ứng hay tác dụng phụ nào.
Hướng dẫn cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây
Có 2 cách phổ biến để bạn chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây: Dùng nước sắn dây hoặc ăn bột sắn dây. Sau đây là những hướng dẫn chi tiết để bạn tham khảo:
Cách dùng nước sắn dây chữa nhiệt miệng
Uống nước từ bột sắn dây là cách trị nhiệt miệng đơn giản, tiết kiệm được nhiều người áp dụng. Đối với nhiều người đã trải nghiệm, nước bột sắn dây có vị ngọt tự nhiên, thơm nên rất dễ uống.
Nước bột sắn dây không chỉ hỗ trợ cải thiện nhiệt miệng mà còn có tác dụng làm mát cơ thể, làm giảm các triệu chứng nóng trong cơ địa. Nhờ đó, bạn sẽ không còn cảm giác đau nhức hay khó chịu do tình trạng viêm loét, nhiệt miệng gây ra.
Cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây ở trẻ em và người lớn sẽ có sự khác biệt, cụ thể như sau:
- Trẻ em: Khuấy đều 10g bột sắn dây vào trong 1 cốc nước sôi cho đến khi bột tan hoàn toàn. Đợi nước ấm lại và cho trẻ uống để chữa nhiệt miệng.
- Người lớn: Khuấy đều 20g bột sắn dây vào trong 1 cốc nước sôi cho đến khi bột tan hoàn toàn. Người trưởng thành cần kiên trì uống 1-2 cốc nước bột sắn dây mỗi ngày để nhanh chóng cải thiện nhiệt miệng.
Cách ăn bột dây sắn để chữa nhiệt miệng
Ngoài uống nước sắn dây, ăn bột sắn dây trực tiếp cũng là cách chữa nhiệt miệng hữu hiệu, bạn có thể tham khảo. Các thầy thuốc Đông Y cho biết, ăn bột sắn dây cũng mang lại hiệu quả cải thiện tình trạng loét miệng tương tự như khi uống bột sắn dây.
Khi áp dụng cách thức này, bạn sẽ cải thiện được cảm giác khó chịu, sưng đau ở trong khoang miệng. Có 2 cách ăn bột sắn dây:
- Ăn bột sắn dây chín: Trước tiên, bạn hãy khuấy đều 10-15g bột sắn dây trong nước sạch, cho đến khi bột tan hoàn toàn. Sau đó, bạn đun sôi hỗn hợp này trên lửa nhỏ, lưu ý vừa đun vừa khuấy để bột không bị vón cục. Sau khi nhận thấy bột sắn dây chuyển sang màu trắng, bạn hãy tắt bếp, để nguội và sử dụng.
- Nấu bột sắn dây với sữa: Ngoài nấu với nước, bạn cũng có thể nấu 10-15g bột sắn dây với 200ml sữa, sau đó dùng để chữa nhiệt miệng. Cách thực hiện tương tự như cách ăn bột sắn dây chín.
Bột sắn dây là nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên nên rất an toàn và lành tính. Vì vậy, bạn có thể thoải mái sử dụng mà không phải băn khoăn về việc sức khỏe bị ảnh hưởng, hoặc gây kích ứng, tác dụng phụ. Hãy tham khảo và thực hiện theo các gợi ý vừa rồi của nha khoa Shark, tình trạng bị nhiệt miệng ở bạn sẽ nhanh chóng thuyên giảm, đồng thời cải thiện sức khỏe răng miệng và tinh thần tốt hơn.
Tuy nhiên, chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây không áp dụng cho trẻ dưới 3 tuổi. Để có thể chữa trị an toàn cho bé, bạn có thể tìm đến những loại thuốc bôi chữa nhiệt miệng nhanh hơn, tham khảo tại: Các loại thuốc bôi nhiệt miệng cho bé từ 1 đến 3 tuổi
Ngoài cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây, bạn cũng có thể tham khảo cách chữa nhiệt miệng bằng rau ngót, cách làm chi tiết tại: Cách dùng rau ngót chữa nhiệt miệng hiệu quả tại nhà
Lưu ý cần biết khi áp dụng cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây
Tuy bột sắn dây có tác dụng chữa nhiệt miệng, nhưng bạn cần biết cách sử dụng đúng. Nếu không, bạn không những không cải thiện được tình trạng nhiệt miệng mà còn có thể bị ảnh hưởng xấu sức khỏe. Sau đây là 1 vài điều bạn cần lưu ý khi sử dụng bột sắn dây:
- Các đối tượng không nên sử dụng bột sắn dây bao gồm: Phụ nữ đang mang thai, người đang bị tụt huyết áp, người bị sốt, người đang sợ lạnh, người âm hư hỏa vượng,…
- Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng bột sắn dây nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau: Đang mắc bệnh ung thư vú, đang mắc bệnh tiểu đường, đang sử dụng thuốc Methotrexate hoặc Tamoxifen để điều trị bệnh,…
- Tuy bột sắn dây là nguyên liệu an toàn cho cả người lớn và trẻ em, nhưng bạn cần sử dụng với liều lượng vừa phải. Vì lạm dụng quá nhiều bột sắn dây sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
- Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không được dùng bột sắn dây để chữa nhiệt miệng. Vì nguyên liệu này có thể làm cho thai phụ bị khó tiêu, đầy bụng. Nếu sử dụng bột sắn dây trong thời gian dài có thể làm cho thai phụ bị động kinh, co bóp tử cung dẫn đến sinh non.
- Không nên uống bột sắn dây sống hoặc thêm đường khi uống, vì việc làm này không mang lại tác dụng chữa nhiệt miệng, thậm chí còn làm cho vết loét ở môi lâu lành hơn.
- Bột sắn dây và mật ong là 2 nguyên liệu kỵ nhau, vì vậy bạn không nên sử dụng chung.
Bật mí các cách chữa nhiệt miệng đơn giản khác
Ngoài cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây, bạn còn có thể áp dụng nhiều cách khác. Chẳng hạn như: Đánh răng thường xuyên, ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn, xây dựng thói quen lành mạnh,… Tất cả việc làm này đều có tác dụng cải thiện tình trạng nhiệt miệng hiệu quả.
Đánh răng thường xuyên và đúng cách
Nhiệt miệng sẽ gây đau và khó chịu trong khoang miệng, tuy nhiên, đây không phải là lý do để bạn bỏ qua việc đánh răng mỗi ngày. Chế độ vệ sinh răng miệng khoa học phải đảm bảo đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng (sau khi thức dậy) và buổi tối (trước khi đi ngủ). Mỗi lần, bạn nên duy trì thời gian đánh răng khoảng 1-2 phút để tránh làm đau rát chỗ bị nhiệt miệng.
Súc miệng bằng nước muối cũng là cách chữa nhiệt miệng tại nhà. Nước muối có đặc tính sát khuẩn, tiêu viêm, giúp làm giảm cơn đau trong khoang miệng, ngăn vết loét lan rộng thêm. Ngoài ra, bạn cũng cần dùng chỉ nha khoa mỗi ngày để làm sạch kẽ răng, từ đó hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây nhiệt miệng.
Ăn uống khoa học
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh cũng là cách chữa nhiệt miệng. Mỗi ngày, bạn cần uống đủ 1,5-2 lít nước để cơ thể không bị thiếu nước. Điều này rất quan trọng trong quá trình chữa nhiệt miệng. Bạn nên tăng cường uống nước lọc, hạn chế các thức uống như: Bia, rượu, cà phê, trà,…
Ngoài ra, bạn hãy tăng cường bổ sung thật nhiều Vitamin thiết yếu cho cơ thể từ các nguồn thực phẩm như: Trái cây, nước dừa, rau củ quả,… Nhóm thực phẩm này sẽ giúp tăng cường Vitamin và lượng khoáng chất dồi dào cho cơ thể, giúp cho cơ thể chống lại các tác nhân gây hại. Tăng cường ăn thêm các loại rau xanh cũng là chữa nhiệt miệng đơn giản nhưng rất hiệu quả. Bạn nên ăn nhiều: Cải xanh, rau xà lách, rau mồng tơi, dưa leo, cà chua,…
Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục đều đặn cũng là cách chữa nhiệt miệng. Khi cơ thể khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt, các vết loét do nhiệt miệng gây ra rất nhanh khỏi. Sức đề kháng của cơ thể cũng có khả năng chống lại hại khuẩn, nhờ đó, bệnh nhiệt miệng của bạn có thể tự khỏi.
Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh
Để chữa nhiệt miệng triệt để, bạn cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh. Trước tiên, hãy giữ cho mình 1 tinh thần thật thoải mái, không stress, luôn vui vẻ và lạc quan. Tinh thần tốt chính là liều thuốc kháng sinh tự nhiên để giữ cơ thể luôn khỏe mạnh.
Ngoài ra, để nhanh hết bị nhiệt miệng, bạn không nên thức khuya quá nhiều. Hãy tập cho mình thói quen ngủ đủ giấc để nâng cao sức khỏe của bản thân. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, người ngủ đúng giờ sẽ nhanh khỏi nhiệt miệng hơn so với những người có giờ giấc sinh hoạt thất thường.
Hướng dẫn cách phòng tránh nhiệt miệng
Chỉ tìm hiểu cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây thôi là chưa đủ, bạn còn cần biết cách phòng tránh nhiệt miệng để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Sau đây là 1 số lưu ý được các bác sĩ tại nha khoa Shark nhấn mạnh:
- Bạn cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cho cơ thể luôn khỏe khoắn. Khi cơ thể có đủ lượng nước cần thiết, nguy cơ nhiệt miệng cũng bị đẩy lùi hiệu quả.
- Mỗi ngày, bạn cần đánh răng ít nhất 2 lần. Đây là khuyến nghị quan trọng của các chuyên gia về răng hàm mặt.
- Bạn nên tuân thủ lịch khám răng định kỳ 3-6 tháng/lần. Bác sĩ sẽ giúp bạn cạo vôi răng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
- Để phòng ngừa nhiệt miệng, bác sĩ khuyên bạn nên ăn ít các thực phẩm chiên, xào, cay nóng,… Vì nhóm thực phẩm này có thể làm cho cơ thể bị thiếu nước, tăng cơ nhiệt.
- Hãy ăn nhiều rau xanh để thanh nhiệt và làm mát cơ thể, giảm tỷ lệ bị nhiệt miệng.
- Bổ sung nhiều Vitamin A, Vitamin C từ các thực phẩm như: Cam, chanh, bưởi, xoài,… cũng là cách giúp bạn phòng chống nhiệt miệng rất hiệu quả. Nhưng bạn cần hạn chế ăn nhiều trái cây nhiệt đới, chẳng hạn như: Nhãn, sầu riêng, dưa hấu, vải,…
Thông qua những thông tin vừa được cung cấp trong bài viết, nha khoa Shark đã hướng dẫn bạn cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây. Hy vọng rằng, chúng tôi đã có thể gửi đến bạn những kiến thức nha khoa hữu ích. Nhiệt miệng là bệnh lý răng miệng phổ biến và không nghiêm trọng, vì vậy bạn không cần phải lo lắng khi mắc phải. Tuy nhiên, bạn cần biết cách chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình để không phải đối mặt với cảm giác khó chịu.
Bình luận bài viết