- Default
- Bigger
Mọc răng là giai đoạn phát triển quan trọng nhưng cũng đầy thách thức với cả mẹ và bé. Bé thường quấy khóc, bứt rứt, khó ngủ do cảm thấy đau nhức ở nướu. Hiểu được điều này, Shark Dental sẽ chia sẻ 10 cách giảm đau cho bé lúc mọc răng để giúp bố mẹ an tâm và biết cách chăm sóc bé trong giai đoạn này
Cách giảm đau hiệu quả cho bé lúc mọc răng bằng nước sắc hoa cúc
Hoa cúc được biết đến như một thảo dược có tính mát, kháng viêm và sát khuẩn cao. Do đó, sử dụng nước sắc hoa cúc là một cách an toàn và hiệu quả để giúp bé giảm những cơn đau nhức khi mọc răng.
Để pha trà hoa cúc, bố mẹ sử dụng 1 – 2 muỗng cà phê hoa cúc khô, rửa sạch và ủ trong nước nóng khoảng 5 – 10 phút. Khi tinh chất hoa cúc tan ra, lấy nước và để nguội.
Bố mẹ có thể sử dụng trà hoa cúc để massage nướu, chườm má hoặc cho bé uống trà hoa cúc. Đối với massage nướu, nhúng một miếng bông gòn vào nước trà hoa cúc để nguội. Sau đó vắt bớt nước và massage nhẹ nhàng lên vùng nướu của bé bị sưng đau.
Khi chườm má, bố mẹ dùng khăn mềm thấm vào nước trà hoa cúc. Sau đó chườm lên vùng má của bé gần vị trí đau nhức. Với những bé từ 6 tuổi trở lên, bạn có thể cho bé uống một lượng nhỏ trà hoa cúc để nguội để cơn đau nhức răng giảm từ bên trong.
Sử dụng lá hẹ để giảm đau cho bé trong lúc mọc răng
Lá hẹ là một loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình, nó không chỉ mang lại chất dinh dưỡng cao, mà còn được truyền tai nhau như một phương pháp giảm đau hiệu quả trong giai đoạn bé mọc răng.
Lá hẹ chứa các hợp chất kháng viêm tự nhiên như allicin, nên có tác dụng làm dịu những cơn đau, giảm sưng tấy do việc mọc răng gây ra. Ngoài ra, lá hẹ có tính mát, giúp hạ nhiệt và giảm sốt trong trường hợp bé bị sốt nhẹ khi mọc răng.
Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này hiệu quả, bạn cần thực hiện đúng cách. Đầu tiên cần rửa sạch lá hẹ tươi và ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Sau đó, đem xay nhuyễn lá hẹ và chắt lấy nước cốt.
Đối với trẻ sơ sinh, nhúng bông gạc vào nước cốt lá hẹ đã được đun sun để nguội và thoa nhẹ nhàng lên vùng nướu của bé. Còn với trẻ lớn hơn, cho bé ngậm bông gạc đã thấm nước cốt lá hẹ trong vòng vài phút hoặc cho bé súc miệng bằng nước cốt lá hẹ pha loãng. Thực hiện liên tục từ 2 – 3 lần mỗi ngày cho tới khi bé hết đau.
Sử dụng dung dịch soda pha loãng
Sử dụng dung dịch soda nấu loãng là một cách đơn giản và an toàn để giúp bé giảm đau khi mọc răng. Nước soda có tính kiềm nhẹ, giúp trung hòa axit trong nước bọt, giảm viêm sưng nướu và làm dịu cơn đau nhức khi bé mọc răng.
Bố mẹ chỉ cần hòa tan một muỗng cà phê bột soda vào một cốc nước ấm khoảng 37 độ. Khuấy đều cho đến khi bột soda tan hoàn toàn. Sau đó, nhúng một miếng băng gạc hoặc khăn mềm vào dung dịch soda, vắt bớt nước. Lau nhẹ nhàng vào vùng nướu của bé, đặc biệt ở những vị trí có dấu hiệu mọc răng.
Lưu ý, nên sử dụng soda tinh khiết, không mùi. Đồng thời, tránh pha quá loãng hoặc quá đặc vì sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe răng miệng của bé.
Dùng lá trầu không để giảm đau cho bé khi mọc răng
Lá trầu không từ lâu đã được biết đến là một phương pháp dân gian hỗ trợ bé mọc răng dễ dàng và giảm đau nhức. Để thực hiện, rửa sạch lá trầu không với nước muỗi pha loãng, đem giã nát cùng một ít muối. Cho thêm một ít nước ấm vào hỗn hợp và để nguội.
Dùng bông gòn thấm vào dung dịch và chấm nhẹ nhàng lên vùng nướu bị sưng đau. Hoặc bố mẹ có thể cho bé ngậm một ít lá trầu không đã được giã nát. Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày cho tới khi bé hết đau.
Cho bé ăn nhai các loại rau củ
Khi bé mọc răng, nướu của bé sẽ bị sưng tấy và đau nhức, khiến bé quấy khóc và khó chịu. Việc cho bé ăn trái cây hoặc rau củ có thể giúp bé giảm đau và khó chịu hiệu quả. Trong trái cây và rau củ chứa hàm lượng nước cao, giúp làm mát nướu và giảm sưng tấy.
Đồng thời, trong quá trình bé nhai, các cơ nhai sẽ được hoạt động, giúp massage nướu và giảm đau. Đặc biệt, các chất khoáng, vitamin trong trái cây và rau củ cũng giúp bé tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình mọc răng diễn ra dễ dàng hơn.
Bố mẹ nên chọn những loại trái cây sạch, dễ gặm như chuối, bơ, táo, cà rốt,… Có thể làm lạnh rau củ và trái cây trước khi cho bé ăn. Cùng với đó, không nên chọn những loại quả quá cứng vì có thể ảnh hưởng đến nướu và răng của bé.
Cho bé ăn que kem được làm từ sữa
Việc mọc răng sẽ đi kèm với những cơn đau nhức thường khiến bé quấy khóc và bỏ ăn. Để xoa dịu, nhiều cha mẹ lựa chọn cho bé que kem làm từ sữa. Với độ lạnh của kem, những cơn đau nhức và khó chịu do mọc răng sẽ được giảm tạm thời.
Ngoài ra, kem sữa còn giúp bé giảm ngứa lợi. Từ đó hạn chế việc nhai cắn những vật dụng không an toàn. Đồng thời, que kem được làm từ sữa nên có thể cung cấp cho bé một số dưỡng chất cần thiết như canxi, protein, vitamin D,…
Lưu ý, bố mẹ nên chọn những que kem sữa dành riêng cho trẻ em, không chứa chất tạo màu và có hương vị tự nhiên. Tránh cho bé ăn que kem dành cho người lớn vì có thể chứa nhiều đường và chất béo, nên không tốt cho sức khỏe của bé.
Sử dụng các dụng cụ, đồ chơi được làm từ cao su, silicon
Khi bé mọc răng, những triệu chứng như ngứa lợi, khó chịu và quấy khóc thường xuyên xảy ra. Để giúp bé vượt qua giai đoạn này dễ dàng hơn, cha mẹ nên sử dụng các đồ chơi được làm từ silicon hoặc cao su. Cần sử dụng các đồ chơi có chất liệu an toàn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé khi nhai cắn.
Trước tiên, bố mẹ cần rửa sạch dụng cụ trước khi cho bé sử dụng. Ngoài ra, bạn có thể làm lạnh dụng cụ trong tủ lạnh để tăng hiệu quả massage nướu. Khi bé có dấu hiệu mọc răng, cho bé ngậm những vật dụng này. Trong quá trình bé nhai, cắn, bạn nên chú ý quan sát bé để đảm bảo an toàn cho bé.
Đánh lạc hướng của trẻ bằng đồ chơi mới
Những đồ chơi có nhiều màu sắc và hình dáng sẽ thu hút bé và khiến bé bớt tập trung hơn vào cơn đau. Bé sẽ thích thú khi khám phá những cảm giác mới mẻ trên đồ chơi. Tuy nhiên, bố mẹ nên lựa chọn những đồ chơi an toàn, không có góc cạnh sắc nhọn và cần phải vừa vặn với tầm tay của bé.
Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể chơi đùa cùng bé hoặc hát cho bé nghe để bé cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn.
Cách giảm đau hiệu quả cho bé lúc mọc răng bằng khăn lạnh
Mọc răng là giai đoạn phát triển tự nhiên nhưng cũng đầy khó khăn đối với trẻ nhỏ. Bé thường quấy khóc, bứt rứt, biếng ăn, chảy nước dãi và sốt nhẹ do cảm giác ngứa, sưng tấy ở nướu. Lúc này, khăn lạnh là một cách làm đơn giản, an toàn và hiệu quả để giúp bé giảm đau nhức khi mọc răng.
Bố mẹ có thể ngâm khăn trong nước lạnh hoặc làm lạnh khăn trong tủ lạnh. Sau đó, vắt để khăn ráo nước và chườm lên nướu của bé. Mẹ cần mở rộng miệng của bé một cách nhẹ nhàng. Sau đó chườm lên nướu nơi bé đang cảm giác đau nhức. Tránh chườm quá mạnh hoặc trực tiếp lên răng của bé. Luôn quan sát khi bé sử dụng khăn lạnh để đảm bảo an toàn cho bé.
Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ
Đau nhức và quấy khóc khi mọc răng là triệu chứng bình thường. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sức khỏe của bé, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau phù hợp.
Việc sử dụng thuộc cần theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên sử dụng quá thường xuyên vì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt cần lưu ý, bố mẹ cần luôn tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc. Sau khi sử dụng thuốc, bố mẹ cần theo dõi tình trạng của bé và thông báo lại cho bác sĩ nếu thấy có những dấu hiệu bất thường.
Trên đây là 10 cách giảm đau cho bé lúc mọc răng hiệu quả tại nhà bố mẹ có thể áp dụng. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích cho bé và bố mẹ trong giai đoạn mọc răng. Bố mẹ hãy luôn quan tâm, yêu thương và đồng hành cùng bé trong giai đoạn phát triển nhé.
Comment on the article