- Default
- Bigger
Khớp cắn chéo là tình trạng sai lệch khớp cắn, làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ, vì vậy cần được điều trị để cải thiện thẩm mỹ cho nụ cười.
Bài viết sau đây Nha khoa Shark sẽ cung cấp cho bạn thông tin về phương pháp niềng răng khớp cắn chéo. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Khớp cắn chéo là gì?
Khớp cắn chéo (còn có thể gọi là khớp cắn xấu) là tình trạng khớp cắn bị sai lệch thường gặp, hiểu theo cách đơn giản nhất là tình trạng răng hàm trên và hàm dưới không đồng đều. Các chiếc răng trên cung hàm có thể mọc chìa ra hoặc thụt vào khác nhau.
Khớp cắn chéo có thể xuất hiện ở nhóm răng phía trước (bao gồm răng cửa và răng nanh) và cả nhóm răng phía sau (răng hàm), làm cho 2 hàm răng mất tính cân đối. Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi các răng trên khung hàm không đối xứng.
Đặc điểm nhận biết khớp cắn chéo
Để có thể nhận biết được tình trạng khớp cắn chéo, bạn có thể dựa vào những đặc điểm sau đây:
- Các răng không nằm trên cùng một cung răng dù thuộc 1 hàm. Những chiếc răng cùng hàm có thể mọc chìa ra hoặc thụt vào so với cung hàm còn lại, gây ra tình trạng hô hoặc móm.
- Răng mọc lệch lạc, có chiếc răng bị chìa ra ngoài, có chiếc răng mọc ngược vào trong. Đặc điểm này khiến bạn không thể phân biệt răng hàm dưới chìa ra hơn so với răng hàm trên hay ngược lại.
- Khớp cắn chéo khiến cho 2 hàm răng mất đi sự đối xứng. Đặc điểm này dễ nhận biết nhất khi so sánh từng chiếc răng hoặc từng nhóm răng cụ thể.
- Dấu hiệu đường nối từ mũi qua khe răng cửa xuống cằm không phải là một đường thẳng. Đây là dấu hiệu cho biết răng cửa hàm bị lệch.
- Khớp cắn chéo khiến cho các nhóm răng không cân bằng với nhau, nhất là tình trạng sai khớp cắn răng cửa.
- Giữa 2 hàm răng xuất hiện khe hở, làm ảnh hưởng khả năng ăn nhai, răng chịu áp lực nhiều hơn so với răng thông thường.
Phân loại khớp cắn chéo
Khớp cắn chéo là tình trạng không hiếm gặp, nhìn chung tình trạng này sẽ được phân loại thành 2 dạng chính: Cắn chéo răng trước và cắn chéo răng sau.
Cắn chéo răng trước
Khớp cắn chéo răng trước là tình trạng một hoặc nhiều chiếc răng trước (răng cửa và răng nanh) của hàm trên mọc ngược và nằm lọt vào bên trong răng hàm dưới khi miệng khép lại.
Theo thống kê, tình trạng cắn chéo răng trước có tỷ lệ xuất hiện từ 4-5% trong tổng số dân số Việt Nam.
Niềng răng là phương pháp được các bác sĩ nha khoa khuyến khích áp dụng để cải thiện tình trạng này. Nếu nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ khung hàm, bạn sẽ cần tiến hành phẫu thuật trước khi chính thức chỉnh nha.
Phương pháp điều trị thích hợp sẽ được cân nhắc trong từng trường hợp nhất định.
Cắn chéo răng sau
Khớp cắn chéo răng sau là tình trạng sai lệch khớp cắn ngược lại so với khớp cắn chéo răng trước: Một hoặc nhiều chiếc răng thuộc nhóm răng hàm (răng cối lớn, răng cối nhỏ) của hàm răng trên nằm bên trong hoặc ngoài so với các răng hàm dưới, thống kê cho biết có khoảng 16% dân số gặp phải tình trạng này.
Cải thiện khớp cắn chéo răng sau sẽ cần đến sự hỗ trợ của khí cụ nong hàm – một loại khí cụ chỉnh nha phổ biến, giúp cho quá trình niềng răng về sau được thực hiện dễ dàng hơn.
Cách nhận biết khớp cắn chéo
Thông thường, tình trạng khớp cắn chéo rất dễ bị nhầm lẫn với tình trạng cắn chìa, cắn ngược hoặc cắn sâu. Những thông tin sau đây sẽ chi tiết hơn về biểu hiện nhận biết của những loại sai lệch khớp cắn này:
- Cắn chìa: Cắn chìa là tình trạng răng trước ở hàm trên chìa ra quá nhiều so với răng ở hàm dưới.
- Cắn ngược: Khớp cắn ngược là tình trạng dễ bị nhầm lẫn so với khớp cắn chéo nhất, thực chất đây là tình trạng răng hàm dưới chìa ra quá nhiều so với răng hàm trên. Tình trạng này còn có thể xảy ra khi răng hàm trên bị khuyết thiếu khiến khung hàm bị thu hẹp hơn hàm dưới. Khớp cắn ngược khiến cho răng hàm trên khuất vào bên trong răng hàm dưới.
- Cắn sâu: Khớp cắn sâu khiến cho răng hàm trên chìa ra ngoài, che khuất hàm răng dưới theo phương thẳng đứng.
Nguyên nhân gây khớp cắn chéo
Tình trạng khớp cắn chéo có thể xảy ra do 3 nguyên nhân chính: Do di truyền, do thói quen xấu và do sự phát triển bất thường của răng. Theo dõi chi tiết các nguyên nhân sau đây:
Do di truyền
Yếu tố di truyền thường là nguyên nhân chính quyết định những đặc điểm về ngoại hình, trong đó bao gồm cả cấu trúc xương hàm và thứ tự răng được sắp xếp.
Vì vậy, ông bà hoặc bố mẹ có khớp cắn chéo sẽ kéo theo khả năng con cháu đời sau cũng có khớp cắn chéo.
Nguyên nhân này không thể thực hiện phòng tránh, tuy nhiên có thể can thiệp bởi các phương pháp chỉnh nha để cải thiện.
Do thói quen xấu
Một số thói quen tưởng chừng như rất bình thường trong cuộc sống nhưng hoàn toàn có thể gây nên tình trạng sai khớp cắn: Đẩy lưỡi, mút ngón tay, bú bình, thở bằng miệng,…
Những thói quen này có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm, khiến cho khớp cắn bị chéo nhau nếu duy trì trong khoảng thời gian dài.
Do răng phát triển bất thường
Sự phát triển bất thường của răng cũng có thể khiến cho răng bị sai khớp cắn, nguyên nhân này thường bắt nguồn do mất răng sữa quá sớm hoặc răng vĩnh viễn mọc lên quá muộn.
Phụ huynh cần giúp con em mình nhổ răng nếu trẻ đã đến độ tuổi thay răng nhưng răng sữa không rụng, hoặc giúp trẻ chỉnh nha nếu răng vĩnh viễn bị mọc lệch.
Niềng răng càng sớm, hiệu quả phục hình càng cao, do đó, phụ huynh cần tạo điều kiện cho trẻ được thăm khám nha khoa thường xuyên và đúng định kỳ. Kịp thời phát hiện và xử lý răng mọc không đúng vị trí càng sớm càng mang lại hiệu quả tối ưu.
Khớp cắn chéo có gây ảnh hưởng gì không?
Khớp cắn chéo ở mức độ nhẹ chỉ gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của hàm răng, mặt khác, sai lệch khớp cắn nghiêm trọng sẽ có thể gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng:
- Đau nhức một số chiếc răng hoặc răng cả hàm.
- Đau răng khi ăn nhai.
- Khép miệng khó khăn.
- Ảnh hưởng đến quá trình phát âm.
- Ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Rối loạn khớp thái dương hàm.
- Khiến đau hàm, đau cơ.
- Vệ sinh răng miệng khó khăn.
- Dễ hình thành các vấn đề bệnh lý răng miệng như: Viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng,…
- Làm cho răng bị lung lay, nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
Điều trị khớp cắn chéo như thế nào?
Hiện tại, niềng răng và phẫu thuật hàm là 2 phương pháp chủ yếu được áp dụng để điều trị tình trạng khớp cắn chéo. Phương pháp điều trị thích hợp nhất sẽ được chỉ định bởi bác sĩ nha khoa sau khi đã xác định chính xác tình trạng răng miệng. Cụ thể như sau.
Khớp cắn chéo do xương hàm trên kém phát triển
Xương hàm trên kém phát triển khiến cho khớp cắn bị sai lệch sẽ được cải thiện thông qua khí cụ nong hàm. Với phương pháp này, xương hàm trên sẽ được điều chỉnh. Phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả cao nhất khi thực hiện cho trẻ trước tuổi dậy thì.
Khớp cắn chéo do xương hàm phát triển quá mạnh hoặc dị tật khe hở vòm miệng
Phẫu thuật là phương pháp tối ưu để cải thiện tình trạng sai khớp cắn do dị tật khe hở vòm miệng hoặc do xương hàm phát triển quá mạnh, đây là kỹ thuật chỉ có thể thực hiện đối với những khách hàng đủ từ 18 tuổi trở lên.
Chi phí để thực hiện phẫu thuật tương đối cao, do đó bạn cần có sự đầu tư thật kỹ lưỡng về kinh tế cũng như lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín và chất lượng.
Điều trị khớp cắn chéo do răng
Điều trị khớp cắn chéo do răng cần được thực hiện bằng phương pháp chỉnh nha. Thông qua phương pháp này, những chiếc răng mọc lệch sẽ được dịch chuyển về với vị trí thẩm mỹ trên cung hàm.
Điều trị khớp cắn chéo do cả răng và xương
Khớp cắn bị chéo do cả răng và xương sẽ cần đến sự hỗ trợ của phương pháp phẫu thuật kết hợp chỉnh nha. Sau khi quá trình điều chỉnh xương hàm đã hoàn tất, các bác sĩ sẽ tiến hành niềng răng. Đây là phương pháp được bác sĩ nha khoa đánh giá cao nhất.
Thông tin về phương pháp khớp cắn chéo đã được chia sẻ thông qua bài viết vừa rồi. Để được tư vấn và giải đáp trực tiếp các thắc mắc liên quan, hãy liên hệ với Shark Dental ngay hôm nay thông qua Hotline 1800 2069. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và thân thiện sẽ nhiệt tình hỗ trợ bạn.
Comment on the article