Răng bị nứt có sao không? Phải làm sao để khắc phục?

Răng bị nứt có sao không? Phải làm sao để khắc phục?

Sign up for consultation
Font size
  • Default
  • Bigger

Răng bị nứt sẽ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng ăn nhai, giảm sút chất lượng đời sống. Hãy cùng Shark Dental theo dõi bài viết sau đây để biết được chi tiết về nguyên nhân và cách xử lý, bảo tồn răng thật hiệu quả.

răng bị nứt

Dấu hiệu nhận biết răng bị nứt

Răng có thể bị nứt với những vết nhỏ hoặc lớn, ở nhiều vị trí và những mức độ khác nhau. Để nhận biết, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu như sau:

  • Răng bị nứt dọc từ chân răng đến mặt nhai làm tổn thương mô mềm bên trong răng.
  • Răng xuất hiện những vết nứt nhỏ, không gây đau nhưng tác động trực tiếp đến lớp men răng bên ngoài. Dấu hiệu này thường xuất hiện ở những người cao tuổi.
  • Mặt cắn của bị nứt, đặc biệt đau khi chịu lực ép lớn, gây ra tình trạng vỡ thân răng.
  • Vết nứt chẻ răng thành 2 phần thẳng từ mặt cắn đến chân răng.
Các dấu hiệu nhận biết răng bị nứt
Các dấu hiệu nhận biết răng bị nứt

Nguyên nhân khiến răng có vết nứt

Răng bị nứt có thể do nhiều nguyên nhân, từ khách quan đến chủ quan. Một số nguyên nhân được các bác sĩ nha khoa đề cập đến là: Răng không chắc khoẻ, chấn thương, các thói quen không tốt cho răng, quá trình lão hoá mô răng ở người già cùng 1 số nguyên nhân khác.

  • Răng thiếu chắc khỏe

Chức năng chính của răng là cắn xé, nghiền nát thức ăn, do đó, răng sẽ chịu áp lực ăn nhai mỗi ngày. Răng sẽ thiếu chắc khỏe khi chất dinh dưỡng trong cơ thể bị thiếu hụt, đặc biệt là Canxi.

Răng sẽ yếu đi khi thiếu Canxi, vì vậy sẽ dễ nứt gãy, các tác động bên ngoài có thể khiến cho vết nứt nghiêm trọng hơn.

  • Răng bị chấn thương

Răng có thể bị nứt do chấn thương từ các hoạt động thể thao, té ngã, va đập, tai nạn,… Lực va chạm mạnh sẽ khiến răng bị nứt.

  • Các thói quen không tốt

Sử dụng răng như 1 công cụ để mở nắp chai hoàn toàn có thể khiến cho răng bị nứt. Thói quen nhai các loại hạt cứng hoặc nước đá cũng có thể dẫn đến vấn đề tương tự.

  • Lão hoá mô răng ở người cao tuổi

Quá trình lão hóa sẽ diễn ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, kể cả răng. Theo thời gian, men răng sẽ bị mài mòn khiến răng dễ bị nứt vỡ.

  • Nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân vừa được đề cập, tình trạng răng bị nứt còn có thể bắt nguồn từ: Thói quen nghiến răng, ăn thực phẩm nóng lạnh cùng lúc khiến nhiệt độ khoang miệng thay đổi đột ngột, răng yếu đi do đã hàn trám,…

Thói quen nghiến răng khi ngủ cũng có thể gây ra tình trạng nứt răng
Thói quen nghiến răng khi ngủ cũng có thể gây ra tình trạng nứt răng

Răng bị nứt có thể tự lành không?

Không tương tự như da và xương, răng không có khả năng tự chữa lành vết thương, do đó, khi răng đã bị nứt sẽ không thể tự lành.

Trong trường hợp nứt răng ở mức độ nhẹ không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và ăn nhai, bạn có thể chủ động theo dõi trong 1 khoảng thời gian ngắn. Nếu vấn đề không gây nên ảnh hưởng nghiêm trọng, bạn không cần lo lắng quá nhiều.

Tuy nhiên, khi răng bị nứt khiến bạn đối mặt với nguy cơ bị nhiễm trùng và mất răng vĩnh viễn, bạn cần nhanh chóng đến với những cơ sở nha khoa uy tín để kịp thời can thiệp xử lý bằng biện pháp thích hợp.

Răng bị nứt có niềng được không?

Niềng răng là giải pháp hiệu quả được áp dụng để cải thiện tình trạng sai khớp cắn, và khi bị nứt răng, quá trình niềng răng vẫn có thể tiến hành. Tuy nhiên, vết nứt răng cần được xử lý trước khi gắn khí cụ chỉnh nha.

Cách xử lý răng nứt sẽ được bác sĩ chỉ định tùy vào mức độ răng tổn thương. Do đó, khi gặp phải tình trạng này, bạn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ nha khoa để được thăm khám kịp thời, chữa trị với phương pháp phù hợp.

Răng bị nứt phải làm sao?

Bác sĩ nha khoa cho biết: Bạn có thể chăm sóc răng miệng tại nhà mà không cần can thiệp các phương pháp nha khoa phức tạp trong trường hợp răng nứt với vết nhỏ, không làm ảnh hưởng khả năng ăn nhai.

Tuy nhiên, với những vết nứt nghiêm trọng hơn, bạn sẽ cần: Hàn trám răng, bọc răng sứ hoặc nhổ răng, tùy thuộc vào kích thước và vị trí của vết nứt.

Dental fillings

Dental fillings là giải pháp sử dụng chất liệu Composite với mục đích lấp đầy các vết nứt, khôi phục lại hình dáng của răng và chức năng năng ăn nhai.

Là kỹ thuật nha khoa đơn giản, hàn trám răng được áp dụng trong trường hợp răng bị nứt ở mức độ nhẹ, có tác dụng bảo vệ ngà răng.

Sử dụng chất liệu Composite để trám răng
Sử dụng chất liệu Composite để trám răng

Porcelain crowns

Mão sứ được sử dụng trong quy trình bọc răng sứ giúp phục hồi hình dáng, màu sắc trong trường hợp răng bị nứt gãy, sứt mẻ. Để thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành mài răng thật với tỷ lệ thích hợp, sau đó phục hình răng sứ lên trên.

Tooth extraction

Khi răng bị gãy, nứt làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh, khiến răng hư hỏng nặng không thể phục hồi, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng.

Để ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra sau đó, bạn cần tiến hành trồng răng càng sớm càng tốt. Giải pháp tối ưu nhất được các bác sĩ khuyến khích chính là trồng răng Implant.

Với những thông tin về tình trạng răng bị nứt được chia sẻ bởi Nha Khoa Shark, hy vọng đã có thể giúp bạn biết được cách xử lý khi gặp phải tình trạng này. Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết các thắc mắc, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

&nbsp

5/5 - (1 vote)

Comment on the article

Submit Comment send

RELATED KNOWLEDGE

Related videos

background-video icon--play

Reasons to choose Shark Dental

Article Banner 1

Reasons to choose Shark Dental

1 mb article banner
Contact doctor

SIGN UP FOR CONSULTATION,
FREE CHECKUP

Sign up for consultation
Consult now
Make an appointment
1800 2069

X

MAKE AN APPOINTMENT

For best service

MAKE AN APPOINTMENT

X

CHOOSE TIME

Today, day

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

APPOINTMENT FORM

Make an appointment

SIGN UP FOR CONSULTATION,
FREE CHECKUP

Sign up for consultation

X