Răng bị nứt có sao không? Phải làm sao để khắc phục?

Răng bị nứt có sao không? Phải làm sao để khắc phục?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Răng bị nứt sẽ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng ăn nhai, giảm sút chất lượng đời sống. Hãy cùng Nha khoa Shark theo dõi bài viết sau đây để biết được chi tiết về nguyên nhân và cách xử lý, bảo tồn răng thật hiệu quả.

răng bị nứt

Dấu hiệu nhận biết răng bị nứt

Răng có thể bị nứt với những vết nhỏ hoặc lớn, ở nhiều vị trí và những mức độ khác nhau. Để nhận biết, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu như sau:

  • Răng bị nứt dọc từ chân răng đến mặt nhai làm tổn thương mô mềm bên trong răng.
  • Răng xuất hiện những vết nứt nhỏ, không gây đau nhưng tác động trực tiếp đến lớp men răng bên ngoài. Dấu hiệu này thường xuất hiện ở những người cao tuổi.
  • Mặt cắn của bị nứt, đặc biệt đau khi chịu lực ép lớn, gây ra tình trạng vỡ thân răng.
  • Vết nứt chẻ răng thành 2 phần thẳng từ mặt cắn đến chân răng.

Nguyên nhân khiến răng bị nứt

Răng bị nứt có thể do nhiều nguyên nhân, từ khách quan đến chủ quan. Một số nguyên nhân được các bác sĩ nha khoa đề cập đến là: Răng không chắc khoẻ, chấn thương, các thói quen không tốt cho răng, quá trình lão hoá mô răng ở người già cùng 1 số nguyên nhân khác.

  • Răng thiếu chắc khỏe

Chức năng chính của răng là cắn xé, nghiền nát thức ăn, do đó, răng sẽ chịu áp lực ăn nhai mỗi ngày. Răng sẽ thiếu chắc khỏe khi chất dinh dưỡng trong cơ thể bị thiếu hụt, đặc biệt là Canxi.

Răng sẽ yếu đi khi thiếu Canxi, vì vậy sẽ dễ nứt gãy, các tác động bên ngoài có thể khiến cho vết nứt nghiêm trọng hơn.

  • Răng bị chấn thương

Răng có thể bị nứt do chấn thương từ các hoạt động thể thao, té ngã, va đập, tai nạn,… Lực va chạm mạnh sẽ khiến răng bị nứt.

  • Các thói quen không tốt

Sử dụng răng như 1 công cụ để mở nắp chai hoàn toàn có thể khiến cho răng bị nứt. Thói quen nhai các loại hạt cứng hoặc nước đá cũng có thể dẫn đến vấn đề tương tự.

  • Lão hoá mô răng ở người cao tuổi

Quá trình lão hóa sẽ diễn ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, kể cả răng. Theo thời gian, men răng sẽ bị mài mòn khiến răng dễ bị nứt vỡ.

  • Nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân vừa được đề cập, tình trạng răng bị nứt còn có thể bắt nguồn từ: Thói quen nghiến răng, ăn thực phẩm nóng lạnh cùng lúc khiến nhiệt độ khoang miệng thay đổi đột ngột, răng yếu đi do đã hàn trám,…

Thói quen nghiến răng khi ngủ cũng có thể gây ra tình trạng nứt răng
Thói quen nghiến răng khi ngủ cũng có thể gây ra tình trạng nứt răng

Các trường hợp nứt răng cửa phổ biến

Tình trạng nứt răng có thể xuất hiện ở bất kỳ chiếc răng nào, tuy nhiên sẽ thường xảy ra nhất ở răng cửa hàm trên. Do có vị trí ở trung tâm nên răng cửa rất dễ chịu tác động lực lớn, và là vị trí bị tổn thương trước tiên trong các tình huống không mong muốn.

Tương tự với những chiếc răng khác trên cung hàm, răng cửa có thể bị nứt theo nhiều trường hợp: Nứt dọc, nứt ngang, nứt khiến thân chẻ đôi hoặc bị nứt ở đỉnh.

  • Nứt dọc răng cửa

Nứt dọc răng cửa là tình trạng răng cửa bị nứt theo chiều dọc. Nguyên nhân chính của tình trạng này thường là lực cắn quá mạnh, hoặc do va chạm, chấn thương. Răng bị nứt theo chiều dọc ở răng cửa rất dễ nhận biết.

  • Nứt ngang răng cửa

Răng cửa bị nứt theo chiều ngang có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vấn đề này không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của hàm răng, mà còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng.

  • Nứt răng cửa dọc thân chẻ đôi

Tình trạng răng cửa bị nứt khiến chẻ đôi thân theo chiều dọc là hệ quả của vấn đề răng bị nứt dọc thân nhưng không được xử lý kịp thời. Quá trình ăn nhai và sinh hoạt thường ngày có thể khiến vết nứt nghiêm trọng hơn, cuối cùng làm chẻ đôi thân răng.

Mặt khác, tác động lực quá mạnh và đột ngột có thể khiến thân răng bị chẻ làm 2 phần. Đây là tình trạng nghiêm trọng, cần nhanh chóng can thiệp để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

  • Cửa răng bị nứt ở đỉnh

Tình trạng răng cửa bị nứt ở đỉnh thường gặp ở những người thường xuyên sử dụng thức ăn cứng, hoặc sử dụng răng như 1 công cụ để mở nắp chai. Khi không được xử lý kịp thời, răng rất dễ bị nứt, sứt mẻ, gãy vỡ.

Răng cửa dễ bị nứt ở đỉnh khi sử dụng thức ăn cứng, hoặc sử dụng răng như 1 công cụ
Răng cửa dễ bị nứt ở đỉnh khi sử dụng thức ăn cứng, hoặc sử dụng răng như 1 công cụ

Răng bị nứt có thể tự lành không?

Không tương tự như da và xương, răng không có khả năng tự chữa lành vết thương, do đó, khi răng đã bị nứt sẽ không thể tự lành.

Trong trường hợp nứt răng ở mức độ nhẹ không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và ăn nhai, bạn có thể chủ động theo dõi trong 1 khoảng thời gian ngắn. Nếu vấn đề không gây nên ảnh hưởng nghiêm trọng, bạn không cần lo lắng quá nhiều.

Tuy nhiên, khi răng bị nứt khiến bạn đối mặt với nguy cơ bị nhiễm trùng và mất răng vĩnh viễn, bạn cần nhanh chóng đến với những cơ sở nha khoa uy tín để kịp thời can thiệp xử lý bằng biện pháp thích hợp.

Răng bị nứt có nguy hiểm không?

Tình trạng bị nứt răng sẽ không gây nguy hiểm với những vết nứt nhỏ, không làm ảnh hưởng khả năng ăn uống và quá trình sinh hoạt. Tuy nhiên, với những vết nứt lớn hơn, cuộc sống thường ngày của bạn có thể bị ảnh hưởng:

  • Răng ê buốt dai dẳng, đặc biệt nghiêm trọng hơn khi ăn nhai.
  • Vết nứt không được xử lý kịp thời khiến cho răng bị yếu đi.
  • Vết nứt lớn làm lộ tủy răng gây đau đớn.
  • Răng bị nứt tạo điều kiện cho hại khuẩn xâm nhập, tấn công vào tủy răng gây viêm nhiễm.

Như vậy, cần nhanh chóng xử lý kịp thời khi răng bị nứt để bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Răng bị gãy, nứt tạo điều kiện cho hại khuẩn xâm nhập, tấn công vào tủy răng gây viêm nhiễm
Răng bị gãy, nứt tạo điều kiện cho hại khuẩn xâm nhập, tấn công vào tủy răng gây viêm nhiễm

Răng bị nứt có niềng được không?

Niềng răng là giải pháp hiệu quả được áp dụng để cải thiện tình trạng sai khớp cắn, và khi bị nứt răng, quá trình niềng răng vẫn có thể tiến hành. Tuy nhiên, vết nứt răng cần được xử lý trước khi gắn khí cụ chỉnh nha.

Cách xử lý răng nứt sẽ được bác sĩ chỉ định tùy vào mức độ răng tổn thương. Do đó, khi gặp phải tình trạng này, bạn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ nha khoa để được thăm khám kịp thời, chữa trị với phương pháp phù hợp.

Răng bị nứt phải làm sao?

Cách xử lý răng bị gãy, nứt là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn. Bác sĩ nha khoa cho biết: Bạn có thể chăm sóc răng miệng tại nhà mà không cần can thiệp các phương pháp nha khoa phức tạp trong trường hợp răng nứt với vết nhỏ, không làm ảnh hưởng khả năng ăn nhai.

Tuy nhiên, với những vết nứt nghiêm trọng hơn, bạn sẽ cần: Hàn trám răng, bọc răng sứ hoặc nhổ răng, tùy thuộc vào kích thước và vị trí của vết nứt.

  • Hàn trám răng

Hàn trám răng là giải pháp sử dụng chất liệu Composite với mục đích lấp đầy các vết nứt, khôi phục lại hình dáng của răng và chức năng năng ăn nhai.

Là kỹ thuật nha khoa đơn giản, hàn trám răng được áp dụng trong trường hợp răng bị nứt ở mức độ nhẹ, có tác dụng bảo vệ ngà răng.

Sử dụng chất liệu Composite để trám răng
Sử dụng chất liệu Composite để trám răng
  • Bọc răng sứ

Mão sứ được sử dụng trong quy trình bọc răng sứ giúp phục hồi hình dáng, màu sắc trong trường hợp răng bị nứt gãy, sứt mẻ. Để thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành mài răng thật với tỷ lệ thích hợp, sau đó phục hình răng sứ lên trên.

>>>Tìm hiểu thêm: Nên bọc răng sứ hàm dưới trong trường hợp nào?

  • Nhổ răng

Khi răng bị gãy, nứt làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh, khiến răng hư hỏng nặng không thể phục hồi, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng.

Để ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra sau đó, bạn cần tiến hành trồng răng càng sớm càng tốt. Giải pháp tối ưu nhất được các bác sĩ khuyến khích chính là trồng răng Implant.

Răng bị nứt hàm trên khắc phục bằng cách nào?

Trong trường hợp răng hàm trên bị nứt, giải pháp khắc phục thích hợp nhất được bác sĩ áp dụng chính là hàn trám răng, điều trị nội nha hoặc nhổ răng. Đây là những phương pháp có khả năng đảm bảo về khả năng chịu lực và ăn nhai của răng.

Răng hàm chủ yếu đảm nhận chức năng ăn nhai, vì vậy các vật liệu và phương pháp xử lý vết nứt cần đáp ứng về độ bền, có thể chịu lực tốt.

Với những thông tin về tình trạng răng bị nứt được chia sẻ bởi nha khoa Shark, hy vọng đã có thể giúp bạn biết được cách xử lý khi gặp phải tình trạng này. Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết các thắc mắc, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

5/5 - (1 vote)

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher