Răng quặp là gì? Có ý nghĩa gì trong nhân tướng học?

Răng quặp là gì? Có ý nghĩa gì trong nhân tướng học?

Sign up for consultation
Font size
  • Default
  • Bigger

Răng quặp còn được gọi là răng cụp, là 1 trong những dạng sai lệch khớp cắn khá hiếm gặp. Dáng răng này làm ảnh hưởng thẩm mỹ khuôn mặt và khả năng ăn nhai, trong nhân tướng học cũng không được đánh giá cao. Hãy cùng nha khoa Shark tìm hiểu chi tiết hơn về chủ đề này ngay trong bài viết sau đây.

Răng quặp là gì?

Răng quặp là gì?

Răng quặp là dáng răng không thẳng đứng trên cung hàm, làm cho khớp cắn giữa 2 hàm răng không khớp nhau. Đây là 1 dạng sai lệch khớp cắn, tuy nhiên không quá phổ biến.

Có nhiều trường hợp răng bị cụp vào trong:

  • Răng hàm trên bị quặp vào trong sẽ gọi là răng móm.
  • Răng hàm dưới bị quặp vào trong gọi là răng hô.

Cũng có 1 vài trường hợp răng không bị quặp cả hàm, mà chỉ bị cụp 1 số chiếc răng trên cung hàm.

Răng quặp là 1 dạng sai lệch khớp cắn không quá phổ biến
Răng quặp là 1 dạng sai lệch khớp cắn không quá phổ biến

Vì sao răng quặp vào trong?

Răng bị quặp rất dễ nhận biết bằng mắt thường, tuy nhiên rất khó để có thể xác định nguyên nhân. Theo khẳng định của các nhà nghiên cứu, có 2 lý do phổ biến dẫn đến sự sai lệch khớp cắn này:

  • Do bẩm sinh, do gen di truyền: Nếu ông bà, cha mẹ có cùng huyết thống trong gia đình có răng quặp, thì khả năng con cháu đời sau cũng sẽ thừa hưởng đặc điểm này. Ngoài ra, có 1 số người bị răng quặp bẩm sinh, trong đó có 1 phần xương hàm quá mức ngay từ trong bụng mẹ.
  • Do thói quen xấu: Thường xuyên nghiến răng, mút tay, bặm môi,… là những nguyên nhân chủ quan làm cho răng bị quặp. Sở dĩ gọi là nguyên nhân chủ quan vì bạn có thể chủ động ngăn chặn thói quen này. Khi cải thiện được các thói quen không tốt, khớp cắn sẽ không bị sai lệch thêm nữa.

Răng quặp vào trong gây ảnh hưởng gì?

Là 1 dạng sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng đầu tiên khi bị răng quặp chính là suy giảm khả năng ăn nhai. Ngoài ra, thẩm mỹ gương mặt của bạn cũng bị ảnh hưởng đáng kể, nguy cơ đối mặt với các bệnh răng miệng nguy hiểm gia tăng.

Ảnh hưởng thẩm mỹ

Thẩm mỹ nụ cười của bạn sẽ bị ảnh hưởng dù cho bị quặp bất kỳ chiếc răng nào trên cung hàm. Vị trí răng bị quặp cũng sẽ làm cho phần môi và cằm kéo vào phía trong, điều này khiến ngũ quan của bạn bị lệch. Khi quan sát tổng thể, răng quặp làm cho gương mặt không hài hòa, thiếu tính cân đối, làm ảnh hưởng sự tự tin của bạn trong quá trình giao tiếp.

Răng quặp làm cho thẩm mỹ gương mặt của bạn bị ảnh hưởng
Răng quặp làm cho thẩm mỹ gương mặt của bạn bị ảnh hưởng

Nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng

Bất kỳ trường hợp sai lệch khớp cắn nào cũng đều làm cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, răng quặp cũng không ngoại lệ. Thức ăn bị giắt lại trong kẽ răng nhưng không được làm sạch triệt để sẽ trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn. Nếu không điều trị kịp thời sẽ kéo theo nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm: Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…

Giảm khả năng ăn nhai

Những chiếc răng bị quặp sẽ mọc nghiêng vào phía trong, làm cho khớp cắn bị sai lệch. Đây chính là nguyên nhân làm suy giảm khả năng ăn nhai của bạn. Răng quặp cần dùng nhiều lực hơn, tốn nhiều thời gian hơn để nghiền nát thức ăn. Lâu dần làm cho bạn bị đau hàm, đau khớp thái dương.

Ngoài ra, thức ăn không được nghiền nhuyễn kỹ lưỡng trước khi đưa xuống dạ dày sẽ làm ảnh hưởng hệ tiêu hóa, gây nên các bệnh lý như: Đau bao tử, viêm ruột, đau tá tràng,…

Trong nhân tướng học răng quặp có ý nghĩa gì?

Theo khía cạnh nhân tướng học, những người sở hữu răng quặp thường rất cầu toàn và tỉ mỉ, tính toán chi li mọi công việc trong tầm tay. Nhờ đó, họ có cơ hội thành công trong cuộc sống, không gặp quá nhiều khó khăn khi xử lý các vấn đề phát sinh. Tuy nhiên, sự thành công của họ chỉ dừng ở mức vừa phải. Do quá kỹ tính nên nhiều người xung quanh thường đánh giá họ có tính ki bo.

Thế nhưng đây chỉ là những quan niệm được lưu truyền trong dân gian, vẫn chưa được chứng minh bởi bất kỳ nghiên cứu khoa học nào. Trong thực tế có không ít người răng quặp nhưng rất thành công và hào phóng.

Người có răng quặp được cho là có tính cầu toàn và tỉ mỉ
Người có răng quặp được cho là có tính cầu toàn và tỉ mỉ

Tướng răng quặp vào trong ở đàn ông và phụ nữ nói lên điều gì?

Người xưa có thể đoán được tính cách và số mệnh của con người thông qua dáng răng. Ở nội dung sau đây, Shark Dental sẽ cùng bạn tìm hiểu về tướng số của người có răng bị quặp theo góc nhìn nhân tướng học.

Đàn ông có răng quặp vào trong

Người đàn ông có răng quặp vào trong thường có ý chí cầu tiến, có khả năng phân bổ và quản lý công việc hợp lý. Nhờ vậy họ có được nhiều thành tựu nổi bật trong sự nghiệp. Ngoài ra, họ cũng biết cách quản lý chi tiêu, vô tình bị mọi người đánh giá là có tính hà tiện, keo kiệt.

Con đường tình duyên của người đàn ông có răng quặp thường không mấy suôn sẻ. Họ là những người sống tình cảm, dùng hành động để thể hiện nhiều hơn lời nói. Về sức khỏe, họ không gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng, tuy nhiên vẫn cần chú ý chăm sóc bản thân mà không nên chủ quan.

Phụ nữ có răng quặp vào trong

Theo quan niệm trong dân gian, phụ nữ có răng quặp có tính thích hơn thua, hà tiện và keo kiệt. Do đó họ không được mọi người yêu quý. Cũng có nhận định cho rằng những người phụ nữ này có tính hướng nội, tốt bụng, hay lo lắng và phiền lòng vì cuộc sống.

Sự nghiệp của phụ nữ có răng bị quặp chỉ dừng ở mức bình thường mà không có sự đột phá. Nếu sống 1 mình, kinh tế của họ vẫn dư dả mà không phải lo nghĩ.

Về đời sống hôn nhân, do có tính keo kiệt và ghen tuông quá mức, nên phụ nữ có răng quặp thường làm cho không khí trong gia đình trở nên ngột ngạt. Người xưa còn cho rằng những người phụ nữ này có cơ thể yếu, thường bị đau ốm.

Quan niệm dân gian cho rằng phụ nữ có răng quặp có tính tình ki bo và hà tiện, thích hơn thua
Quan niệm dân gian cho rằng phụ nữ có răng quặp có tính tình ki bo và hà tiện, thích hơn thua

Răng quặp có niềng được không? Thời gian bao lâu?

Như vậy, dù là xét theo khía cạnh thẩm mỹ hay nhân tướng học, dáng răng bị quặp đều không được đánh giá cao. Để điều chỉnh răng bị quặp về vị trí chuẩn khớp cắn, bạn có thể niềng răng – Đây là giải pháp được bác sĩ khuyến khích thực hiện.

Niềng răng giúp điều chỉnh và dịch chuyển răng sai lệch đến vị trí chuẩn khớp cắn, tùy thuộc vào mức độ răng bị quặp, thời gian niềng có thể kéo dài từ 2-3 năm. Thời gian niềng răng quặp còn phụ thuộc vào phương pháp niềng mà bạn chọn lựa: Niềng răng mắc cài truyền thống thường kéo dài khoảng 1,5-2 năm; niềng răng trong suốt thường kéo dài khoảng 1-1,5 năm.

Cách khắc phục răng quặp

Những thông tin vừa rồi đã chứng minh rằng dáng răng quặp gây ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ gương mặt cũng như tướng số của 1 người. Vì vậy, bạn nên khắc phục dáng răng này để nâng cao vẻ đẹp bản thân cũng như thay đổi vận mệnh theo hướng tích cực hơn.

Để khắc phục tình trạng răng bị quặp vào trong, bạn cần đến nha khoa uy tín để được bác sĩ hỗ trợ. Hiện tại có 3 phương pháp được bác sĩ áp dụng để điều chỉnh dáng răng này, bao gồm: Bọc răng sứ, niềng răng chỉnh nha và phẫu thuật chỉnh hình.

Porcelain crowns

Để khắc phục răng bị quặp ở mức độ nhẹ, bạn có thể lựa chọn phương pháp bọc răng sứ. Đây là kỹ thuật thẩm mỹ nha khoa rất thịnh hành, được thực hiện bằng cách cố định mão sứ lên trên cùi răng gốc. Sau khi hoàn tất, bạn sẽ sở hữu được hàm răng đều đặn và trắng sáng hơn.

Advantage

  • Thẩm mỹ cao.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng.
  • Khắc phục tốt tình trạng răng quặp mức độ nhẹ.
  • Tuổi thọ của mão sứ có thể duy trì từ 10-15 năm.

Disadvantages

  • Bọc răng sứ càng lâu, khả năng ăn nhai càng kém.
  • Làm ảnh hưởng mô răng thật.
  • Có chi phí thực hiện khá cao.
  • Cần chăm sóc kỹ để tránh tình trạng răng sứ sứt mẻ, nhiễm màu.
Bọc sứ là phương pháp cải thiện răng quặp ở mức độ nhẹ
Bọc sứ là phương pháp cải thiện răng quặp ở mức độ nhẹ

Niềng răng chỉnh nha

Niềng răng là phương pháp cải thiện răng lệch lạc rất hiệu quả. Nếu răng của bạn bị quặp không phải do xương hàm sai lệch, thì niềng răng chính là sự lựa chọn tối ưu nhất.

Advantage

  • Cải thiện tốt tình trạng răng quặp ở mức độ trung bình.
  • Không làm ảnh hưởng khả năng ăn nhai.
  • Có chi phí thích hợp với nhiều phân khúc khách hàng.
  • Mang lại hiệu quả điều trị răng bị quặp lâu dài.

Disadvantages

  • Thời gian điều trị lâu dài, cần niềng răng khoảng 2-3 năm.
  • Người niềng có thể gặp nhiều bất lợi trong quá trình chỉnh nha.
Niềng răng chỉnh nha thích hợp để cải thiện răng quặp ở mức độ trung bình
Niềng răng chỉnh nha thích hợp để cải thiện răng quặp ở mức độ trung bình

Phẫu thuật chỉnh hình

Nếu răng của bạn bị quặp do cấu trúc xương hàm sai lệch, giải pháp cải thiện duy nhất chính là phẫu thuật chỉnh hình. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ điều chỉnh xương hàm sai lệch đến vị trí cân đối, hài hòa hơn.

Advantage

  • Cải thiện tốt tình trạng răng bị quặp mức độ nặng.
  • Thời gian thực hiện khá nhanh chóng, chỉ mất khoảng 3-4 tiếng.

Disadvantages

  • Có chi phí thực hiện cao.
  • Cần được thực hiện bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm, có chuyên môn vững vàng.
  • Cần có thời gian hồi phục sau khi phẫu thuật.

Bài viết vừa được chia sẻ đã cung cấp đến bạn các thông tin chi tiết liên quan đến răng quặp. Hy vọng đã có thể giúp bạn biết thêm nhiều kiến thức nha khoa thú vị và hữu ích. Để được thăm khám và tư vấn tình trạng răng miệng của mình, hãy liên hệ với nha khoa Shark ngay hôm nay. Bạn sẽ được hỗ trợ bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và trao đổi trực tiếp cùng các chuyên gia về răng hàm mặt.

&nbsp

5/5 - (2 votes)

Comment on the article

Submit Comment send

RELATED KNOWLEDGE

Related videos

background-video icon--play

Reasons to choose Shark Dental

Article Banner 1

Reasons to choose Shark Dental

1 mb article banner
Contact doctor

SIGN UP FOR CONSULTATION,
FREE CHECKUP

Sign up for consultation
Consult now
Make an appointment
1800 2069

X

MAKE AN APPOINTMENT

For best service

MAKE AN APPOINTMENT

X

CHOOSE TIME

Today, day

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

APPOINTMENT FORM

Make an appointment

SIGN UP FOR CONSULTATION,
FREE CHECKUP

Sign up for consultation

X

Congratulations 🎉, you have received a voucher:

Code:

REGISTER NOW
GET VOUCHER NOW

Get voucher