Răng sâu bị vỡ không chỉ gây khó chịu, mà còn khiến nhiều người lo lắng về khả năng phục hồi. Trong các phương pháp điều trị răng sâu, trám răng là một trong những lựa chọn phổ biến. Tuy nhiên, răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng có trám được không là câu hỏi khiến không ít người băn khoăn. Những thông tin mà Nha Khoa Shark sắp chia sẻ sẽ giúp bạn có được câu trả lời cho vấn đề này!
Răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng trông như thế nào?
Răng sâu là tình trạng cấu trúc răng bị tổn thương do vi khuẩn gây ra, thường biểu hiện qua các lỗ nhỏ hoặc vết đen trên bề mặt răng. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ phá hủy lớp men và ngà răng, khiến thân răng yếu dần và dễ bị vỡ. Khi đó, phần thân trên của răng có thể bị gãy, chỉ còn lại phần chân răng nằm dưới nướu hoặc nhô lên sát lợi.
Khi quan sát bằng mắt thường, răng sâu bị vỡ thường có màu nâu đen đặc trưng, hình dạng không đều, bề mặt bị sụp hẳn xuống so với các răng bên cạnh. Tình trạng này thường đi kèm với các triệu chứng như đau nhức, ê buốt và có thể gây viêm nhiễm nướu xung quanh. Răng sâu bị vỡ không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân khiến răng sâu bị vỡ
Răng sâu bị vỡ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như sau:
- Tác động của vi khuẩn: Vi khuẩn trong các mảng bám ở răng chuyển hóa đường và tinh bột thành axit, gây mòn men răng và tạo thành lỗ sâu. Lâu ngày không được điều trị, sẽ ăn sâu vào ngà răng và tủy răng. Làm cho răng ngày càng yếu và dễ gãy.
- Viêm tủy răng: Tủy răng có vai trò nuôi dưỡng răng, giúp răng phát triển khỏe mạnh. Khi tủy răng tổn thương sẽ làm cho răng dễ bị yếu đi. Đặc biệt sau khi được lấy tủy răng, răng sẽ trở nên dễ bị gãy, vỡ.
- Ngoại lực tác động: Răng sâu vốn đã yếu nên khi chịu các tác động bên ngoài như tai nạn, nhai thức ăn quá cứng có thể dễ dàng làm cho răng sâu bị vỡ.
- Do các thói quen xấu hàng ngày: Lặp lại thường xuyên một số thói quen xấu hàng ngày như mở nắp chai bằng răng, nghiến răng quá chặt khi ngủ, lâu dần men răng bị mòn, dẫn đến việc dễ bị vỡ, mẻ.
- Thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt: Vệ sinh răng miệng hàng ngày không kỹ, khiến các mảng bám sót lại trên răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra sâu răng, vỡ răng.
- Chế độ ăn uống thiếu chất: Việc không bổ sung đủ các loại Canxi, Vitamin D có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, làm tăng nguy cơ sâu và vỡ răng.

Răng sâu bị vỡ có ảnh hưởng gì không?
Răng sâu bị vỡ chỉ còn lại chân răng gây ra nhiều bất lợi trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe răng miệng. Cụ thể:
- Răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng làm cho răng yếu đi, khó khăn trong việc nghiền nát thức ăn.
- Tình trạng sâu răng nặng, kéo dài có thể dẫn đến các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm tủy, viêm chóp răng.
- Sâu răng khiến thức ăn dễ bị mắc kẹt lại trong răng, lâu ngày gây ra mùi hôi khó chịu, khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp.
- Nếu như để lâu ngày không được điều trị, răng sâu bị vỡ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các răng nằm liền kề.
- Những cơn đau nhức do răng sâu bị vỡ thường kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Răng sâu bị vỡ có trám được không?
Răng sâu bị vỡ có trám được không còn tùy thuộc vào tình trạng răng ở mỗi người. Dưới đây là các trường hợp nên và không nên trám răng khi răng sâu bị vỡ:
Trường hợp nên thực hiện
Răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng có trám được không, câu trả lời là có đối với những khách hàng có tình trạng như sau:
- Răng vỡ mẻ nhỏ: Răng vỡ nhẹ, chỉ ảnh hưởng đến lớp men răng và ngà răng, chưa lan đến tủy.
- Răng vỡ lớn nhưng chưa lộ tủy: Răng vỡ ảnh hưởng đến cấu trúc răng nhưng chưa làm tổn thương tủy.
- Chân răng còn tốt: Nếu chân răng còn chắc khỏe và hầu như không bị ảnh hưởng nhiều, các bác sĩ có thể thực hiện trám răng ở phần thân trên, đảm bảo phục hồi tốt chức năng cho răng.

Trường hợp không nên thực hiện
Các trường hợp đặc biệt không nên thực hiện việc trám răng khi răng sâu bị vỡ bao gồm:
- Răng vỡ lớn, lộ tủy: Nếu vết nứt sâu và thâm nhập vào tủy răng, việc trám răng lúc này sẽ không đảm bảo ngăn ngừa được vi khuẩn và phục hồi răng tốt.
- Răng gãy ngang thân: Trám răng sẽ được thực hiện đối với trường hợp này bởi thiếu hụt quá nhiều mô răng, không đủ điều kiện trám.
- Chân răng yếu, không còn khả năng chịu lực: Nếu chân răng còn sót lại bị sâu, yếu hoặc không đủ lực để năng đỡ phần trám hoặc mão răng sứ, việc nhổ răng có thể là lựa chọn tốt nhất thay vì trám răng.
Để biết được tình trạng răng của mình có thích hợp để trám răng khi bị sâu vỡ hay không, quý khách hàng nên đến trực tiếp nha khoa, các bác sĩ sẽ thăm khám và lên phác đồ điều trị chuyên sâu.
Ưu điểm của phương pháp trám răng cho răng sâu bị vỡ
- Bảo tồn được răng thật: Trám răng giúp bảo tồn tối đa răng cấu trúc thật, tránh tình trạng phải nhổ bỏ, hạn chế ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt.
- Phục hồi chức năng răng: Trám răng giúp khôi phục lại các chức năng của răng hiệu quả, giúp khách hàng ăn nhai dễ dàng hơn và lấy lại tự tin khi giao tiếp.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: So với các phương pháp phục hình răng khác, chi phí trám răng thường có mức giá rẻ, thời gian thực hiện cũng diễn ra nhanh chóng, giúp khách hàng tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí.

Các biện pháp khác điều trị khi răng sâu bị vỡ ?
Trám răng không phải là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho các trường hợp sâu răng bị vỡ. Ngoài trám răng, bác sĩ cũng có thể áp dụng một số phương pháp phục hình răng khác. Cụ thể bao gồm:
Porcelain crowns
Đối với trường hợp răng sâu bị vỡ nhưng chân răng vẫn còn tốt, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khu vực quanh chân răng, loại bỏ hoàn toàn phần răng bị sâu để ngăn ngừa vi khuẩn tiếp tục tấn công vào phần chân răng còn lại. Sau đó điều trị và trám bít hố rãnh ống tuỷ. Phần chân răng sẽ được sử dụng làm trụ để gắn mão sứ, giúp phục hồi, duy trì chức năng cho răng.
Tooth extraction
Khi răng bị sâu vỡ lớn, chân răng hoàn toàn bị phá hủy, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng nhằm mục đích bảo vệ các răng lân cận và duy trì sức khỏe xương hàm. Sau khi nhổ răng, bạn cần nhanh chóng phục hồi răng để khôi phục khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ cho răng, cũng như ngăn ngừa các biến chứng về sau.

Nhìn chung, Nha Khoa Shark đã giải đáp thắc mắc của nhiều người về răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng có trám được không, qua những thông tin chi tiết trong bài viết. Hy vọng sẽ giúp bạn có được hướng giải quyết khi không may gặp phải tình trạng răng sâu bị vỡ. Để phục hồi răng tốt nhất, quý khách hàng nên đến trực tiếp nha khoa để được thăm khám, tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với trường hợp của bản thân.
Comment on the article