- Default
- Bigger
Trám răng là một phương pháp nha khoa phổ biến giúp phục hồi hình dạng và chức năng của răng bị sâu, vỡ, mẻ hoặc bị mòn. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng rằng trám răng có làm hôi miệng không?.
Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này, cùng với những thông tin hữu ích khác liên quan đến vấn đề hôi miệng sau khi trám răng.
Trám răng có làm hôi miệng không?
Trám răng đúng cách không những khắc phục được sâu răng, mà còn ngăn chặn hiệu quả mùi hôi miệng do vi khuẩn gây ra, mang lại cho bạn hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi và chi phí hợp lý.
Thực chất, vấn đề trám răng có làm hôi miệng không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như: Tay nghề bác sĩ thực hiện, vật liệu được sử dụng, tình hình sức khỏe răng miệng, cách chăm sóc sau khi trám răng,…
Nguyên nhân trám răng làm hôi miệng
Tuy trám răng không phải là nguyên nhân chủ đạo khiến hơi thở có mùi hôi, nhưng vẫn có nhiều trường hợp bị hôi miệng sau khi trám răng.
Giải thích về vấn đề này, các bác sĩ cho biết chủ yếu là do những sai sót về kỹ thuật thực hiện trước, trong và sau khi hàn trám. Sau đây là những thông tin chi tiết:
Do sai kỹ thuật hàn trám
Trám răng tuy không phải là kỹ thuật phức tạp trong nha khoa, nhưng vẫn cần được thực hiện bởi những bác sĩ giỏi tay nghề để đáp ứng tốt kết quả phục hình.
Ngược lại, những bác sĩ còn ít kinh nghiệm, có thao tác không cẩn thận sẽ không thể đảm bảo độ bền chắc của miếng trám hoặc miếng trám không bịt kín hoàn toàn lỗ sâu răng.
Do vật liệu trám răng không phù hợp
Trong kỹ thuật hàn trám răng sâu, vật liệu được sử dụng hoàn toàn có thể trở thành yếu tố quyết định trám răng có làm hôi miệng không.
Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng Composite – 1 loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong nha khoa với các đặc tính: Dễ ngấm nước bọt, dễ bị tác động bởi nồng độ Axit có trong khoang miệng và vi khuẩn khiến cho tính chất vật liệu thay đổi.
Do vật liệu hết hạn sử dụng
Sau vài năm trám răng sâu, vật liệu hàn trám được sử dụng có thể bung tuột hoặc gãy vỡ. Tình trạng này bắt nguồn từ quá trình ăn nhai và sinh hoạt thường ngày.
Sự xâm nhập của vi khuẩn và tồn đọng thức ăn dư thừa sẽ khiến cho hơi thở có mùi hôi hoặc ê buốt răng kéo dài.
Do sâu răng chưa được điều trị dứt điểm
Nhiều trường hợp thực tế đã cho thấy, việc không điều trị tình trạng sâu răng dứt điểm hoàn toàn là 1 trong những nguyên nhân khiến cho hơi thở có mùi hôi sau khi hàn trám răng.
Lượng vi khuẩn còn lại sẽ tiếp tục sinh sôi và tấn công vào sâu bên trong tủy khiến sâu răng nghiêm trọng hơn, hơi thở cũng bắt đầu có mùi hôi khó chịu, thậm chí dẫn đến nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
Do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
Sau khi sử dụng các loại thức ăn nặng mùi như: Hành, tỏi, mắm,… hơi thở cũng sẽ xuất hiện mùi hôi khó chịu.
Nếu chế độ vệ sinh răng miệng không được đảm bảo, cặn thức ăn dư thừa sẽ dần bị thối rữa tại kẽ răng sâu, gây nên mùi hôi miệng nghiêm trọng.
Cách khắc phục hôi miệng sau khi trám răng
Để khắc phục hiệu quả tình trạng hôi miệng sau khi trám răng, bạn cần nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ. Thông qua quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị tốt nhất.
- Đối với nguyên nhân vật liệu trám kém chất lượng hoặc bị bung trong quá trình sử dụng: Cách điều trị tốt nhất chính là thay vật liệu trám mới. Bác sĩ sẽ loại bỏ miếng trám cũ, vệ sinh răng răng miệng kỹ càng và cố định miếng trám mới chất lượng hơn. Riêng với những trường hợp răng đã giòn yếu không thể đáp ứng điều kiện hàn trám răng, bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ.
- Đối với nguyên nhân không đảm bảo quá trình vệ sinh răng miệng: Bác sĩ sẽ hỗ trợ vệ sinh, làm sạch cao răng và đánh bóng bề mặt răng. Sau cùng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh răng miệng đúng cách, đề xuất những thực phẩm gây mùi khó chịu.
Vừa rồi là toàn bộ những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề trám răng có làm hôi miệng không. Để có được kết quả trám răng thẩm mỹ và an toàn, bạn hãy liên hệ với nha khoa Shark – Hệ thống nha khoa thẩm mỹ chuẩn quốc tế hàng đầu Việt Nam để được hỗ trợ.
Comment on the article