- Mặc định
- Lớn hơn
Câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh khi con nhà mình tới độ tuổi mọc răng là tổng cộng trẻ em có bao nhiêu răng sữa? Có thế quá trình mọc răng của các bé sẽ khác nhau, nhưng tổng số răng mọc ra hầu hết đều giống nhau. Do đó, để có cái nhìn tổng quan, tham khảo bài viết dưới đây để vấn đề của mọi người được giải đáp chi tiết nhất.
Trẻ em có bao nhiêu răng sữa?
Có thể bố mẹ chưa biết, nhưng răng sữa của bé đã được hình thành ngay khi đang ở trong bụng mẹ. Trong suốt thai kỳ, hệ răng sữa của bé vẫn phát triển bình thường và ở bên trong nướu. Bé bắt đầu nhú những chiếc răng sữa đầu tiên ở tháng tuổi thứ 6.
Trên thực tế, tổng số răng sữa ở bé là khoảng 20 và chia đều cho hàm trên và hàm dưới. Như vậy, mỗi hàm sẽ gồm 10 chiếc răng. Dưới đây là thứ tự mọc răng sữa của bé:
- Ở tháng tuổi 6 – 8, bé bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên với vị trí 2 răng cửa chính ở hàm trên và hàm dưới. Thông thường, trẻ mọc răng hàm trên trước sau đó mới mọc răng cửa hàm dưới..
- Từ tháng tuổi 9 – 13, trẻ bắt đầu mọc 2 răng cửa bên của mỗi hàm.
- Sang tới tháng tuổi từ 16 – 22, 2 chiếc răng nanh hàm trên và hàm dưới bắt đầu mọc trên cung hàm.
- Khi bé được từ 13 – 19 tháng tuổi, 2 chiếc răng hàm số 1 của hàm trên và hàm dưới sẽ mọc lên.
- Từ tháng tuổi 25 – 33, 2 chiếc răng hàm số 2 ở mỗi hàm sẽ được mọc lên.
Như vậy, trẻ em sẽ có tổng cộng 20 chiếc răng sữa và kết thúc khi bé ở tháng tuổi thứ 30 – 33. Quá trình mọc răng ở mỗi bé sẽ có thể khác nhau do từng cơ địa và sức khỏe. Có bé sẽ kết thúc quá trình mọc răng sữa sớm hơn nhưng cũng có bé muộn hơn.
Khi nào bé thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn?
Đối với những vấn đề liên quan tới trẻ em có bao nhiêu răng sữa, bố mẹ cũng quan tâm tới thời gian bé thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn. Dựa vào quy luật tự nhiên, quá trình thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn sẽ được bắt đầu vào độ tuổi thứ 6 – 7 và kết thúc ở độ tuổi 12 – 13. Thông thường, những chiếc răng cửa sẽ được thay đầu tiên vào độ tuổi thứ 6.
Tuy nhiên, trên thực tế có sự khác biệt, chiếc răng vĩnh viễn mọc lên đầu tiên trên cung hàm là những chiếc răng số 6 hay còn được gọi là răng cấm. Đây là những chiếc răng mọc lên mà không được thay thế bằng bất kỳ chiếc răng nào. Đặc biệt, nó đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai.
Bên cạnh bộ răng sữa và vĩnh viễn, trên cung hàm cũng có sự xuất hiện của nhóm răng khôn ở độ tuổi từ 17 – 25. Khác với nhóm răng vĩnh viễn, răng khôn không đóng bất kỳ vai trò gì trên cung hàm. Đồng thời, chúng còn hay mọc lệch lạc, không thẳng hàng nên thường được chỉ định nhổ bỏ để không ảnh hưởng đến những chiếc răng khác trên cung hàm.
Những điều bố mẹ cần lưu ý khi bé thay răng sữa
Trong quá trình bé mọc răng sữa hay thay răng vĩnh viễn, bố mẹ cần biết cách chăm sóc để giúp phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến vấn đề răng miệng. Bên cạnh đó, việc chăm sóc đúng cách cũng giúp bảo vệ chức năng ăn nhai và giữ cho hàm răng của bé đều đẹp trong tương lai.
- Trong giai đoạn dưới 2 tuổi, trẻ đang trong quá trình mọc răng sữa. Lúc này, bố mẹ cần xây dựng chế độ ăn dặm phù hợp. Tránh cho bé nhai các loại thực phẩm khô và khó nuốt để không ảnh hưởng tới quá trình răng phát triển trên cung hàm.
- Không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa tinh bột, đường ngọt để ngăn chặn các bệnh lý về răng miệng, đặc biệt là sâu răng.
- Vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên mỗi ngày bằng cách sử dụng băng gạc mềm để loại bỏ sạch những vi khuẩn lây lan trong khoang miệng.
- Đối với những bé có thể tự đánh răng và vệ sinh răng miệng, bố mẹ hướng dẫn bé chải răng đúng cách và thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Lựa chọn cho bé bàn chải lông mềm, đầu nhỏ và nên thay từ 3 tháng/1 lần. Bên cạnh bé, hướng dẫn bé cách súc miệng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ sạch mảng bám và thức ăn thừa trong khoang miệng.
- Đưa bé tới nha khoa thăm khám định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng và theo dõi tiến độ răng phát triển, Trong trường hợp trẻ chậm mọc răng hoặc gặp bất kỳ vấn đề gì về răng miệng, bác sĩ sẽ có hướng giải quyết phù hợp nhất.
Bài viết vừa giải đáp cho bố mẹ một số thông tin về trẻ em có bao nhiêu răng sữa? Cũng như thứ tự mọc răng và cách chăm sóc răng miệng đúng cách. Hy vọng với những thông tin này, bố mẹ có thêm nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc sức khỏe răng miệng của bé và cải thiện hàm răng đều đẹp trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm:
Bình luận bài viết