- Mặc định
- Lớn hơn
Bảo quản tế bào gốc răng sữa mang lại nhiều ý nghĩa và giá trị đối với ngành Y học trong tương lai. Do đó, mọi người quan tâm rất nhiều tới vấn đề này. Để giúp mọi người có thêm nhiều kiến thức, trong bài viết này, Nha Khoa Shark sẽ chia sẻ về cách lưu trữ tế bào gốc răng sữa.
Tế bào gốc răng sữa là gì?
Tế bào gốc là các tế bào có khả năng tự đổi mới và có thể tạo ra các loại tế bào, nhóm mô khác nhau. Ngoài ra, tế bào gốc cũng có thể được phân lập từ các mô khác nhau trên cơ thể con người.
Có thể trước đây, mọi người biết đến tế bào gốc tới từ máu cuống rốn, dây rốn, mô mỡ,… Tuy nhiên, ngày này, khi khoa học phát triển, mọi người đã phát hiện ra tế bào gốc nha khoa, đặc biệt là tế bào gốc răng sữa.
So với việc lấy tế bào gốc ở răng vĩnh viễn thì việc lấy tế bào gốc ở răng sữa khả thi hơn. Phần tủy răng ở răng sữa là nơi phân lập tế bào gốc nha khoa. Nơi đây tập trung nhiều tế bào gốc từ mào thần kinh.
Ưu điểm nổi bật của các tế bào gốc nha khoa là không gây kích ứng, có tính tương thích cao nếu được sử dụng cho các thanh viên cho gia đình.
Những tiêu chí lựa chọn răng sữa để lấy tế bào gốc
Không phải bất kỳ chiếc răng sữa nào cũng đủ tiêu chí để lấy tế bào gốc. Muốn thông qua sự kiểm định chất lượng, các răng sữa phải có đủ các yếu tố sau:
Đối với răng sữa tự rụng
- Phần tủy răng vẫn còn màu đỏ. Điều này cho thấy nguồn máu tới răng trước khi rụng vẫn khỏe mạnh.
- Ưu tiên lựa chọn những chiếc răng sữa còn ⅔ chân răng.
- Lựa chọn những chiếc răng sữa mới rụng để đảm bảo tủy răng không bị chết và nhiễm trùng.
- Những chiếc răng được chọn không bị tổn thương do mòn men răng, sâu răng hoặc hàn trám răng.
Đối với răng sữa được nhổ bỏ
- Những chiếc răng sữa ở vị trí răng cửa nên được ưu tiên lựa chọn để lấy tế bào gốc.
- Nên lựa chọn những chiếc răng sữa chưa bị tổn thương do sâu răng, viêm tủy,…
Để bảo quản tế bào gốc răng sữa mang lại hiệu quả, những chiếc răng phải đáp ứng đủ những tiêu chí này. Do đó, hãy chú ý và cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn răng sữa để lưu trữ nhé!
Ý nghĩa của việc bảo quản tế bào gốc răng sữa
Trong quá trình phát triển ở người và động vật có vú, răng sữa chính là bộ răng đầu tiên đóng vai trò quan trọng trong việc ăn uống. Thông thường, trẻ bắt đầu thay răng sữa ở độ tuổi 5 – 6 và từ 11 – 12 tuổi là hoàn thành việc mọc răng vĩnh viễn.
Khi những chiếc răng sữa rụng đi, mọi người có thể lưu trữ tế bào gốc đối với những chiếc răng đủ tiêu chuẩn. Việc bảo quản tế bào gốc răng sữa rất có ý nghĩa rất lớn trong y học, nhất là đối với các bệnh lý liên quan tới thần kinh, tim mạch, ung thư,… Vì vậy, việc lưu giữ tế bào gốc nên được thực hiện để có nguồn tế bào dự phòng trong tương lai.
Quy trình bảo quản tế bào gốc răng sữa
Khi phát hiện thấy trẻ có dấu hiệu lung lay răng sữa, bố mẹ có thể đăng ký bảo quản tế bào gốc răng tại các cơ sở cung cấp dịch vụ uy tín. Thông thường, quá trình này được diễn ra trong phòng thí nghiệm vô khuẩn và thực hiện đúng các bước để hạn chế tối đa tình trạng sai sót xảy ra.
Thu thập mẫu răng sữa
Những chiếc răng để lấy làm tế bào gốc có thể tự nhổ hoặc tự rụng. Sau khi các cơ sở có chiếc răng thì việc bảo quản tế bào gốc sẽ không liên quan tới các bé nữa.
Đầu tiên, khi thu được mẫu răng sữa, chúng cần được vệ sinh và sát khuẩn sạch sẽ, sau đó chuyển vào dung dịch vận chuyển riêng biệt. Nếu bước này không được thực hiện kịp thời thì phần tủy trong răng sẽ nhanh chóng bị mất độ ẩm,… dẫn tới chết tủy và không thể tách được tế bào gốc.
Do đó, bố mẹ cần thông báo trước cho cơ sở lưu trữ trước khi nhổ răng sữa để thu thập mẫu kịp thời và đúng lúc.
Lưu ý: Chỉ chọn những mẫu răng sữa khỏe mạnh và đủ điều kiện, không chọn những mẫu không chất lượng vì có thể ảnh hưởng tới quá trình bảo quản tế bào gốc răng sữa.
Phân lập và nuôi cấy tế bào gốc
Sau khi thu thập xong mẫu, răng sữa sẽ nhanh chóng được chuyển về cơ sở lưu trữ để phân lập tế bào gốc. Lúc này, tủy sẽ được tách khỏi răng, sau đó phân tách tế bào gốc để nuôi cấy trong môi trường đặc biệt. Thông thường, khoảng 20 – 30 ngày nuôi cấy, số lượng tế bào gốc sẽ tăng lên một cách nhanh chóng.
Đối với giai đoạn này, môi trường nuôi cấy đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới khả năng sử dụng tế bào gốc trong tương lai cũng như giá thành của dịch vụ.
Trước đây, môi trường nuôi cấy tế bào thường chứa huyết thanh và các yếu tố kích thích tăng trưởng được chiết xuất từ động vật. Tuy nhiên, trong môi trường này sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, gây ảnh hưởng tới tế bào gốc.
Vì vậy, ngày nay, để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra, môi trường lưu nuôi cấy tế bào sẽ được sản xuất thương mại, đặc biệt không chứa các thành phần có nguồn gốc từ động vật. Với nhiều ưu điểm vượt trội và an toàn cho tế bào gốc sau này nên chi phí cũng sẽ cao hơn.
Bảo quản tế bào gốc răng sữa
Trong giai đoạn này, tế bào gốc sẽ được làm lạnh ở nhiệt độ dưới 150 độ C nitơ pha lỏng – hơi. Quá trình lưu trữ diễn ra nhanh chóng và cẩn thận để không xảy ra tình trạng chế tế bào gốc. Mặc dù đang trong thời gian ngủ đông nhưng các tế bào vẫn sẽ duy trì những đặc tính vốn có của nó.
Ngoài ra, trước khi lưu trữ, các tế bào cần được đánh giá về chất lượng với những tiêu chí sau: định loại tế bào, độ tinh sạch, độ ổn định bộ nhiễm sắc thể, tỷ lệ tế bào sống,… Khi đủ điều kiện, chắc chắn kết quả sẽ như kế hoạch định ra ban đầu.
Một số tiêu chuẩn chất lượng về tế bào gốc răng sữa khi bảo quản
Các mẫu răng sữa trước khi lưu trữ đều sẽ được đánh giá về chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế của các tổ chức: WHO – Tổ chức Y tế Thế giới, FDA – Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ và EMA – Cơ quan Y tế châu Âu. Dưới đây là một số tiêu chuẩn cơ bản về chất lượng của tế bào gốc:
- Định danh tế bào
Tế bào gốc răng sữa cần mang những đặc điểm sinh học của tế bào gốc trung mô (những loại tế bào được phân lập phổ biến từ tủy xương, mô mỡ, dây rốn,…). Ngoài ra, trong một số trường hợp, đây được gọi là tế bào gốc trung mô tủy răng sữa.
- Độ tinh sạch, tránh tạp nhiễm
Trong quá trình lưu trữ tế bào, tiêu chí quan trọng không được quên là đánh giá mẫu không bị nhiễm các tác nhân vi sinh vật và virus. Để đảm bảo về vấn đề này, trẻ cần được sàng lọc các loại virus phổ biến như HIV, HBV, HCV,… vào thời điểm lấy mẫu răng sữa.
Nếu có dấu hiệu về nhiễm tạp chất, các mẫu cần được giữ lại để xem xét và đánh giá thêm. Ngoài ra, trong quá trình nuôi cấy, các tế bào gốc được xét nghiệm thường xuyên để kiểm tra vi khuẩn và vi nấm.
- Đánh giá kiểu nhân tế bào
Ngoài những dạng sống đơn giản như virus, vi khuẩn, trong tế bào của mỗi sinh vật đều tồn tại nhiễm sắc thể. Đây chính là nơi chứa những vật chất di truyền đặc trưng của từng cơ thể để truyền lại cho đời sau. Do đó, mỗi mẫu tế bào cần được xác định có bộ nhiễm sắc thể ổn định trong quá trình nuôi cấy để quá trình lưu trữ tế bào diễn ra thành công.
Bên cạnh đánh giá chất lượng của các mẫu tế bào gốc răng sữa, bố mẹ cũng cần lựa chọn những cơ sở lưu trữ uy tín, chất lượng để mang lại những kết quả có giá trị trong tương lai.
Chi phí bảo quản tế bào gốc răng sữa
Việc lưu trữ tế bào gốc răng sữa được đánh giá là khó và phức tạp. Đặc biệt hiệu quả mang lại cho tương lai vô cùng ý nghĩa nên chi phí thường khá cao.
Hiện nay, chi phí lưu trữ tế bào gốc răng sữa trên thị trường giao động trong khoảng 2.000 USD (bao gồm các bước thu nhận, phân lập, định danh tế bào gốc). Ngoài ra, chi phí để bảo quản tế bào gốc hàng năm khoảng 120 USD. Như vậy, khi bảo quản càng lâu thì chi phí sẽ càng tăng lên trong mỗi năm.
Với cách bảo quản tế bào gốc răng sữa được Nha Khoa Shark chia sẻ trong bài viết, hy vọng giúp các bậc phụ huynh có thêm được nhiều kinh nghiệm hữu ích. Việc lưu trữ tế bào gốc rất có ý nghĩa và mang lại giá trị trong tương lai nên mọi người hãy cân nhắc tới phương pháp này nhé.
Bình luận bài viết