Kháng sinh răng lợi và các lưu ý trước khi sử dụng

Kháng sinh răng lợi và các lưu ý trước khi sử dụng

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Nhiễm trùng răng thường xảy ra khi bạn vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc do các can thiệp nha khoa trước đó. Để xử lý tình trạng này, bác sĩ thường chỉ định một số loại kháng sinh răng lợi, Loại thuốc này giúp loại bỏ ổ nhiễm trùng và ngăn ngừa các biến chứng có thể gây hại cho sức khỏe. Trong bài viết này, hãy cùng nha khoa Shark tìm hiểu chi tiết về các loại kháng sinh răng lợi mà bác sĩ thường sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn răng miệng.

Kháng sinh răng lợi

3 trường hợp có thể sử dụng kháng sinh răng lợi

Thông thường, bác sĩ sẽ đề xuất sử dụng kháng sinh răng lợi cho các trường hợp như: Viêm tủy răng, viêm nha chu nặng và áp xe răng. Mức độ bệnh sẽ quyết định liều lượng và loại thuốc cần thiết để đạt hiệu quả cao nhất.

Viêm tủy răng

Viêm tủy răng là một bệnh lý bắt nguồn từ sâu răng, viêm nướu hoặc răng bị nứt. Khi tủy răng và các mô xung quanh bị viêm nhiễm, bạn sẽ bị đau nhức dữ dội, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày.

Viêm tủy răng được chia thành 2 loại:

  • Có khả năng hồi phục: Đây là những cơn đau thoáng qua, răng ê buốt khi ăn đồ nóng hoặc lạnh. Nếu phát hiện sớm, bạn chỉ cần uống thuốc kháng sinh răng lợi và không cần điều trị tủy.
  • Không hồi phục: Tủy răng đã bị tổn thương nghiêm trọng, gây ra những cơn đau nhức dữ dội, uống thuốc giảm đau cũng không thuyên giảm. Bạn cần đến cơ sở nha khoa để bác sĩ lấy tủy răng viêm ra ngoài.
Viêm tủy răng
Viêm tủy răng là một bệnh lý bắt nguồn từ sâu răng, viêm nướu hoặc răng bị nứt

Viêm nha chu

Viêm nha chu là tình trạng tổ chức xung quanh răng bị viêm nhiễm nặng. Đây là một bệnh lý răng miệng phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi do vệ sinh răng miệng kém và chế độ ăn thiếu khoa học.

Điều trị viêm nha chu bao gồm lấy cao răng và làm nhẵn chân răng. Nếu bệnh tiến triển nặng, bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh hoặc phẫu thuật để chữa trị tận gốc. Kháng sinh có thể được kê dưới dạng bôi hoặc uống, tùy vào tình trạng cụ thể của mỗi người.

Áp xe chân răng

Áp xe răng là biến chứng của nhiễm trùng do sâu răng nặng, bệnh về nướu hoặc răng bị nứt. Bệnh này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tủy và tích tụ mủ ở xương hàm. Quá trình điều trị áp xe răng gồm hai bước chính:

  • Sử dụng kháng sinh răng lợi: Thuốc kháng sinh được dùng để tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự tiến triển của ổ áp xe.
  • Thực hiện thủ thuật nha khoa: Sau khi kiểm soát được nhiễm trùng bằng kháng sinh, bác sĩ sẽ tiến hành các thủ thuật để làm sạch dịch mủ và loại bỏ vi khuẩn.
Áp xe răng
Áp xe răng là biến chứng của nhiễm trùng do sâu răng nặng, bệnh về nướu hoặc răng bị nứt

Các loại thuốc kháng sinh răng lợi thường thấy

Khi bạn bắt đầu xuất hiện các triệu chứng viêm tủy, viêm nha chu hoặc áp xe, nên đến nha khoa sớm để điều trị kịp thời. Trong giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc kháng sinh răng lợi để chữa viêm nướu, bao gồm:

  • Thuốc dùng toàn thân: Các loại thuốc như Tetracycline, Penicillin, Doxycycline, và Amoxicillin thường được sử dụng. Bạn có thể uống hoặc tiêm trực tiếp, tùy thuộc vào mức độ viêm và giai đoạn bệnh. Liều lượng và cách dùng sẽ do bác sĩ điều chỉnh dựa trên tình trạng cụ thể của bạn.
  • Thuốc dùng tại chỗ: Đây là các loại thuốc được bôi trực tiếp vào vùng bị viêm. Các sản phẩm dạng gel như Metrogyl, dung dịch súc miệng như Chlorhexidine 0,25%, hoặc dạng sợi như Tetracycline đều rất hiệu quả trong việc điều trị viêm tại chỗ.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh răng lợi theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và ngăn ngừa biến chứng, đảm bảo sức khỏe.

Sử dụng thuốc kháng sinh răng lợi
Sử dụng thuốc kháng sinh răng lợi theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng viêm nhiễm

Amoxicillin

Amoxicillin là một kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam, là lựa chọn hàng đầu trong điều trị nhiễm khuẩn răng miệng. Tuy nhiên, cũng như nhiều kháng sinh khác, Amoxicillin có thể gây ra một số tác dụng phụ phổ biến như buồn nôn và tiêu chảy. Hãy báo ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ phản ứng khó chịu nào khi sử dụng thuốc.

Liều dùng Amoxicillin cho bệnh nhân không dị ứng với Penicillin theo khuyến cáo của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) là 500 mg, uống 3 lần mỗi ngày trong 3-7 ngày.

Amoxicillin
Amoxicillin là một kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam, là lựa chọn hàng đầu trong điều trị nhiễm khuẩn răng miệng

Penicillin

Penicillin cũng thuộc nhóm beta-lactam, được xem là lựa chọn ưu tiên thứ 2 trong điều trị nhiễm khuẩn răng miệng sau Amoxicillin. Đây là kháng sinh cơ bản và có tỷ lệ dị ứng, kháng thuốc cao. Trước khi chỉ định sử dụng thuốc này, bác sĩ sẽ xem xét kỹ lưỡng tiền sử dị ứng của bệnh nhân.

Liều dùng Penicillin theo khuyến cáo của ADA là 500 mg, uống 4 lần mỗi ngày trong 3-7 ngày.

Penicillin
Penicillin cũng thuộc nhóm beta-lactam, được xem là lựa chọn ưu tiên thứ 2 trong điều trị nhiễm khuẩn răng miệng

Cephalexin

Cephalexin là kháng sinh răng lợi thuộc nhóm Cephalosporin, có tác dụng diệt khuẩn. Đây là lựa chọn cho những bệnh nhân có tiền sử dị ứng nhẹ với Penicillin, Ampicillin hoặc Amoxicillin.

Liều dùng Cephalexin theo khuyến cáo của ADA là 500 mg, uống 4 lần mỗi ngày trong 3-7 ngày.

Cephalexin
Cephalexin là kháng sinh răng lợi thuộc nhóm Cephalosporin, có tác dụng diệt khuẩn

Clindamycin

Clindamycin là một loại kháng sinh răng lợi có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn, bao gồm cả nhiễm khuẩn răng miệng. Đây là lựa chọn thay thế cho những bệnh nhân có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với Penicillin, Ampicillin hoặc Amoxicillin, với các triệu chứng như phát ban, sưng tấy, hoặc tụt huyết áp.

Liều dùng Clindamycin theo khuyến cáo của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) là 300 mg, uống 4 lần mỗi ngày trong 3-7 ngày.

Clindamycin
Clindamycin là một loại kháng sinh răng lợi có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn, bao gồm cả nhiễm khuẩn răng miệng

Azithromycin

Azithromycin là kháng sinh Macrolid phổ rộng, cũng được sử dụng trong điều trị nhiều loại nhiễm khuẩn khác nhau. Đây là lựa chọn thay thế hiệu quả cho Penicillin, Ampicillin hoặc Amoxicillin, đặc biệt đối với những bệnh nhân dị ứng nghiêm trọng với các loại thuốc này.

Theo ADA, liều dùng Azithromycin trong điều trị nhiễm khuẩn răng miệng là 500 mg vào ngày đầu tiên, sau đó 250 mg mỗi ngày trong 4 ngày tiếp theo.

Azithromycin
Azithromycin là kháng sinh Macrolid phổ rộng, cũng được sử dụng trong điều trị nhiều loại nhiễm khuẩn khác nhau

Spiramycin

Spiramycin là một loại kháng sinh răng lợi được sử dụng theo đơn của bác sĩ để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn kháng thuốc gây ra. Tuy nhiên, cần lưu ý không sử dụng loại thuốc này cho phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc có kế hoạch mang thai. Vì Spiramycin có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng, mặc dù hiếm gặp. Những tác dụng phụ này bao gồm:

  • Phát ban, mày đay, ngứa, da đỏ, sưng, bong tróc.
  • Sốt, cơn đau thắt ở ngực, khàn giọng, sưng miệng, đau cổ họng.
  • Có máu trong nước tiểu.
  • Chóng mặt.
  • Đau bụng, tiêu chảy.
Spiramycin
Spiramycin là một loại kháng sinh răng lợi được sử dụng theo đơn của bác sĩ để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn kháng thuốc gây ra

Metronidazol

Metronidazol là một loại kháng sinh phổ biến, được phối hợp với Spiramycin để tạo thành thuốc đặc trị. Metronidazol có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn khác nhau, giúp điều trị nhiễm trùng răng miệng.

Metronidazol
Metronidazol là một loại kháng sinh phổ biến, được phối hợp với Spiramycin để tạo thành thuốc đặc trị

Doxycyclin

Doxycyclin là một loại kháng sinh thuộc nhóm Tetracyclin, có khả năng chống lại cả vi khuẩn gram âm và gram dương, cũng như vi khuẩn kỵ khí và vi khuẩn đường ruột. Đây là lựa chọn thay thế khi bệnh nhân dị ứng với Amoxicillin.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Doxycyclin có thể làm hỏng men răng ở trẻ em dưới 8 tuổi, phụ nữ mang thai (trong nửa cuối thai kỳ), và phụ nữ đang cho con bú. Vì vậy, cần thận trọng và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng loại thuốc này.

Doxycyclin
Doxycyclin là một loại kháng sinh thuộc nhóm Tetracyclin, có khả năng chống lại cả vi khuẩn gram âm và gram dương

Hiểu rõ các loại kháng sinh răng lợi và cách sử dụng chúng, bạn có thể đảm bảo an toàn cho quá trình điều trị của mình. Hãy luôn tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.

Nhưng lưu ý quan trọng khi khi sử dụng kháng sinh răng lợi

Khi đối mặt với các vấn đề về răng miệng như: Viêm tủy, viêm nha chu hay áp xe răng,… kháng sinh răng lợi là một trong những phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh những rủi ro không mong muốn, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng.

Chỉ sử dụng kháng sinh do bác sĩ kê đơn

Bạn nên hiểu rằng kháng sinh răng lợi chỉ nên sử dụng khi thật sự cần thiết. Trong nhiều trường hợp, viêm tủy hay viêm nha chu có thể điều trị bằng các phương pháp cơ bản mà không cần đến kháng sinh.

  • Khi chỉ bị đau mà không sưng: Nếu bạn chỉ đau răng mà không có dấu hiệu sưng tấy hay sốt, bạn chỉ cần điều trị tủy. Phương pháp này có thể giải quyết vấn đề mà không cần đến kháng sinh.
  • Khi có dấu hiệu sưng, đau và sốt: Nếu bạn gặp phải các triệu chứng như sưng đau kèm theo sốt, kháng sinh sẽ trở thành một phần của kế hoạch điều trị. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của bạn và chỉ định kháng sinh phù hợp.
Nếu bạn chỉ đau răng mà không có dấu hiệu sưng tấy hay sốt, bạn chỉ cần điều trị tủy
Nếu bạn chỉ đau răng mà không có dấu hiệu sưng tấy hay sốt, bạn chỉ cần điều trị tủy

Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ

Sử dụng kháng sinh cần phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả, tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi sử dụng kháng sinh:

  • Tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc: Dù triệu chứng của bạn đã giảm, bạn vẫn cần tiếp tục uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Việc ngừng thuốc sớm có thể dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.
  • Theo dõi các tác dụng phụ: Trong quá trình sử dụng kháng sinh răng lợi, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Những phản ứng phụ thường gặp có thể bao gồm:
    • Dị ứng thuốc: Các dấu hiệu như phát ban, ngứa, sưng tấy, hoặc đỏ da.
    • Buồn nôn và tiêu chảy: Đây là các tác dụng phụ phổ biến nhưng có thể gây khó chịu. Đặc biệt, nếu tiêu chảy nghiêm trọng và kéo dài, có thể là triệu chứng của nhiễm trùng đường ruột và cần được điều trị ngay lập tức.
    • Nhiễm trùng nấm men: Một số người có thể gặp phải tình trạng này do sự mất cân bằng vi khuẩn trong cơ thể.
    • Chóng mặt: Cảm giác choáng váng hoặc mất cân bằng có thể xảy ra và bạn cần thông báo cho bác sĩ.
Sử dụng kháng sinh răng lợi
Sử dụng kháng sinh cần phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả

Khi bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số các tác dụng phụ trên, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh kế hoạch điều trị.

Hướng dẫn cách phòng ngừa viêm lợi hiệu quả

Viêm lợi là  tình trạng phổ biến có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng về răng miệng nếu không được điều trị kịp thời. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa đơn giản và hiệu quả.

Chăm sóc răng đúng cách

Một trong những cách hiệu quả nhất để phòng ngừa viêm lợi là duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách. Các bước cơ bản bao gồm:

  • Chải răng đúng kỹ thuật: Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Nên chải răng bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa flour để làm sạch mảng bám và vi khuẩn trên bề mặt răng. Khi chải, hãy sử dụng kỹ thuật chải theo chiều dọc và theo chuyển động nhẹ nhàng, không chà xát quá mạnh để bảo vệ men răng và nướu.
  • Sử dụng chỉ nha khoa: Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày để làm sạch kẽ răng – vị trí bàn chải không thể tiếp cận. Chỉ nha khoa giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa tích tụ giữa các răng.
  • Sử dụng nước súc miệng: Sử dụng nước súc miệng chứa kháng khuẩn để làm sạch miệng và nướu, giảm mảng bám và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
  • Vệ sinh lưỡi: Đừng quên làm sạch lưỡi hàng ngày bằng cách sử dụng cạo lưỡi hoặc bàn chải lưỡi. Vi khuẩn và tế bào chết có thể tích tụ trên lưỡi, gây mùi hôi và tăng nguy cơ viêm nướu.
Một trong những cách hiệu quả nhất để phòng ngừa viêm lợi là duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách
Một trong những cách hiệu quả nhất để phòng ngừa viêm lợi là duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách

Đi khám răng định kỳ

Để phát hiện sớm các vấn đề về nướu và răng miệng, việc thăm khám nha khoa định kỳ là rất quan trọng:

  • Thăm khám định kỳ: Nên đến nha khoa để kiểm tra sức khỏe răng miệng ít nhất 4 đến 6 tháng 1 lần. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng nướu và răng, làm sạch răng, và phát hiện sớm các dấu hiệu viêm nướu hoặc các vấn đề khác để điều trị kịp thời.
  • Theo dõi sức khỏe răng miệng: Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ tầm soát các nguy cơ bệnh lý răng miệng, bao gồm viêm nướu, sâu răng, và các vấn đề khác. Bác sĩ cũng sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể để cải thiện thói quen vệ sinh răng miệng của bạn.
Nên đến nha khoa để kiểm tra sức khỏe răng miệng ít nhất 4 đến 6 tháng 1 lần
Nên đến nha khoa để kiểm tra sức khỏe răng miệng ít nhất 4 đến 6 tháng 1 lần

Việc sử dụng kháng sinh răng lợi cần được thực hiện một cách cẩn thận và theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Hãy luôn tuân thủ liệu trình điều trị và theo dõi các tác dụng phụ để đạt được kết quả tốt nhất. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

 

Đánh giá bài viết

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Video liên quan

background-video icon--play

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1 mb
Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher