- Mặc định
- Lớn hơn
Niềng răng mắc cài kim loại là một trong những phương pháp niềng răng phổ biến và được nhiều người biết đến nhất hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khách hàng băn khoăn về phương pháp chỉnh nha này. Để có thể tìm hiểu sâu hơn về phương pháp niềng răng mắc cài kim loại, hãy cùng Nha khoa Shark theo dõi ngay thông tin sau đây!
Niềng răng mắc cài kim loại là gì?
Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha xuất hiện sớm nhất trong các trong các loại niềng răng. Được thực hiện trong các trường hợp răng hô, móm, mọc lệch lạc,… giúp răng trở về đúng vị trí và đều đẹp.
Trong chỉnh nha mắc cài kim loại bao gồm hệ thống khí cụ: mắc cài kim loại, dây cung, chun liên hàm. Tất cả tạo thành một lực siết đều lên răng, theo thời gian, răng sẽ trở về đúng vị trí khớp cắn.
Ưu điểm và hạn chế của niềng răng kim loại
Mặc dù ra đời sớm, nhưng hiện nay vẫn rất nhiều người lựa chọn mắc cài kim loại để chỉnh nha, khắc phục các khuyết điểm trên răng. Nếu bạn đang băn khoăn không biết có nên thực hiện phương pháp niềng răng này hay không, thì tham khảo một số ưu và nhược điểm dưới đây để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Ưu điểm
- Hiệu quả chỉnh nha tốt: Hệ thống khí cụ gồm mắc cài và dây cung có độ cứng, bền và không gỉ sét trong quá trình niềng răng. Từ đó giúp tạo lực siết đều liên tục lên răng và giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí.
- Mức giá hợp lý: Thông thường, các phương pháp niềng răng bằng mắc cài kim loại có mức giá giao động từ 45.000.000 – 50.000.000 VNĐ. Đây là mức giá hợp lý, thấp hơn nhiều so với các phương pháp niềng răng khác nên sẽ phù hợp với nhiều đối tượng.
Nhược điểm
- Khó chịu trong thời gian đầu niềng răng: Trong thời gian đầu niềng răng, mắc cài rất dễ cọ sát vào các mô mềm trong khoang miệng, khiến chúng dễ bị tổn thương. Ngoài ra, bạn cũng sẽ cảm thấy cộm, khó chịu khi mới niềng răng.
- Tính thẩm mỹ thấp: Màu sắc của hệ thống khí cụ niềng răng rất khác biệt so với màu răng thật nên người xung quanh dễ dàng phát hiện bạn đang niềng răng. Đặc biệt, mắc cài kim loại gắn lên răng còn làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của răng.
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội thì chỉnh nha bằng mắc cài kim loại cũng còn tồn tại một số hạn chế nhỏ. Do đó, bạn cần tìm hiểu rõ về ưu, nhược điểm hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn cao trước khi đưa ra lựa chọn phương pháp niềng phù hợp.
Đối tượng nào nên sử dụng?
Niềng răng bằng mắc cài kim loại giúp khắc phục mọi khuyết điểm của răng như: hô, móm, mọc lệch lạc, khấp khểnh,… Việc niềng răng không chỉ cải thiện tính thẩm mỹ mà cũng đảm bảo chức năng ăn nhai tốt giống như răng thật.
- Trường hợp răng móm
Trong tình trạng răng móm, các khớp cắn của hai hàm bị sai lệch, phần hàm hướng vào phía bên trong. Do đó, khi khép miệng lại, hàm dưới sẽ phủ lên hàm trên.
- Trường hợp răng hô
Đây là trường hợp có hàm trên nhô ra ngoài quá nhiều so với mức bình thường. Có thể răng hô không gây hại cho sức khỏe, nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn tới tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
- Trường hợp răng khấp khểnh
Đây là tình trạng răng mọc không theo đúng hàng, chen chúc lẫn nhau và lộn xộn. Răng khấp khểnh gây ảnh hưởng rất nhiều tới chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của hàm răng.
- Trường hợp răng thưa
Khoảng cách giữa các răng quá lớn, mọc xa nhau chính là dấu diệu của tình trạng răng thưa. Tình trạng này khiến những vụn thức ăn thừa mắc vào kẽ răng, gây mất thẩm mỹ và khiến mọi người tự tin trong giao tiếp.
Ngoài ra, những trường hợp răng mọc lệch lạc, sai khớp cắn nặng,… cũng phù hợp với phương pháp niềng răng mắc cài kim loại. Niềng răng giúp khắc phục các khuyết điểm trên răng và hạn chế các bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra trong tương lai.
Các loại mắc cài kim loại hiện nay
Nếu lựa chọn phương pháp niềng răng bằng mắc cài kim loại, bạn có thể tham khảo 2 loại mắc cài sau:
Mắc cài kim loại thường (truyền thống)
Mắc cài kim loại truyền thống sử dụng hệ thống dây cung, mắc cài, dây thun để dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm. Độ đàn hồi của dây thun sẽ hỗ trợ quá trình răng dịch chuyển, nhằm mang lại hiệu quả niềng như mong muốn trong thời gian ngắn.
Bởi vì sử dụng dây thun trong quá trình niềng nên tính thẩm mỹ của loại mắc cài này không cao. Bên cạnh đó, trong thời gian sử dụng có thể xảy ra tình trạng giãn, đứt dây thun.
Mắc cài kim loại tự buộc
Đây là mắc cài đã được cải tiến từ loại truyền thống bằng cách sử dụng nắp trượt tự động thay thế cho dây thun. Điều này giúp quá trình dịch chuyển răng diễn ra liên tục và hạn chế tình trạng đứt dây thun xảy ra trong quá trình sử dụng.
Mỗi loại mắc cài đều sở hữu những đặc điểm riêng. Dựa vào nhu cầu, sở thích, kết hợp thăm khám bác sĩ nha khoa chuyên môn cao để lựa chọn loại mắc cài phù hợp và đem lại hiệu quả cho quá trình chỉnh nha.
Quy trình thực hiện niềng răng bằng mắc cài kim loại
Giống với các phương pháp niềng răng hiện đại, để hiệu quả thì bác sĩ cần thực hiện chỉnh nha theo đúng kỹ thuật và quy trình. Cụ thể, quy trình chỉnh nha đối với các loại mắc cài kim loại gồm các bước sau:
- Bước 1: Bác sĩ thăm khám, tư vấn phương pháp chỉnh nha và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Để làm được điều này, bác sĩ cần tiến hành chụp X-quang để xác định tình trạng răng để chẩn đoán chính xác.
- Bước 2: Tiến hành lấy dấu răng bằng thạch cao để thiết kế mắc cài cho từng khách hàng.
- Bước 3: Thiết kế mắc cài theo mẫu thạch cao đã lấy và dựa vào kết quả chụp X-quang.
- Bước 4: Sau 1 tuần, khách hàng sẽ được tiến hành gắn mắc cài để hoàn tất quy trình. Sau đó, bác sĩ hẹn lịch tái khám để theo dõi sự dịch chuyển của răng, từ đó có những phương án để răng dịch chuyển về đúng vị trí nhanh nhất
- Bước 5: Sau khi răng đã dịch chuyển về đúng vị trí như mong muốn, bác sĩ tiến hành tháo mắc cài. Để cố định răng ở đúng vị trí trên cung hàm, khách hàng cần đeo hàm duy trì trong thời gian nhất định.
Cuối cùng, bác sĩ hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc răng miệng như vệ sinh răng ra sao, chế độ ăn uống thế nào để bảo vệ sức khỏe răng miệng và duy trì kết quả niềng tốt nhất.
Chi phí niềng răng mắc cài kim loại
Hiện nay, giá niềng răng mắc cài kim loại dao động trong khoảng từ 35.000.000 đồng – 120.000.000 đồng/ca tuỳ theo loại mắc cài mà khách hàng lựa chọn. Mức chi phí này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: loại mắc cài, cơ sở nha khoa, bác sĩ thực hiện, hệ thống máy móc, tình trạng răng miệng,… Do đó, mức giá niềng răng có sự chênh lệch và cạnh tranh tại các nha khoa.
Có 3 phương pháp niềng răng mắc cài kim loại. Vậy mức giá của từng phương pháp có sự chênh lệch nhiều không?
- Đối với mắc cài kim loại thường, tùy vào từng mức độ răng sai khớp cắn, giá giao động từ 35.000.000 – 45.000.000 VNĐ.
- Về mắc cài kim loại tự buộc, giá sẽ nhỉnh hơn, giao động trong khoảng 40.000.000 – 50.000.000 VNĐ.
- Còn mắc cài kim loại mặt trong, giá sẽ cao hơn so với hai phương pháp còn lại, từ 100.000.000 – 120.000.000 VNĐ.
Mức giá trên được tổng hợp từ các cơ sở nha khoa uy tín trên thị trường. Do đó sẽ có sự chênh lệch và thay đổi dựa vào mỗi nha khoa và từng thời điểm cụ thể. Bạn có thể lựa chọn nha khoa uy tín để được tham khảo chính xác về mức giá niềng cho tình trạng răng miệng của mình.
Dưới đây là bảng giá niềng răng mắc cài kim loại tại Nha Khoa Shark, bạn có thể tham khảo:
Phương pháp niềng răng | Chi phí |
Niềng răng mắc cài kim loại loại thường (Mỹ) | 35.000.000 VNĐ/2 hàm |
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc (loại thường) | 40.000.000 VNĐ/2 hàm |
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc (Mỹ) | 45.000.000 VNĐ/2 hàm |
Mức giá trên được niêm yết trên website chính thức tại nha khoa. Đồng thời, nha khoa có chính sách trả góp với lãi suất hấp dẫn, giúp mọi khách hàng đều có thể thực hiện niềng răng để cải thiện nụ cười. Hơn nữa, vào những dịp lễ tết hoặc chương trình đặc biệt, Shark có nhiều mức giá ưu đãi dành cho khách hàng. Do đó, theo dõi fanpage và website để đi niềng răng đúng thời điểm, nhằm nhận được mức giá tốt nhất nhé.
Những lưu ý khi niềng răng mắc cài kim loại
Khi có nhu cầu chỉnh nha bằng mắc cài kim loại, để mang lại hiệu quả thẩm mỹ và chức năng ăn nhai, bạn cần lưu ý một số thông tin sau:
- Nếu bạn bị dị ứng với kim loại, nên trao đổi với bác sĩ để lựa chọn phương pháp chỉnh nha phù hợp như niềng răng sứ hoặc theo công nghệ invisalign.
- Thăm khám bác sĩ định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ để theo dõi tình trạng răng dịch chuyển và có phương án khắc phục phù hợp nếu có vấn đề.
- Đánh răng đúng cách từ 2 – 3 lần/1 ngày. Bởi vì khi đeo mắc cài, việc đánh răng không thể loại bỏ sạch mảng bám vi khuẩn trên răng, do đó, cần kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để hạn chế bệnh lý răng miệng xảy ra.
- Hạn chế ăn những món ăn cứng, dai trong lúc niềng vì có thể gây đau nhức răng.
- Khi thấy có dấu hiệu bị bung, rơi mắc cài thì cần tới nha khoa để bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, bạn cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện niềng răng. Bởi tại đây sẽ quy tụ những bác sĩ dày dặn kinh nghiệm cùng với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại. Điều này sẽ giúp mang lại hiệu quả niềng như khách hàng mong muốn.
Một số câu hỏi liên quan đến niềng răng mắc cài kim loại
Một số câu hỏi liên quan tới niềng răng bằng mắc cài kim loại thường gặp:
Niềng răng mắc cài kim loại có tốt không?
Có thể nói rằng, niềng răng bằng mắc cài kim loại là một phương pháp chỉnh nha tốt và nên thực hiện để chỉnh nha. Bởi vì phương pháp này mang lại hiệu quả cải thiện các khuyết điểm trên răng cao mà không gây xâm lấn tới cấu trúc răng bên trong. Ngoài ra, kết quả chỉnh nha có thể sử dụng được trọn đời.
Nên chọn mắc cài kim loại hay mắc cài sứ?
Về cơ bản, niềng răng mắc cài sứ hay mắc cài kim loại đều có hiệu quả như nhau. Điểm khác biệt duy nhất là về tính thẩm mỹ, tuy nhiên niềng răng mắc cài sứ lại có thời gian điều trị lâu hơn với phương pháp bằng kim loại.
Do đó, nếu bạn muốn đảm bảo tính thẩm mỹ thì nên lựa chọn niềng răng bằng mắc cài sứ. Còn nếu muốn rút ngắn thời gian thực hiện thì niềng răng bằng mắc cài kim loại là sự lựa chọn tối ưu.
Niềng răng mắc cài kim loại có đau không?
Thời gian đầu sau khi niềng răng, bạn sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu. Tuy nhiên, sau khi quen với hệ thống khí cụ trong khoang miệng thì cảm giác đau nhức sẽ giảm dần. Mức độ đau khi niềng răng cũng không quá đau, bạn vẫn có thể chịu đựng được nên không nên quá lo lắng.
Nha Khoa Shark – Địa chỉ niềng răng mắc cài kim loại uy tín
Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha tuy rất quen thuộc nhưng vẫn cần yêu cầu trình độ chuyên môn cao từ đội ngũ nha sĩ lành nghề và địa chỉ niềng răng uy tín thực hiện để có thể đạt được hiệu quả sau niềng răng tốt nhất. Trong đó, nha khoa Shark là địa chỉ được đông đảo các khách hàng tin tưởng.
- Cung cấp các dịch vụ nha khoa chuẩn quốc tế
Tại Nha khoa Shark, các khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ chăm sóc răng miệng tận tình và chu đáo chuẩn quốc tế. Chúng tôi luôn cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp bởi đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và tận tình.
- Đội ngũ nha sĩ chuyên môn cao
Góp phần tạo nên kết quả tốt đẹp cho quá trình niềng răng bằng mắc cài kim loại đó chính là bàn tay của các y bác sĩ có chuyên môn cao. Giàu kinh nghiệm và tận tâm, tỉ mỉ trong từng bước thực hiện là những giá trị hàng đầu trong quá trình làm nghề của các nha sĩ tại phòng khám Shark Dental.
- Thông tin minh bạch và rõ ràng
Mọi thông tin chi tiết về mức giá, quá trình thực hiện, phác đồ điều trị đều được chúng tôi công khai minh bạch và rõ ràng, cam kết không phát sinh thêm bất kỳ một khoản chi phí nào khác. Chỉ tiến hành quá trình điều trị khi có sự đồng ý của khách hàng. Ngoài ra, với chính sách bảo hành lâu dài, nha khoa Shark đã trở thành cơ sở chăm sóc răng miệng được nhiều người tin tưởng lựa chọn.
- Thiết bị y khoa tiên tiến, hiện đại
Luôn tiên phong đi đầu trong việc sử dụng những trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, nha khoa Shark luôn mong muốn đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất cũng như quá trình điều trị và kết quả hơn cả mong đợi. Dưới sự hỗ trợ của những trang thiết bị tiên tiến, khách hàng sẽ có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ mà chúng tôi đem lại.
Bài viết trên đây là những thông tin chi tiết về niềng răng mắc cài kim loại mà Nha Khoa Shark muốn chia sẻ tới các bạn độc giả. Hy vọng giúp bạn lựa chọn được phương pháp chỉnh nha phù hợp để cải thiện hàm răng, giúp nụ cười tự tin và thu hút hơn.
Bình luận bài viết