- Mặc định
- Lớn hơn
Đau răng, tê răng không chỉ gây cảm giác khó chịu, bức bối cho khách hàng mà còn gây ra hàng loạt hệ lụy, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng sau này. Để giúp bạn hiểu hơn về tình trạng này, bài viết sau Nha khoa Shark sẽ bật mí nguyên nhân và cách điều trị tình trạng đau nhức răng vào ban đêm hiệu quả.
Lý do nào gây đau nhức răng vào ban đêm?
Đau răng vào ban đêm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến nhiều người cảm thấy lo lắng và mong muốn tìm cách cải thiện. Dưới đây là các nguyên nhân gây đau răng điển hình mà bạn có thể tham khảo:
- Một số chấn thương hàm như sái quai hàm, lệch hàm,…. là nguyên nhân khiến bạn bị đau răng nhiều vào ban đêm. Tình trạng đau răng sẽ diễn biến ngày càng nặng nề, các cơn đau âm ỉ, đau tăng dần theo thời gian, khiến bạn khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
- Viêm xoang là nguyên nhân điển hình khiến bạn dễ đau răng vào ban đêm. Khi các mô mềm trong xoang bị viêm, sưng tấy, răng hàm trên gần vị trí xoang sẽ chịu ảnh hưởng và dẫn đến các cơn đau răng.
- Nếu bạn từng trám răng thẩm mỹ nhưng các miếng trám lại có xu hướng sứt mẻ, rơi ra ngoài thì bạn sẽ dễ gặp tình trạng đau răng nhức nhối vào ban đêm.
- Nhiều người đến giai đoạn mọc răng khôn cũng thường đau và tê buốt răng. Cảm giác đau thường trở nên nghiêm trọng, dữ dội vào ban đêm, ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ, đặc biệt là khi răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm dưới nướu.
- Nhiễm trùng răng cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng hình thành ổ mủ tại chân răng, gây đau nhức răng và hình thành ra các bệnh lý về răng miệng. Một số dấu hiệu cho thấy bạn nhiễm trùng như sưng nướu, sốt, chóng mặt. Lúc này, bạn cần sớm điều trị để vi khuẩn nhiễm trùng không lây lan rộng ra khắp khoang miệng.
- Tình trạng đau nhức răng vào ban đêm đôi khi cũng do bạn mắc phải các bệnh lý về răng miệng. Ví dụ như viêm nha chu, viêm nướu,… Những bệnh lý này khiến phần nướu tách ra khỏi răng. Lâu dần làm răng nhạy cảm và dễ khiến răng bị lung lay, rụng mất răng vĩnh viễn.
- Bệnh lý viêm tủy răng cũng là lý do gây đau nhức răng vào ban đêm. Trong tủy răng bao gồm rất nhiều dây thần kinh cảm giác, nên khi bị vi khuẩn ăn mòn quá lâu sẽ viêm nhiễm, đau nhức kéo dài. Không chỉ đau răng, bạn còn đau cả vùng thái dương và cổ.
- Tình trạng rối loạn chức năng khớp xương hàm cũng có thể khiến bạn đau nhức răng vào ban đêm. Vùng thái dương nằm ở vị trí giữa hộp sọ và xương hàm. Nên khi cơ thể hoạt động quá mức hoặc bị chấn thương xương hàm đều sẽ gây ra rối loạn khớp thái dương hàm. Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm và gây đau nhức răng vào ban đêm.
Ngoài các nguyên nhân trên thì đau răng có thể do thói quen nghiến răng thường xuyên, cắn móng tay hay rối loạn khớp thái dương hàm. Đau răng là vấn đề răng miệng bất thường phổ biến mà nhiều người gặp phải, tuy nhiên, bạn không nên chủ quan mà phải tìm ra nguyên nhân để khắc phục kịp thời.
Cách trị nhức răng ban đêm hiệu quả, an toàn
Đau răng vào ban đêm do nhiều nguyên nhân gây ra, việc xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp bạn tìm ra hướng điều trị hiệu quả, đảm bảo an toàn. Dưới đây là một số phương pháp cải thiện đau nhức răng mà bạn có thể tham khảo để áp dụng:
Sử dụng thuốc giảm đau đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ
Thông thường, khi khách hàng có dấu hiệu đau răng, tê buốt răng khó chịu do các bệnh lý nha khoa, bác sĩ sẽ cân nhắc và kê đơn thuốc giảm đau. Một số thuốc thông dụng thường được chỉ định là Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin,….
Các thuốc này có chứa thành phần hoạt chất giảm đau, giúp bạn dịu nhanh cơn đau răng khó chịu vào ban đêm. Tuy nhiên, bạn không nên tùy ý sử dụng mà phải tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ có chuyên môn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Kê gối cao hơn bình thường
Nếu như bạn thường xuyên khó ngủ bởi các cơn đau răng vào ban đêm thì hãy thử kê gối cao hơn bình thường. Việc gối đầu cao sẽ giúp giảm áp lực lên khu vực đầu mặt, ngăn ngừa quá trình lưu thông máu về khoang miệng, từ đó giúp giảm cảm giác đau nhức răng khá hiệu quả.
Chườm lạnh tại vị trí răng đau
Chườm lạnh là biện pháp giảm đau răng hiệu quả, được nhiều người áp dụng thành công. Chính vì vậy, nếu bạn đang lo lắng, khó chịu, bức bối bởi những cơn đau răng vào ban đêm thì hãy thử áp dụng biện pháp chườm lạnh.
Đầu tiên, bạn chuẩn bị một chiếc khăn mềm, thêm vài viên đá vào rồi cuộn tròn lại. Áp trực tiếp khăn lên vùng má đang bị đau nhức răng, bạn nên thư giãn khoảng 2 – 3 phút rồi lặp lại động tác này cho đến khi cảm thấy dễ chịu hơn.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Không phải vệ sinh răng miệng chỉ được thực hiện để ngăn ngừa đau răng, việc làm này nên được thực hiện trong mọi trường hợp để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn. Đồng thời, việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ cũng giúp hơi thở thơm mát hơn, từ đó bạn có thể tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
Bạn cần đánh răng đúng cách thường xuyên từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Sau mỗi bữa ăn, nên dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ sạch mảng bám còn dính lại ở kẽ răng. Thói quen này nên đường duy trì mỗi ngày để cải thiện sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa đau nhức răng xảy ra và khắc phục mùi khó chịu từ hơi thở.
Dùng nước muối súc miệng
Nước muối là một loại dung dịch nên được sử dụng để cải thiện tình trạng đau nhức răng. Nước muối có công dụng sát khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn trong khoang miệng phát triển, bảo vệ răng miệng khỏi các bệnh lý răng miệng.
Bạn có thể sử dụng dung dịch nước muối pha loãng tại nhà hoặc mua ở ngoài cửa hàng, hiệu thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Sử dụng nguyên liệu tự nhiên chữa đau răng
Đau răng là triệu chứng tương đối phổ biến, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của nhiều người. Ngoài các phương pháp giảm đau răng trên thì bạn có thể tham khảo sử dụng các nguyên liệu tự nhiên sau đây:
- Lá ổi: Lá ổi chứa thành phần hoạt chất giúp giảm đau, kháng viêm an toàn. Bạn nên xay nhuyễn lá ổi cùng với tỏi, thêm muối hạt vừa đủ rồi đắp trực tiếp lên vùng răng bị đau nhức.
- Tinh dầu tràm: Từ lâu, tinh dầu tràm đã được đánh giá cao nhờ thành phần kháng khuẩn, hỗ trợ giảm đau răng hiệu quả. Bạn chỉ cần pha vài giọt tinh dầu tràm vào nước ấm, khuấy đều rồi ngậm khoảng 5 – 10 phút rồi súc miệng lại với nước ấm cho thật sạch.
- Bạc bà: Lá bạc hà có chứa tinh dầu giúp kháng khuẩn, giảm viêm. Bạn nên chuẩn bị vài lá bạc hà, nấu cùng nước vừa đủ rồi ngậm nước này trước khi đi ngủ để giảm đau răng.
- Lá trầu không: Giã nhuyễn một nắm lá trầu không cùng muối hạt, lọc lấy nước, ngậm trong miệng khoảng 5 phút rồi nhổ ra ngoài. Chữa đau răng sâu bằng lá trầu không là mẹo dân gian giúp giảm đau răng an toàn, được nhiều người chia sẻ rộng rãi.
Có nhiều phương pháp giúp giảm đau răng vào ban đêm nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và lựa chọn được cách giảm đau răng hiệu quả nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia.
Đau răng ban đêm khi nào cần khám?
Đau nhức răng vào ban đêm là tình trạng phổ biến nhưng bạn tuyệt đối không thể chủ quan. Nếu bạn thuộc các trường hợp sau đây, bạn cần đi khám và báo ngay cho bác sĩ nha khoa để được xử lý kịp thời nhé!
- Bạn bị đau răng kéo dài trong nhiều ngày liên tục thì đây có thể là triệu chứng của một bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Việc đi khám sớm sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nghiêm trọng.
- Bạn bị đau răng liên tục vào ban đêm hoặc đau răng dữ dội mỗi khi ăn nhai thì hãy cẩn thận, bởi đây là biểu hiện của các như sâu răng, nhiễm trùng răng miệng, viêm nướu. Lúc này, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia nha khoa.
- Đau răng kèm theo hiện tượng răng lung lay, sưng tấy, chảy máu răng,…. là những triệu chứng khá nghiêm trọng. Bạn không nên tùy ý điều trị tại nhà mà cần phải điều trị ngay, nhằm phòng tránh các biến chứng răng miệng nguy hiểm.
Ngoài các trường hợp trên, đau răng kèm theo hôi miệng, chảy mủ cũng là tình trạng mà bạn không thể coi thường. Các chuyên gia khuyên bạn, nếu phát hiện thấy bất kỳ dấu hiệu răng miệng bất thường nào, bạn nên báo ngay cho bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Bài viết trên đã giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết, kỹ càng về nguyên nhân và cách điều trị tình trạng đau nhức răng vào ban đêm. Mong rằng, qua bài viết, bạn sẽ sớm tìm được phương pháp giảm đau răng phù hợp. Nếu triệu chứng đau răng không thuyên giảm, hãy nhanh chóng đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám, điều trị bạn nhé!
Bình luận bài viết