- Mặc định
- Lớn hơn
Có rất nhiều ghi nhận về các trường hợp ăn đồ ngọt bị buốt răng. Đây thực chất là biểu hiện của 1 số bệnh lý liên quan răng miệng.
Hãy cùng nha khoa Shark tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này ngay trong bài viết sau đây.
Nguyên nhân ăn đồ ngọt bị buốt răng
Ăn đồ ngọt bị buốt răng là tình trạng có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Điều này cho thấy răng của bạn rất dễ bị nhạy cảm trước những tác nhân từ bên ngoài.
Theo đó, bác sĩ khẳng định có 4 nguyên nhân chủ yếu có thể gây ra tình trạng này: Men răng yếu dễ bị mòn, răng bị tổn thương, sâu răng và các bệnh lý về nướu răng.
Men răng bị mòn
Men răng là lớp bao bọc bên ngoài thân răng, bản chất của men răng rất cứng nhưng có thể bị bào mòn trước các tác nhân gây hại từ bên ngoài.
Các nguyên nhân làm mòn men răng có thể kể đến là: Dùng lực mạnh để chải răng trong thời gian dài, ăn nhiều thức ăn có vị chua, có tật nghiến răng khi ngủ,…
Khi men răng bị bào mòn thì răng bị lộ ngà. Đây chính là nguyên nhân làm do răng dễ bị đau và ê buốt khi ăn đồ ngọt cũng như các loại thực phẩm khác.
Răng bị tổn thương
Các dạng tổn thương ở răng như: Răng gãy vỡ, răng sứt mẻ,… do tai nạn, chấn thương hoặc va đập cũng là 1 trong các nguyên nhân làm bạn bị ê buốt đau nhức răng khi ăn đồ ngọt. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, thân răng bị tổn thương có thể gãy vỡ nặng nề, gây đau dai dẳng hoặc thậm chí viêm tủy răng.
Tổn thương ở thân răng chính là tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, trú ngụ và tấn công làm ảnh hưởng sức khỏe răng và nướu.
Sâu răng
Sâu răng là 1 trong những bệnh lý răng miệng phổ biến nhất. Bệnh lý này gây ra triệu chứng bị đau nhức răng khi ăn đồ ngọt, và ngược lại, ăn quá nhiều đồ ngọt cũng chính là nguyên nhân gây sâu răng.
Không phát hiện và điều trị sâu răng đúng cách sẽ làm cho bệnh lý tiến triển nghiêm trọng hơn. Tình trạng ê buốt răng cũng vì vậy mà diễn ra dai dẳng hơn.
Bệnh lý về nướu răng
Một số bệnh lý liên quan đến nướu răng như: Viêm nướu, viêm nha chu, sưng nướu,… cũng có thể gây ra cảm giác ăn đồ ngọt bị buốt răng.
Các bệnh lý kể trên còn có thể kéo theo tình trạng tụt nướu và lộ ngà răng, làm cho răng nhạy cảm nhiều hơn.
Khi ăn các thức ăn ngọt, hoạt động của vi khuẩn sẽ mạnh mẽ hơn, chúng tấn công vào vùng nướu đang bị tổn thương và làm cho tình trạng ê buốt răng ngày càng nặng nề.
Cách khắc phục khi bị ê buốt răng khi ăn đồ ngọt
Để có thể khắc phục cảm giác bị ê buốt răng khi ăn thức ăn ngọt, bạn cần tập trung vào cách chăm sóc răng miệng hợp khoa học.
Ngoài ra, ăn uống đúng cách, hạn chế tẩy trắng răng tại nhà, khám răng đúng định kỳ,… cũng sẽ giúp cải thiện sức khỏe răng miệng của bạn ngày càng tốt hơn.
Cẩn thận khi chọn thức ăn
Đối với răng có đặc điểm nhạy cảm, bạn cần phải cân nhắc lựa chọn thực phẩm thích hợp khi ăn uống. Đặc biệt lưu ý: Không nên chọn thức ăn quá chua hoặc quá ngọt cho thực đơn mỗi ngày.
Răng nhạy cảm khi phải tiếp xúc thường xuyên với thức ăn có hàm lượng đường và Axit cao sẽ làm tăng nguy cơ làm mòn men răng.
Các nhà nghiên cứu còn khẳng định rằng, cơ thể bị thiếu các Vitamin cần thiết cũng là nguyên nhân làm cho sức khỏe răng miệng bị suy yếu.
Vì vậy, để tránh bị ê buốt răng khi ăn đồ ngọt, bạn cần cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của mình thật hợp lý.
Các thức ăn lành mạnh rất được khuyến khích là: Rau củ quả các loại, sữa, trái cây, phô mai,…
Thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng khoa học
Để giảm cảm giác ê buốt răng khi ăn thức ăn ngọt hoặc chua, bạn còn cần lưu ý vệ sinh răng miệng đúng cách, hợp khoa học.
Trước tiên, bạn không nên dùng lực chải răng quá mạnh để tránh làm ảnh hưởng nướu răng, thay vào đó hãy dùng lực nhẹ nhàng, vừa đủ để làm sạch răng, loại bỏ mảng bám trong khoang miệng.
Nếu xác định răng của mình thuộc dạng nhạy cảm, bạn hãy sử dụng kem đánh răng chuyên dụng cho răng nhạy cảm.
Theo lời khuyên của bác sĩ, bạn nên dùng bàn chải có lông chải mềm, vì bàn chải có lông cứng sẽ làm cho bề mặt răng bị mòn nhanh chóng hơn.
Chỉ đánh răng là chưa đủ để làm sạch khoang miệng, bạn nên dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng.
Cụ thể, chỉ nha khoa sẽ giúp bạn làm sạch thức ăn dư thừa bị giắt lại ở kẽ răng, và nước súc miệng giúp bảo vệ răng, nướu tốt hơn trước sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.
Hạn chế tẩy trắng răng tại nhà
Tẩy trắng răng là thủ thuật nha khoa phổ biến giúp cải thiện màu răng ố vàng, bạn có thể sử dụng dịch vụ này tại nha khoa hoặc tự tẩy trắng răng tại nhà. Tuy nhiên, phương pháp này có thể làm cho răng bị ê buốt tạm thời.
Vì vậy, để tránh tình trạng ăn đồ ngọt bị buốt răng, bạn cần hạn chế sử dụng phương pháp tẩy trắng răng, đặc biệt là tự tẩy trắng răng tại nhà.
Khám răng đúng định kỳ
Tuân thủ lịch khám răng định kỳ 3-6 tháng/lần giúp bạn theo dõi sức khỏe răng miệng sát sao hơn.
Nếu có bất kỳ vấn đề phát sinh nào về sức khỏe răng miệng, bác sĩ sẽ phát hiện kịp thời và chỉ định điều trị bằng phương pháp thích hợp. Nếu bạn bị đau nhức, ê buốt răng kéo dài, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau để giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Đeo máng chống nghiến răng
Thói quen nghiến răng khi ngủ là 1 trong các nguyên nhân phổ biến làm cho bạn bị ê buốt răng khi ăn đồ ngọt.
Vì nghiến răng thường xuyên làm cho men răng nhanh chóng bị bào mòn. Để hạn chế nghiến răng, bạn có thể đeo máng chống nghiến răng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bổ sung Florua
Florua là hoạt chất giúp tăng cường sức khỏe men răng, nâng cao khả năng chống chọi của răng trước tác động của các thức ăn quá ngọt hoặc quá chua.
Bạn có thể bổ sung Florua cho răng dưới nhiều hình thức khác nhau: Dùng kem đánh răng hoặc nước súc miệng có chứa hàm lượng Florua thích hợp.
Tình trạng ăn đồ ngọt bị buốt răng và các thông tin tổng quan liên quan đã được nha khoa Shark chia sẻ sơ lược thông qua bài viết vừa rồi. Hy vọng bài viết đã có thể giúp bạn trang bị thêm các kiến thức nha khoa hữu ích. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ với nha khoa Shark ngay hôm nay để trao đổi cùng các bác sĩ. Nha khoa Shark luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn với sứ mệnh “Hơn cả nụ cười”.
Bình luận bài viết