Răng bị trong suốt là bị gì? Cách điều trị và phòng tránh hiệu quả

Răng bị trong suốt là bị gì? Cách điều trị và phòng tránh hiệu quả

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Răng bị trong suốt là 1 dạng tổn thương ở men răng. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân làm cho men răng trong suốt là gì? Làm thế nào để điều trị nhanh chóng và hiệu quả?

Mời bạn cùng Nha khoa Shark theo dõi bài viết sau đây để biết thêm thông tin chi tiết.

răng bị trong suốt

Răng bị trong suốt là gì?

Răng bị trong suốt là tình trạng răng có màu trong suốt, khác với màu trắng đục của răng bình thường. Đây là một trường hợp điển hình của việc bị mất men răng. Màu sắc răng sẽ khác nhau tùy thuộc vào việc men tăng bị mất đi nhiều hay ít.

Dấu hiệu nhận biết răng bị trong suốt

Để nhận biết tình trạng răng trong suốt ở bản thân hay ở người khác, bạn cần dựa vào 2 dấu hiệu cơ bản: Màu sắc men răng và mức độ trơn nhẵn của men răng. 

Men răng bị mờ

Mảng bám tích tụ trên men răng, ăn mòn men răng theo thời gian được giới chuyên môn gọi là khử khoáng. Bạn có thể nhận biết lớp này thông qua màu sắc. Trong trường hợp này, răng có màu trắng hơn bình thường hoặc mờ hơn so với các chiếc răng khỏe mạnh khác.

Dấu hiệu nhận biết răng bị trong suốt
Dấu hiệu nhận biết răng bị trong suốt

Bề mặt răng nhẵn bóng

Răng bị trong suốt, men răng bị mài mòn thường xảy ra ở những người có thói quen ăn nhiều đồ chua, có chứa lượng Axit cao. Trong trường hợp này, men răng sẽ trở nên mịn và nhẵn bóng bất thường.  Bạn rất dễ phân biệt khi so sánh chiếc răng này với những chiếc răng khác. 

Khi răng trong suốt, bạn sẽ nhận thấy men răng bị mờ và bề mặt răng nhẵn bóng
Khi răng trong suốt, bạn sẽ nhận thấy men răng bị mờ và bề mặt răng nhẵn bóng

Nguyên nhân làm cho răng bị trong suốt

Răng trong suốt thực chất là 1 dạng mòn men răng. Men răng bị mòn không còn khả năng bảo vệ răng trước những tác động gây hại. Vì vậy, răng sẽ nhanh chóng suy yếu và gãy rụng.

Sau đây là 1 số nguyên nhân làm cho men răng trong suốt.

Lượng Axit trong miệng tăng

Nguyên nhân ban đầu làm cho răng bị trong suốt là do trong khoang miệng chứa hàm lượng Axit vượt mức cho phép. Lượng Axit trong khoang miệng tăng đồng nghĩa với việc độ pH giảm, làm cho môi trường khoang miệng bị mất cân bằng.

Theo thời gian, hàm lượng Axit dư thừa sẽ tấn công và bào mòn lớp men răng bên ngoài răng.

Lượng Axit trong miệng tăng sẽ làm cho men răng chuyển sang trong suốt
Lượng Axit trong miệng tăng sẽ làm cho men răng chuyển sang trong suốt

Bệnh lý đường tiêu hóa

Một nguyên nhân khác cũng có thể làm cho răng trở nên trong suốt là do ợ nóng, trào ngược dạ dày,… Đây là các bệnh lý liên quan hệ tiêu hóa, làm cho Axit có trong dạ dày trào ngược lên.

Thời gian càng kéo dài, lượng Axit tích tụ càng nhiều và làm cho men răng bị mòn dần.

Mảng bám

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, mảng bám cũng là nguyên nhân phổ biến làm cho răng bị trong suốt. Mảng bám tích tụ trong khoang miệng lâu ngày là nơi ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn, chúng sản sinh ra rất nhiều Axit làm cho men răng bị phá hủy từng ngày.

Thực tế, có rất ít người quan tâm đến việc kiểm tra mảng bám trong khoang miệng. Điều này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, mảng bám càng tích tụ nhiều hơn, men răng bị ăn mòn nhanh hơn. 

Mảng bám tích tụ lâu ngày trên thân răng sẽ làm cho men răng bị trong suốt
Mảng bám tích tụ lâu ngày trên thân răng sẽ làm cho men răng bị trong suốt

Răng bị trong suốt thì nên làm gì?

Men răng là thành phần quan trọng trong cấu tạo của răng, nhiệm vụ chính là bảo vệ răng trước sự tấn công của các tác nhân gây hại. Khi men răng bị mòn và chuyển dần sang trong suốt, bạn cần khẩn trương điều trị để có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng ở mức tốt nhất.

Có 3 việc làm cần thiết trong thời gian điều trị răng bị trong suốt là: Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, vệ sinh răng miệng đúng cách và sử dụng máy tăm nước.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Xây dựng 1 chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ giúp cho bạn có sức khỏe tốt, không chỉ sức khỏe răng miệng mà còn là sức khỏe toàn thân. Trong thời gian chữa răng trong suốt, bạn nên lưu ý hạn chế các thức ăn có chứa quá nhiều Axit.

Ngoài ra, các nhóm thực phẩm như: Bánh kẹo, nước ngọt, rượu bia, cà phê,… bạn cũng không nên sử dụng thường xuyên.

Trong thời gian chữa răng trong suốt, bạn hãy ăn uống theo chế độ hợp khoa học và thường xuyên
Trong thời gian chữa răng trong suốt, bạn hãy ăn uống theo chế độ hợp khoa học và thường xuyên

Vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên

Bạn cần duy trì thói quen đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần để làm sạch hoàn toàn mảng bám tồn đọng trong khoang miệng. Đặc biệt, hãy lưu ý làm sạch tất cả thức ăn thừa còn giắt lại ở kẽ răng hoặc chân răng.

Thời gian vệ sinh răng lý tưởng nhất là sau khi ăn, sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Việc làm này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo vệ sức khỏe của bạn.

Dùng máy tăm nước để vệ sinh răng miệng

Thay vì dùng tăm xỉa răng, bạn hãy sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch kẽ răng. Đây là các dụng cụ nha khoa chuyên dụng, có hiệu quả làm sạch răng tốt nhưng không làm tổn hại men răng.

Ngoài ra, bạn hãy đến nha khoa uy tín để thăm khám định kỳ 3-6 tháng 1 lần. Nếu bác sĩ phát hiện bất kỳ vấn đề phát sinh nào sẽ có thể nhanh chóng xử lý.

Thông qua bài viết vừa rồi, Nha khoa Shark đã cùng bạn tìm hiểu về tình trạng răng bị trong suốt. Hy vọng với những thông tin này, chúng tôi đã có thể giúp bạn trang bị thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình.

Nếu bạn vẫn còn có các câu hỏi khác cần được giải đáp, hãy liên hệ với nha khoa Shark ngay hôm nay để được hỗ trợ tận tình.

Liên hệ đặt lịch hẹn!

Artboard 8

 

5/5 - (1 bỏ phiếu)

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Video liên quan

background-video icon--play

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1 mb
Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X