Những cách nhổ răng không đau cho bé tại nhà

Những cách nhổ răng không đau cho bé tại nhà

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Trong quá trình bé phát triển răng, các bậc phụ huynh thường tìm hiểu và quan tâm về cách nhổ răng không đau cho bé. Có những trường hợp bố mẹ có thể tự nhổ nhưng có trường hợp cần sự can thiệp của bác sĩ nha khoa. Vậy khi nào có thể nhổ tại nhà và cách nhổ như thế nào, cùng nha khoa Shark tìm hiểu thông tin này trong bài viết dưới đây!

Những cách nhổ răng không đau cho bé tại nhà

Khi nào nên nhổ răng cho bé

Ở giai đoạn mọc răng và thay răng ở trẻ thường khiến các bậc phụ huynh quan tâm rất nhiều. Không biết khi nào bé thay răng? Khi nào cần nhổ răng cho bé?

Thông thường, khi răng sữa lung lay thì các bậc phụ huynh có thể nhổ răng cho bé. Bên cạnh đó, một số trường hợp sau đây cần nhổ gấp răng cho bé:

  • Răng sữa chưa rụng nhưng răng vĩnh viễn đã có dấu hiệu mọc lên.
  • Bé bị đau ở vị trí răng sữa. Cơn đau kéo dài và làm ảnh hưởng tới những chiếc răng kế bên.
  • Răng sữa bị sâu, viêm nhiễm tủy và hư tổn nặng thì cần phải nhổ bỏ sớm để hạn chế ảnh hưởng sang những răng xung quanh.
  • Sâu răng lan xuống nướu.

Khi gặp những trường hợp này, các bậc phụ huynh cần đưa bé tới bác sĩ nha khoa để được kiểm tra và xử lý kịp thời. Tuyệt đối không được tự xử lý ở nhà vì có thể ảnh hưởng tới quá trình răng vĩnh viễn phát triển của bé.

Khi răng sữa bị lung lay nhiều thì các mẹ nên nhổ răng cho bé
Khi răng sữa bị lung lay nhiều thì các mẹ nên nhổ răng cho bé

Cách nhổ răng không đau cho bé

Cách nhổ răng không đau cho bé tại nhà chỉ nên thực hiện khi răng bị lung lay nhiều và có thể dễ dàng rơi ra nhờ tác động nhỏ. Trong trường hợp này, bố mẹ có thể áp dụng theo những cách sau:

Hướng dẫn bé dùng lưỡi để đẩy răng lung lay

Khi răng của bé lung lay nhiều, bố mẹ hướng dẫn bé lấy lưỡi đẩy vào vị trí răng rung. Nếu răng chưa lung lay nhiều thì không nên đẩy quá mạnh vì có thể làm bé đau. 

Bố mẹ cần lưu ý nhắc con chỉ nên dùng lưỡi để đẩy răng chứ không nên dùng tay để làm gãy răng. Bởi vì ở độ tuổi đó, tay không được vệ sinh thường xuyên nên có thể đưa bụi bẩn vào miệng, khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Từ đó làm sức khỏe răng miệng của bé bị ảnh hưởng.

Dùng lưỡi để đẩy giúp răng lung lay và rụng nhanh chóng
Dùng lưỡi để đẩy giúp răng lung lay và rụng nhanh chóng

Cho bé ăn những thức ăn giòn

Những loại trái cây như hồng giòn, táo, rau củ,… khi ăn sẽ làm răng của bé lung lay dễ hơn. Bởi vì, khi bé cắn những thực phẩm này sẽ khiến răng bị tác động một lực mạnh và dễ rụng hơn.

Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần lựa chọn cho bé những đồ ăn giòn giòn chứ không phải quá cứng. Trong quá trình ăn nên cẩn thận, không làm ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn.

Cách nhổ răng không đau cho bé bằng bông gạc

Đối với cách này, bạn cần vệ sinh tay sạch sẽ. Sau đó dùng một miếng băng gạt lớn quấn quanh đầu ngón tay và tác động nhẹ nhàng lên vị trí răng bị lung lay. Cách làm này chỉ nên thực hiện khi răng của bé đã lung lay nhiều.

Cách nhổ răng không đau cho bé bằng chỉ nha khoa

Kết hợp với việc dùng lưỡi đẩy răng, bố mẹ có thể dùng chỉ nha khoa để làm rụng răng. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần buộc một sợi chỉ nha khoa vào thân chiếc răng đang rung, sau đó giật ngược về phía bên ngoài. Lúc này, răng sẽ rụng mà không gây cảm giác đau nhức.

Chỉ nên dùng chỉ nha khoa khi răng đã lung lay nhiều. Trong quá trình thực hiện, dùng lực vừa phải và giật dứt khoát 1 lần, nếu giật nhiều lần sẽ làm con bị đau và gây tổn thương nướu. 

Sau khi răng rụng thành công, cho bé súc miệng bằng nước ấm và lấy một miếng bông gòn đặt vào vị trí đó khoảng 10 – 15 phút để máu không chảy.

Dùng chỉ nha khoa buộc vào thân răng để nhổ răng cho bé
Dùng chỉ nha khoa buộc vào thân răng để nhổ răng cho bé

Cách nhổ răng không đau cho bé tại chỉ nên thực hiện khi bố mẹ không có thời gian đưa con đến bác sĩ. Không nên áp dụng quá nhiều lần bởi vì có thể ảnh hưởng tới khả năng phát triển của răng vĩnh viễn.

Những lưu ý sau khi nhổ răng cho bé tại nhà

Sau khi bé nhổ răng, bố mẹ cần có kế hoạch chăm sóc sức khỏe răng miệng để tránh tình trạng răng, nướu bị nhiễm trùng hoặc xảy ra những biến chứng khác. Bạn cần đảm bảo cả phần thân răng và chân răng đều được loại bỏ và không gây bất kỳ tổn thương nào cho nướu. 

Trong trường hợp nhận thấy phần chân răng vẫn còn chảy máu thì cần đưa bé tới nha khoa để bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời. Còn nếu thuận lợi, không gặp bất kỳ sai sót nào thì trong quá trình chăm sóc con cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nhắc bé không được dùng lưỡi hoặc tay chạm vào vị trí răng sữa vừa nhổ để tránh vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh lý về răng miệng.
  • Cho bé ăn thức ăn mềm và lỏng trong vòng 3 ngày đầu sau khi nhổ răng. Bên cạnh đó, tăng cường cho bé uống nước mỗi ngày.
  • Khi đánh răng, dùng bàn chải lông mềm, đầu nhỏ và tránh tiếp xúc với vị trí vừa nhổ răng.

Ngoài ra, đừng quên đưa bé đi thăm khám bác sĩ định kỳ 3 – 6 tháng/1 lần. Các bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng răng miệng của bé và giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng của bé tốt nhất.

Bài viết trên đây đã tổng hợp về những cách nhổ răng không đau cho bé tại nhà, hy vọng giúp các bậc phụ huynh có những thông tin bổ ích nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc, liên hệ với Nha Khoa Shark qua hotline 1800 2069 hoặc 0941 623 322 để được hỗ trợ và giải đáp sớm nhất.

5/5 - (1 vote)

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X