- Mặc định
- Lớn hơn
Cao răng là 1 dạng bệnh lý răng miệng phổ biến xuất hiện ở nhiều người. Trong đó có cao răng huyết thanh nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Loại cao răng này không thể làm sạch bằng thao tác đánh răng thông thường. Trong bài viết sau đây, Nha khoa Shark sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị và phòng ngừa tình trạng này.
Cao răng huyết thanh là gì?
Cao răng huyết thanh còn được gọi là cao răng huyết tương hoặc cao răng đỏ, cao răng dưới nướu. Đây là 1 loại mảng bám trên răng, thường hình thành ở phía dưới nướu và bị máu thấm vào nên có màu đỏ thẫm, 1 số khác có màu nâu hoặc đen.
Vì có màu sắc sẫm hơn so với màu răng cùng bề mặt xù xì, có nhiều lỗ li ti, nên cao răng huyết tương làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ nụ cười. Đây là mức độ cao răng nghiêm trọng nhất, nếu không nhanh chóng điều trị sẽ kéo theo nhiều vấn đề phát sinh.
So sánh cao răng huyết thanh và cao răng nước bọt
Trong nha khoa, cao răng được chia thành 2 loại chủ yếu, bao gồm: Cao răng huyết thanh và cao răng nước bọt. 2 loại cao răng này có sự khác biệt nhất định về nguyên nhân hình thành, vị trí, màu sắc và mức độ đe dọa đến sức khỏe răng miệng.
Để giúp bạn dễ dàng so sánh giữa cao răng huyết tương và cao răng nước bọt, mời bạn theo dõi bảng thông tin sau đây.
Đặc điểm | Cao răng huyết thanh | Cao răng nước bọt |
Nguyên nhân hình thành | Là cao răng hình thành lâu ngày bị thấm máu cùng với dịch tiết do nướu bị viêm nhiễm. | Chủ yếu hình thành từ mảng bám thức ăn tích tụ do không được làm sạch và nước bọt. |
Vị trí xuất hiện | Chủ yếu xuất hiện ở thân răng và sâu dưới nướu. Phần cao răng dưới nướu rất khó nhận thấy bằng mắt thường mà cần được thăm khám tại nha khoa. | Chủ yếu xuất hiện trên bề mặt thân răng, nhiều nhất ở mặt trong của răng cửa hàm dưới. |
Màu sắc | Có màu đỏ sẫm là chủ yếu, 1 số trường hợp có màu nâu hoặc đen. Màu càng đậm thì mức độ cao răng càng nghiêm trọng. | Chủ yếu có màu vàng nhạt. Nếu bạn có thói quen uống trà phê hoặc trà, thì cao răng có thể có màu sẫm hơn. |
Mức độ nguy hiểm | Rất nguy hiểm vì tích tụ rất nhiều vi khuẩn, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. | Mức độ nguy hiểm thấp hơn so với cao răng huyết thanh. |
Thông qua bảng so sánh vừa rồi, bạn đã có được các thông tin cơ bản nhất để phân biệt cao răng huyết tương và cao răng nước bọt. Nhìn chung, cả 2 loại cao răng này đều có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe răng miệng, cần phải loại bỏ càng sớm càng tốt.
Cao răng huyết thanh có nguy hiểm không?
So với các loại cao răng thông thường thì cao răng huyết tương có tính chất nguy hiểm hơn, vì trong loại cao răng này tích tụ rất nhiều vi khuẩn gây hại. Nếu không phát hiện và điều trị cao răng đỏ kịp thời, bạn có thể phải đối mặt với 1 số vấn đề sau đây.
Gây tụt nướu, viêm nướu, viêm nha chu
Sự xuất hiện của cao răng huyết tương chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tích tụ và sinh sôi. Theo thời gian, vi khuẩn sẽ tấn công vào nướu răng, gây ra tình trạng tụt nướu, viêm nướu hoặc viêm nha chu.
Trong 1 số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, các mô liên kết trong nướu có thể bị đứt gãy làm lộ thân răng. Từ đó làm tăng nguy cơ răng suy yếu và trở nên nhạy cảm hơn. Trong trường hợp này, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy bị đau nhức và ê buốt răng, nhất là khi ăn thức ăn nóng hoặc lạnh.
Gây tiêu xương hàm
Khi cao răng huyết thanh không được xử lý kịp thời, xương hàm của bạn sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng. Vì vùng nướu có cao răng sẽ bị viêm nhiễm, sưng đỏ và đau nhức liên tục, bị co rút xuống dưới chân răng. Đây chính là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào xương ổ răng, làm chất lượng xương hàm bị suy giảm gây tiêu xương hàm, chân răng lung lay, thậm chí là mất răng vĩnh viễn.
Gây hôi miệng
Cao răng huyết tương cũng là 1 trong những nguyên nhân làm cho hơi thở có mùi hôi. Vì trong loại cao răng này cũng có sự tích tụ của vi khuẩn kỵ khí, đây là loại khuẩn tạo ra Methyl Mercaptan – nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng hôi miệng. Khi bị cao răng đỏ, bạn sẽ luôn cảm thấy hơi thở có mùi hôi khó chịu, ngay cả khi đã đánh răng kỹ lưỡng.
Cách điều trị cao răng huyết thanh
Cao răng huyết tương thường xuất hiện ở sâu dưới nướu răng nên rất khó phát hiện. Ngoài ra, cao răng không thể được làm sạch bằng thao tác vệ sinh răng miệng thông thường. Do đó, để loại bỏ cao răng đỏ nhanh chóng và hiệu quả, bạn cần nhờ đến sự hỗ trợ của các địa chỉ nha khoa cạo vôi răng uy tín.
Tại nha khoa, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ và công nghệ chuyên dụng để làm sạch cao răng huyết tương. Vật dụng được dùng thường có phần đầu nhỏ và mũi nhọn. Do cao răng nằm sát bên dưới nướu, nên bạn sẽ cảm thấy hơi ê đau trong quy trình lấy cao răng.
Đi cùng với sự phát triển của thời đại, công nghệ nha khoa cũng có bước tiến vượt bậc. Trong đó, phải kể đến sự ra đời của công nghệ lấy cao răng bằng sóng siêu âm. Đây là giải đáp được các chuyên gia nha khoa đánh giá cao và áp dụng trong quy trình dịch vụ. Lấy cao răng huyết thanh bằng sóng siêu âm rất hiệu quả và an toàn, công nghệ này có khả năng làm cho cao răng tự tách ra khỏi nướu mà không cần sử dụng dụng cụ cạo. Vì vậy, lấy cao răng bằng công nghệ hiện đại sẽ không làm cho men răng của bạn bị ảnh hưởng.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng và độ dày của cao răng, bác sĩ sẽ điều chỉnh tần số sóng siêu âm thích hợp. Nếu cao răng đỏ làm cho bạn bị viêm nhiễm và chảy máu, thì bạn chỉ cần súc miệng bằng nước lạnh, máu sẽ ngừng chảy trong thời gian ngắn sau đó.
Cách phòng ngừa cao răng huyết thanh
Cao răng huyết tương rất dễ xuất hiện ở những người không chăm sóc răng miệng thường xuyên và cẩn thận. Để có thể ngăn ngừa loại cao răng này, bạn cần lưu ý 1 số vấn đề sau đây:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Hãy đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để làm sạch mảng bám tồn đọng trong khoang miệng. Nên dùng loại bàn chải có lông chải mềm, mỗi lần đánh răng nên duy trì trong khoảng 3-5 phút.
- Sử dụng kem đánh răng có hàm lượng Fluor thích hợp: Fluor là hoạt chất giúp tăng cường sự cứng chắc và khỏe mạnh của nướu và răng, nên bạn cần dùng kem đánh răng có chứa hàm lượng Fluor thích hợp để tăng cường sức khỏe răng miệng, mang lại hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa cao răng huyết thanh.
- Kết hợp sử dụng các sản phẩm làm sạch răng miệng khác: Bác sĩ khuyến nghị nên dùng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước, nước súc miệng,… để làm sạch răng miệng tốt hơn.
- Hạn chế hút thuốc lá: Hút thuốc lá thường xuyên chính là nguyên nhân phổ biến làm hình thành cao răng huyết thanh. Để ngăn chặn sự hình thành của cao răng cũng như tránh làm cao răng dày hơn, bạn nên hạn chế hút thuốc lá.
- Hạn chế dùng thực phẩm chứa nhiều đường công nghiệp: Đường có trong thức ăn bị giắt lại kẽ răng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và hình thành cao răng huyết tương. Do đó, để phòng tránh tình trạng này, bạn cần hạn chế dùng các thức ăn có chứa nhiều đường, chẳng hạn như: Kẹo, bánh, Socola,…
- Thăm khám nha khoa đúng định kỳ: Cách thức ngăn ngừa cao răng hiệu quả nhất chính là thăm khám nha khoa đúng định kỳ 3-6 tháng/lần. Bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm soát sức khỏe răng miệng bằng cách lấy cao răng thường xuyên.
Bài viết vừa rồi đã tổng hợp tất cả các thông tin cơ bản nhất về cao răng huyết thanh, giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân hình thành, mức độ nguy hiểm, cách điều trị và phòng ngừa tình trạng này. Hy vọng rằng nha khoa Shark đã có thể cung cấp đến bạn các kiến thức nha khoa thú vị và hữu ích.
Bình luận bài viết